- Kết chuyển lỗ của hoạt động sân xuất kinh doanh và hoạt động khác.
4.4.2. Phương pháp ghi kép
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị phát sinh các nghiệp vụ kinh tế khác nhau. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn phản ánh một nội dung kịnh tế nhất định và liên quan ít nhất đến hai
đối tượng kế tốn có liên quan. Mỗi một đối tượng kế tốn sẽ có một tài khoản kế tốn mở ra theo dõi, ghi chép và phản ánh. Do đó, để phản ánh
mối quan hệ khách quan giữa các đổi tượng kế tốn khi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh thì mỗi nghiệp vụ kinh tế cần được ghi vào ít Phất hai tài
khoản kế tốn, nói cách khác đó chính là thực hiện ghi kép trên tài khoản kế toán.
Ghi kép trên tài khoản kế toán là phương thức phản ánh các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khọảạ kế tọán có liên quan theo
đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán.
Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi
Có để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán.
Định khoản kế toán tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Phân tích nội dung nghiệp vụ kinh tế xác định đối tượng kế
toán chịu ảnh hưởng, từ đó xác định tài khoản kế tốn cần sử dụng.
Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đến các đối tượng kế toán và căn cứ vào kết cấu chung của tài
khoản kế toán để xác định tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.
Vỉ dụ 4.1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 70.000.000
đồng.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến 2 đối tượng kế toán là tiền mặt trong quỹ và tiền gửi ngân hàng. Cả 2 đối tượng này đều là tài
sản do đó tài khoản phản ánh chúng sẽ là tài khoản tài sản.
Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt làm cho tiền mặt
trong quỹ tăng lên mà theo kết cấu của tài khoản tài sản sổ phát sinh tăng
sẽ được ghi ở bên Nợ. Đồng thời làm cho tiền gửi ở ngân hàng giảm đi
mà theo kết cấu tài khoản tài sản sổ phát sinh giảm sẽ được phản ánh ở bên Có.
Theo phân tích ưên ví dụ 4.1 được ghi:
Nợ tài khoản “Tiền mặt”: 70.000.000
Có tài khoản “Tiền gửi ngân hàng”: 70.000.000
Vỉ dụ 4.2: Vay ngắn hạn nhập quỹ tiền mặt 300.000.000 đồng;
chuyển vào tài khoản tiền gửi cùa công ty 500.000.000 đồng.
Nghiệp vụ này liên quan đến 3 đổi tượng kế toán là vay ngắn hạn,
tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là tài sản, do đó tài khoản phản ánh là tài khoản tài sản. Vay ngắn hạn là nguồn vốn, do đó tài khoản phàn ánh là tài khoản nguồn vốn.
Khi vay ngắn hạn làm cho khoản nợ vay tăng lên, theo kết cấu của tài khoản nguồn vốn, số phát sinh tăng được ghi bên Có. Tiền vay nhập quỹ tiền mặt và chuyển vào tài khoản tiền gửi làm cho tiền mặt trong quỹ
và tiền gửi ngân hàng tăng lên, theo kết cấu tài khoản tài sản, số phát sinh
tăng ghi bên Có.
Theo phân tích trên, kế tốn ghi: Nợ tài khoản “tiền mặt”:
Nợ tài khoản “tiền gửi ngân hàng”:
Có tài khoản “vay ngắn hạn”:
300.000.000
500.000.000
800.000.000
Định khoản ở ví dụ 4.1 được gọi là định khoản kế toán giản đơn. Định khoản ở ví dụ 4.2 được gọi là định khoản kế toán phức tạp.
Định khoản kế toán giản đơn là định khoản kế toán chi liên quan
đến hai tài khoản tổng hợp cho một nghiệp vụ kinh tế.
Định khoản kế toán phức tạp là định khoản kế toán liên quan ít nhất
đến 3 tài khoản tổng hợp cho một nghiệp vụ kinh tế. Định khoản kế toán phức tạp có thể có các dạng sau:
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Nợ 1 tài khoản đối ứng với ghi Có
cho nhiều tài khoản khác.
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Có 1 tài khoản đối ứng với ghi Nợ cho nhiều tài khoản khác.
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản khác.
Thực chất của định khoản kế toán phức tạp là do nhiều định khoản kế tốn giàn đơn ghép lại. Hay nói cách khác một định khoản kế tốn
phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản giản đơn.
Qua các ví dụ ưên, chúng ta rút ra nguyên tắc ghi kép trên tài
- Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi ít nhất vào 2 tài khoản
kế tốn có liên quan.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ln liên quan ít nhất đến hai đối
tượng kế tốn. Mỗi một đối tượng kế tốn có nội dung kinh tế riêng biệt
ln có một tài khoản kế tốn mở ra theo dõi, ghi chép và phản ánh.
Do vậy, một nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi ít nhất 2 tài khoản kế tốn.
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao giờ cũng được ghi Nợ một tài
khoản đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại, ghi Có cho một tài khoản đối ứng với ghi Nợ của một hay nhiều tài
khoản khác có liên quan; hoặc ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản trong cùng một định khoản.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh rất đa dạng và phản ánh nhiềư nội dung kinh tể. Nhưng xét sự
ảnh hưởng của chúng đến tài sản và nguồn vốn của các đơn vị thì khơng
ngồi 4 trường hợp sau:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến tài sảri làm cho 1 hoặc 1 số tài sản tăng và 1 hoặc 1 số tài sản khác giảm tương ứng.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến nguồn vốn làm. cho 1 hoặc 1 số nguồn vốn tăng và 1 hoặc 1 số nguồn vốn khác giảm tương ứng.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến cá tài sản và nguồn vốn
Ịàm cho tài sản tăng và nguồn vốn tăng tương ứng.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến cả’tài sản và nguồn vốn làm cho tài sản giảm và nguồn vốn giảm tương ứng.
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là tài sản, theo kết cấu của tài khoản tài sản, tài sản tăng số phát sinh sẽ ghi bên Nợ; đối với tài sản giảm số phát sinh giảm sẽ ghi bên Có; như
vậy, nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ ghi Nợ một tài khoản tài sản đối ứng
với ghi Có của một hay nhiều tài khoản tài sản khác và ngược lại.
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là nguồn vốn, theo kết cấu của tài khoản nguồn vốn, nguồn vốn tăng
số phát sinh tăng sẽ ghi bên Có; đối với khoản nguồn vốn giảm số phát
sinh giảm sẽ ghi bên Nợ; như vậy, nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ ghi Nợ
1 tài khoản nguồn vốn đối ứng vói ghi Có của một hay nhiều tài khoản nguồn vốn khác hoặc ngược lại.
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là tài sản và nguồn vốn, làm cho cả tài sản và nguồn vốn đều tăng.
Theo kết cấu của tài khoản tài sản, tài sản số phát sinh tăng sẽ ghi bên Nợ; đối với tài khoản nguồn vốn, nguồn vốn số phát sinh tăng sẽ ghi bên
Có; như vậy, nghiệp vụ kinh tế sẽ ghi Nợ 1 tài khoản tài sản đối ứng vợi
ghi Có của một hay nhiều tài khoản nguồn vốn.
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là tài sản và nguồn vốn, làm cho cả tài sản và nguồn vốn đều giảm.
Theo kết cấu của tài khoản nguồn vốn, nguồn vốn ,số phát sinh giảm sẽ ghi bên Nợ; đối với tài khoản tài sản, tài sản số phát sinh giảm sẽ ghi bên
Có; như vậy, nghiệp vụ kinh tế sẽ được ghi Nợ 1 tài khoản nguồn vốn
đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản tài sản.
- Trong một định khoản kế toán, số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có
của các tài khoản đối ứng bao giờ cũng bằng nhau. Do đó, tổng số tiền phát sinh trong kỳ bên Nợ của các tài khoản bao giờ cũng bằng tổng số tiền phát sinh trong kỳ bên Có của các tài khoản.
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng liên quan với cùng một số tiền, với nguyên tắc ghi kép, ghi Nợ một tài khoản
đối ứng với ghi Cố của một hay nhiều tài khoản khác, do vậy số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có của các tài khoản đối ứng bằng nhau. Do dó, tổng
phát sinh ứong kỳ bên Nợ của tất cả các tài khoản sẽ bằng tổng số tiền
phát sinh ưong kỳ bên Có của tất cả các tài khoản.
Với quan hệ cân đối này, cuối kỳ, trước khi lập BCTC kế toán sẽ
tiến hành tổng cộng số phát sinh của tất cả các tài khoản ưong kỳ để kiểm tra, đối chiếu, cân đối tổng phát sinh của tất cả các tài khoản trong kỳ.