Phương pháp ghi đơn

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 71 - 72)

- Kết chuyển lỗ của hoạt động sân xuất kinh doanh và hoạt động khác.

4.4.1. Phương pháp ghi đơn

Ghi đơn trên tài khoản kế toán là phương thức phản ánh riêng rẽ,

độc lập sự biến động của từng mặt, từng bộ phận của tài sản do nghiệp vụ

kinh tế phát sinh gây ra vào từng tài khoản riêng biệt.

Ví dụ: Doanh nghiệp thuê ngoầi 1 TSCĐ hữu hình của Cơng ty A ngun giá 100.000.000 đồng.

Nghiệp vụ này kế toản ghi đơn vào bên Nợ tài khoản “TSCĐ thuê ngoài” phản ánh tài sản cố định thuê ngoài tăng trong kỳ.

Nợ TK “TSCĐ thuê ngoài” 100.000.000

Khi doanh nghiệp trả tài sản cố định thuê cho Công ty A thì kế tốn

ghi đơn vào bên Có tài khoản “TSCĐ thuê ngoài” phạn ánh ngụyên giá

tài sản cố định thuê ngoài giảm.

Áp dụng phương pháp ghi đơn trên tài khoản có ưu điểm thực hiện

đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp ghi đơn là chỉ

phản ánh, kiểm tra và giám sát được sự vận động riêng rẽ, độc lập của bản thân từng đối tượng kế toán cụ thể. Ghi đơn trên tài khoản kế tốn

khơng thể hiện được mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế tốn khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, do đó khơng chỉ rõ ngun nhân biến động của các đối tượng kế toán.

.Phạm vi áp dụng: Ghi đơn thực hiện trong các trường hợp sau: - Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản ngoài bảng.

- Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản chi tiết. Ghi chép vào tài khoản chi tiết chỉ là ghi số liệu cụ thể hóa số'liệu đã ghi ở tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp I).

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)