NỘI DUNG VÀ KÉT CẤU CỦA TÀI KHOẢN KÉ TOÁN

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 55 - 59)

- Ký quỹ, ký cược dài hạn

PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2. NỘI DUNG VÀ KÉT CẤU CỦA TÀI KHOẢN KÉ TOÁN

Tài khoản (TK) kế tốn là hình thức biểu hiện của phương pháp tài

khoản kế toán được sử dụng để phán ánh, kiểm tra, giám sát từng đối

tượng kế toán cụ thể trong đơn vị.

Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế tốn có nội dung

Ví dụ: Để phản ánh đối tượng là tiền mặt kế toán mở tài khoản tiền

mặt. Để phản ánh đối tượng là tiền gửi ngân hàng, kế toán mở tài khoản tiền gửi ngân hàng,...

Mỗi đối tượng kế tốn có nội dung kinh tế khác nhau, sự vận động khách quan và yêu cầu quản lý khác nhau. Do đó, tên gọi của tài khoản,

nội dung phàn ánh của từng tài khoản, số lượng tài khoản kếJoan cần mở là^dp_nộị_dung kinh tế củạ .đối. tượng kế toán mà nó phản ánh, sự vận

động khách quan của các đối tượng kế tốn trong q trình sản xuất kinh

doanh và yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính quyết định.

Tài khoản kế tốn phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình hiện

có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Sự vận động của

từng đối tượng kế toán cụ thể là sự vận động của hai mặt đối lập.

Ví dụ:

- Sự vận động của tiền mặt là sự vận động của hai mặt đối lập thu và chi.

- Sự vận động của hàng hóa trong kho là sự vận động của 2 mặt đối lập nhập và xuất.

- Sự vận động của tiền gửi ngân hàng là sự vận động của 2 mặt đối lập gửi vào và rút ra...

Để phản ánh cả hai mặt vận động của đối tượng kế toán, tài khoản

kế toán phải được xây dựng theo hình thức hai bên. Theo quy ước chung

thì tài khoản kế tốn được kết cấu theo hình thức chữ T. Bên trái gọi là

bên Nợ cịn bên phải gọi là bên Có. Từ Nợ và Có là thuật ngữ kế tốn sử

dụng với nghĩa là hai bên khác nhau của tài khoản kế toán.

Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán dưới dạng chữ T

Tài khoản...

(Ghi tên gọi của TK)

Nợ Có

Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu:

• Số dư dầu kỷ (SDĐK): phản ánh số hiện có của đối tượng kế tốn

tại thời điểm đầu kỳ.

• Số phát sinh trong kỳ (SPS): phản ánh sự vận động của đối tượng

kế toán trong kỳ, bao gồm:

- SPS tăng: phản ánh sự vận động tăng của đối tượng kế toán trong kỳ.

- SPS giảm: phản ánh sự vận động giảm của đối tượng kế tốn trong kỳ.

• SưnuLCUQi kỳ (SDCK): phản ánh sơ hiện có của đơi tượng kê tốn tại thời điểm cuối kỳ. số dư cuối kỳ của tài khoản được xác định theo công thức:

Số dư Số dư

cuôi kỳ đâu kỳ

Tùy thuộc từng đối tượng 1

ánh các đối tượng kế toán khác 1 vào đối tượng kế toán phản ánh,

Tổng số Tổng số

phát sinh tăng - phát sinh giảm

trong kỳ trong kỳ

I toán cụ thể các tài khoản kế tốn phản

lau có kết cấu cụ thể khác nhau. Căn cứ ìi khoản kế toán được chia thành 3 loại: - Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là tài sản gọi là tài khoản Tài sản.

- Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là nguồn vốn gọi là tài

khoản nguồn vốn.

- Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là các quá trình sản xuất kinh doanh gọi là tài khoản quá trình kinh doanh.

Trên cơ sở kết cấu chung của tài khoản kế toán, nội dung đặc điểm

của các đối tượng kế toán và yêu cầu quản lý cụ thể các đối tượng kế

toán, kết cấu của các loại tài khoản kế toán được phản ánh khác nhau.

Vì giá trị tài sản và nguồn hình thành nên tài sản là hai mặt khác nhau của cùng một khối lượng tài sản trong đơn vị. Do vậy, kết cấu của loại tài khoản tài sản phải trái ngược với kết cấu của tài khoản nguồn vốn:

Số dư đầu kỳ phản ánh số hiện có của tài sản và nguồn vốn đầu kỳ. Số phát sinh tăng phản ánh tài sản, nguồn vốn tăng trong kỳ sẽ được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ. số phát sinh giảm phản ánh tài sản, nguồn vốn giảm trong kỳ sẽ phản ánh khác bên với số phát sinh tăng, số dư cuối kỳ phản ánh tài sản và nguồn vốn hiện còn cuối kỳ được phản

ánh cùng bên với số dư đầu kỳ.

Từ những cơ sở trên và theo quy ước thống nhất thì kết cấu cụ thể của tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn như sau:

Nợ Tài khoản tài sàn SDĐK: Phản ánh giá trj tài sân hiện có

đầu kỳ

SỔ phát sinh tăng trong kỳ: sổ phát sinh giâm trong kỳ:

Phản ánh giá trị tài sản tăng trong kỳ Phản ánh giá tri tài sàn giảm trong kỳ

SDCK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có

Nợ Tài khoản nguồn vốn

SỔ phát sinh giảm trong kỳ:

Phàn ánh nguồn vốn giảm trong kỳ

SDĐK: Phản ánh nguồn vốn hiện có

đầu kỳ

SỔ phát sinh tăng trong kỳ:

Phản ánh nguồn vốn tăng trong kỳ

SDCK: Phản ánh nguồn vốn hiện có

cuối kỳ

Quá trình kinh doanh của đơn vị bao gồm: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng (đối với doanh nghiệp); quá trình sử

dụng kinh phí (đối với đơn vị sự nghiệp)..., các quá trình này có đặc

điểm, nội dung khác nhau, u cầu quản lý cũng có những điểm khác nhau, vì vậy kết cấu của các tài khoản phản ánh các đối tượng thuộc các

quá trình kinh doanh cũng phải có kết cấu khác nhau. Kết cấu cụ thể của

các tài khoản quá trình sẽ được trình bày trong phần phân loại tài khoản

kế toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)