Nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 33 - 39)

ĐĨI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KÉ TỐN

2.1.2.Nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong doanh nghiệp

Để nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng đối tượng kế toán cần đi sâu nghiên

cứu nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong đơn vị thuộc lĩnh vực cụ thể - đơn vị sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp), một đơn vị cơ sở của nền kinh tế. Việc nghiên cứu nội dung cụ thể đối tượng kế toán trong

doanh nghiệp một cách khoa học là cơ sở để xác định nội dung cụ thể

Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, để tiến hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được xác định cần phải có lượng tài sàn nhất định như nhà cửa, máy móc, phương tiện vận chuyển, hàng hoá...

Quản lý tài sản trong doanh nghiệp, các nhà quản lý cần biết rõ các loại

tài sàn, nguồn hình thành tài sản để sử dụng hợp lý có hiệu quả các loại tài sản và khai thác huy động triệt để nguồn vốn, có nghĩa là cần phải

phân loại tài sản theo kết cấu và theo nguồn hình thành.

2.1.2.1. Phân loại tài sản theo kết cẩụ

Trong các doanh nghiệp, tài sạn ^nguồn lực do doanh nghiệp kiểm

sốt và có thể thu được lợi ích kinh tế frong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt những khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện

dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng

hố hoặc khơng thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng

sáng chế. Tài sản xét theo tính chất và yêu cầu quản lý bao gồm tài sản

ngắn hạn và tài sản dài hạn.

* Tài sản ngắn hạn: là những tài sản được dự tính để bán hoặc

sử dụng trong khn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

hoặc:

Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh tốn trong vịng 12 tháng kể

từ ngày kết thúc niên độ.

hoặc:

Là tiền, tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một

hạn chế nào.

- Tài sản bằng tiền và các khoản tương đương tiền: là bộ phận tài

sản tồn tại dưới hình thái tiền tệ như tiền mặt ở quỹ, tiền gửi ngân hàng,

tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn khơng q 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và khơng có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

- Tài sản là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn-, là bộ phận tài sản đơn

vị đem đầu tư ra bên ngồi với mục đích để đem lại lợi nhuận như giá trị

các loại chứng khoán, giá trị vốn góp, các khoản cho vay mà thời hạn thu

hồi trong vòng một năm.

- Tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn: là bộ phận giá trị tài sản

của doanh nghiệp đang nằm ở khâu thanh toán doanh nghiệp phải thu và có thời hạn thanh tốn trong vòng một năm như các khoản phải thu người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mua, khoản tạm ứng, khoản thu bồi thường vật chất... đây chính là bộ phận tài sản của đơn vị để cá nhân và đơn vị khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc không hợp pháp.

- Tài sản là hàng tồn kho: là toàn bộ giá trị hàng tồn kho đang trong

quá trình kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Nó chiếm tỷ

trọng lớn trong tồn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: cơng

cụ dụng cụ, ngun vật liệu, hàng hố trong kho, hàng mua đang đi

đường, hàng hóa gửi đi bán chưa xác định tiêu thụ...

- Tài sản ngắn hạn khác: là giá trị các tài sản ngoài các tài sản ngắn

hạn trên và có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trong một năm hoặc một chu kỳ hoạt động như các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản ký

cược, ký quỹ ngắn hạn.

* Tài sản dài hạn: là những tài sản khác của doanh nghiệp ngoài

tài sản ngắn hạn, bao gồm: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định,

bất động sản đầu tư, tài sản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn

khác.

- Tài sản là các khoản phải thu dài hạn: là giá trị các khoản doanh

hơn một chu kỳ kinh doanh, bao gồm phải thu khách hàng, phải thu nội

bộ, số vốn đã giao cho các đơn vị trực thuộc...

- Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng

lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần. Tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi

thoả mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử

dụng tài sản đó.

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định.

Tài sản cố định trong doanh nghiệp xét theo hình thái biểu hiện

bao gồm:

+ Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như nhà kho, cửa hàng,

phương tiện vận tải...

+ Tài sản cố định vơ hình: là những tài sản khơng có hình thái vật

chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ và phù họp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, bản quyền...

- Tài sán là các bất động sản đầu tư: là giá trị của toàn bộ quyền sử

dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất của doanh

nghiệp hiện nắm giữ với mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng

giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc để bán

trong kỳ kinh doanh thông thường.

- Tài sản là các khoản đầu tư tài chính dài hạn: là bộ phận tài sản

đích để sinh lời, có thời hạn thu hồi lớn hơn một năm như các loại chứng khoán dài hạn, vốn góp liên doanh dài hạn dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đàu tư vào công ty con, công ty liên kết...

- Tài sản dài hạn khác: là giá trị các tài sản ngồi các tài sản dài

hạn trên và có thịi hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm như các

khoản chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn.

Trong các doanh nghiệp khác nhau kết cấu các loại tài sản khác

nhau và trong cùng một đơn vị kết cấu tài sản giữa các thời kỳ cũng khác nhau. Do đó, để quản lý chặt chẽ và đảm bào sử dụng tài sản có hiệu quả cần phải nghiên cứu có các giải pháp, quyết định sao cho kết cấu tài sản của đơn vị hợp lý nhất. Hạch toán kế toán phản ánh tài sản của đơn vị không chỉ phản ánh tổng số tài sản mà phản ánh cụ thể từng loại tài sản.

2.1.2.2. Phân loạLtàì sản theo nguồn hình thành

Trong các doanh nghiệp, tài sản được hình thành từ các nguồn khác

nhau đó là:

* Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ

các^iao dịch và sự kiện đã qua mà doanh-nghị.ệp phải thanh toán từ các

nguồnjực của mình. Đó là tồn bộ các khoản nợ phát sinh trong quá

trình kinh doanh đơn vị phải trả chọ các chủ nợ nhưng chưa trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ được dự kiến thanh tốn trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh

nghiệp, hoặc được thanh tốn trong vịng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nợ dài hạn là các khoản nợ ngoài các khoản nợ ngắn hạn. Trong các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn gồm các khoản nợ tiền vay (nợ tín

dụng) và các khoản nợ phải trả người cung cấp, phải ứả công nhân viên, các khoản phải nộp nhà nước... Thực chất nợ phải trả là tài sản đơn vị đi

chiếm dụng một cách hợp pháp hay không hợp pháp của cá nhân, tổ-

* VổỴi chủ sở hữu: là vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh

nghiệp có quyền_sử_dụng lâụ^dài trong qtrình hoạt động và khơng phái

cam kết thanliioán. vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau:

Xét theo nguồn hình thành bao gồm:

- Vốn của các nhà đầu tư là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp,

vốn cổ phần, vốn nhà nước.

- Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá thực tế phát hành.

- Lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn.

- Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển. - Lợi nhuận chưa phân phối là phần lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu, hoặc chưa trích lập các quỹ.

- Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây

dựng, khi doanh nghiệp hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở

nước ngoài, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi có quyết

định của nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh

Xét theo mục đích sử dụng, vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn vốn

kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ hình thành ttong quá trình hoạt động như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối...

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhu cầu vốn giữa các thời kỳ khác nhau thì khác nhau, do đó việc nhận biết nguồn hình thành

tài sản (nguồn vốn) để có biện pháp khai thác, huy động đảm bảo nhu cầu về vốn nhằm thúc đẩy hoạt động của đơn vị có hiệu quả. Do đó, hạch tốn kế tốn phải phản ánh giám đốc nguồn hình thành tài sản của đơn vị.

TS bằng tiền

và tương đương tiền

- Tiền mặt

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 33 - 39)