Xu hướng ưu tiên sự tiện lợi trong mua sắm của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2030 (Trang 132 - 134)

Có sáu yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu về sự tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. Đó là: q trình đơ thị hố, quy mơ hộ gia đình thu hẹp, giao thơng đơ thị đơng đúc, chuyển dịch vai trò của nữ giới trong xã hội, nhu cầu của mỗi thế hệ khác nhau, và sự ảnh hưởng của công nghệ. Sự tiện lợi không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn thức ăn nhanh, những sản phẩm dễ sử dụng mà còn tiện lợi trong cả q trình mua hàng, thanh tốn và vận chuyển đến nơi theo yêu cầu.

6 Sáu yếu tố thúc đẩy nhu cầu của sự tiện lợi, truy cập ngày 31/8/2020 từ website https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/report/2018/infographic-the-quest-for-convenience/.

Xu hướng mua sắm trực tiếp

Ngày nay, người tiêu dùng tương tác với các công cụ, ứng dụng internet ngày càng nhiều nên họ cung cấp ngày càng nhiều thông tin và dữ liệu cá nhân. Từ những dữ liệu này, doanh nghiệp bán lẻ có thể phân tích chính xác hơn về hành vi tiêu dùng dự đoán nhu cầu của họ. Sự cá nhân hoá các trải nghiệm mua sắm lên ngôi dẫn tới doanh nghiệp bán lẻ không thể áp dụng cùng một phương pháp truyền thông tới tất cả khách hàng của mình.

Mua sắm trực tiếp, đặc biệt là mua sắm trực tuyến đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi những lợi ích của phương thức mua sắm này và những khuyến mại siêu hấp dẫn mà các doanh nghiệp bán lẻ đưa ra hiện nay. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, là trung tâm văn hoá- kinh tế - giáo dục của cả nước, người tiêu dùng có thu nhập trung bình và trình độ ln cao hơn so với cả nước. Đây là những tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho chấp nhận và phát triển của marketing trực tiếp trên thị trường bán lẻ hướng tới người tiêu dùng. Trong thời gian tới, với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và nhịp sống ngày càng bận rộn, người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục lựa chọn phương thức mua hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp bán lẻ.

Đơn vị: %

13 Biểu đồ 5.1. Dự định mua hàng trực tiếp trong thời gian tới của người tiêu

dùng Hà Nội

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)

Trong những phương tiện trực tiếp mà các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội sử dụng để tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng, mạng xã hội là phương tiện mà đa số người tiêu dùng sẽ lựa chọn trong thời gian tới. 87,1% người

0 20 40 60 80 100

Gửi thư Gọi điện thoại

trực tiếp Gửi thư điện tử Trao đổi trên website Mạng xã hội của doanh nghiệp Không đồng ý Phân vân Đồng ý

tiêu dùng được hỏi chắc chắn sẽ mua hàng qua mạng xã hội trong thời gian tới. Gọi điện thoại và trao đổi trên website cũng là những phương tiện được nhiều người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội lựa chọn mua hàng trong thời gian tới.

5.1.2. Xu hướng phát triển marketing trực tiếp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030 đến năm 2030

Big Data (Dữ liệu lớn)

Big Data tuy rất phức tạp nhưng chứa đựng rất nhiều thông tin quý giá đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp bán lẻ. Những dữ liệu khổng lồ được các doanh nghiệp bán lẻ thu thập được, lưu trữ khi người tiêu dùng có những tương tác với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ nghiên cứu được sở thích, thói quen, hành vi của người tiêu dùng. Những gợi ý được đưa ra dựa trên sự hiểu biết về khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng có được thiện cảm của họ, bán được nhiều hàng hơn, nhanh chóng có được lợi nhuận. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, với đặc trưng dân số trẻ và trình độ cao, mỗi ngày người dân đều cho ra số lượng dữ liệu lớn và đa dạng thông qua việc sử dụng internet thường xuyên. Do vậy, đây sẽ là triển vọng lớn để các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố khai thác hiệu quả trong việc ứng dụng marketing trực tiếp thời gian tới.

Marketing trực tiếp đa phương tiện

Những phương tiện truyền tải thơng điệp có thể tương đối giống nhau, nhưng sẽ đem lại những công cụ khác nhau tùy thuộc vào cách thức sử dụng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2030 (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)