Nội dung và yêu cầu của chứng từ kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 50 - 52)

- Ký quỹ, ký cược dài hạn

PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

3.2.2. Nội dung và yêu cầu của chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở ghi sổ kế tốn và thơng tin về

các hoạt động kinh tế, tài chính, nó mang tính chất pháp lý. Do đó, nội dung bản chứng từ kế tốn phải có những yếu tố đặc trưng cho hoạt động kinh tế về nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm phát sinh, các yếu tố thể hiện trách nhiệm của cá nhân, bộ phận đối với hoạt động kinh tế xảy ra.

* Các yếu tố cơ bản: Là các yếu tố bắt buộc mọi chứng từ kế tốn

phải có như:

- Tên gọi chứng từ: Tất cả các chứng từ kế toán đều phải có tên gọi nhất định như phiếu thu, phiếu nhập kho... nó là cơ sở để phục vụ việc

phân loại chứng từ, tổng họp số liệu một cách thuận lợi. Tên gọi chứng từ được xác định trên cơ sở nội dung kinh tế của nghiệp vụ phản ánh trên chứng từ đó.

- Số chứng từ và ngày, tháng, năm lập chứng từ: Khi lập các bản

chứng từ phải ghi rõ số chứng từ và ngày, tháng lập chứng từ. Yếu tố này được đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian nhằm giúp cho việc kiểm tra được thuận lợi khi cần thiết.

- Tên, địa chỉ của cá nhân, của đơn vị lập và nhận chứng từ. Yếu tố

này giúp cho việc kiểm tra về mặt địa điểm các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh và là cơ sở để xác định trách nhiệm đối với nghiệp vụ kinh tế.

- Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế: Mọi chứng từ kế tốn đều

phải ghi tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó thể hiện tính họp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế. Nội dung nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ khơng được viết tắt, khơng được tẩy xố, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng chỗ trống phải gạch chéo.

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu chi tiền ghi bằng

số và chữ.

- Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về tính chính xác

của nghiệp vụ. Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ ký của người kiểm soát

(kế toán trưởng) và người phê duyệt (thủ trưởng đơn vị), đóng dấu của đơn vị.

* Các yếu tố bổ sung: là các yếu tố không bắt buộc đối với mọi bản chứng từ, tuỳ thuộc từng chứng từ để đáp ứng yêu càu quản lý và ghi sổ

kế tốn mà có các yếu tố bổ sung khác nhau như phương thức thanh toán,

phương thức bán hàng vv...

Bản chứng từ kế toán là cơ sở ghi sổ kế toán và là cơ sở pháp lý cho mọi thơng tin kế tốn cung cấp, do đó chứng từ được dùng làm cơ sở

ghi sổ kế toán phải là các chứng từ họp pháp, hợp lệ tức là phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Chứng từ kế toán phải phản ánh đúng nội dung, bản chất và quy mô của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung nghiệp vụ kinh tế. tài chính

khơng được viết tắt, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo

- Chứng từ kế toán phản ánh đúng mẫu biểu quy định, ghi chép chứng từ phải rõ ràng khơng tẩy xố, sửa chữa trên chứng từ.

- Chứng từ phải đảm bảo ghi chép đầy đủ các yếu tố cơ bản theo

quy định.

- Đối với chứng từ phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ghi bàng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)