HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KÉ TOÁN 1 Các loại chứng từ kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 48 - 50)

- Ký quỹ, ký cược dài hạn

PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

3.2. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KÉ TOÁN 1 Các loại chứng từ kế toán

3.2.1. Các loại chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin chứng minh cho

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hồn thành. Trong q trình hoạt động với tính đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế tốn

cũng bao gồm nhiều loại khác nhau. Do đó, để nhận biết đầy đủ các chứng từ, thuận tiện cho việc ghi chép trên sổ kế toán và kiểm tra khi cần

thiết phải phân loại chứng từ kế toán.

Việc phân loại chứng từ kế toán được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau: theo hình thức và tính chất của chứng từ, theo địa điểm lập chứng từ, theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ, mức độ phản ánh của chứng từ, các quy định về quản lý chứng từ vv... Tương ứng

với mỗi tiêu thức chứng từ kế toán được chia thành các loại chứng từ

khác nhau.

* Căn cứ vào tính chất và hình thức của chứng từ, chứng từ kế tốn được chia thành: chứng từ thơng thường (chứng từ bằng giấy) và chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử là các chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hoá mà khơng bị thay đổi trong q trình

loại thẻ thanh toán. Các đơn vị, tổ chức sử dụng chứng từ điện tử và giao dịch thanh toán điện tử phải có các điều kiện:

- Có chữ ký điện tử của người đại diện theo pháp luật, người được

uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của đơn vị, tổ chức sử dụng chứng từ điện tử và thanh toán điện tử.

- Xác lập phương thức giao nhận chứng từ điện tử và kỹ thuật của vật mang tin.

- Cam kết về các hoạt động diễn ra do chứng từ điện tử của mình lập khớp đúng quy định.

* Phân loại theo địa điểm lập chứng từ: theo cách phân loại này chứng từ kế toán được phân chia thành chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài.

- Chứng từ bên trong: là chứng từ do kế toán hoặc các bộ phận trong trong đơn vị lập như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho v.v...

- Chứng từ bên ngồi: là chứng từ kế tốn phản ánh các nghiệp vụ

kinh tế có liên quan đến tài sản của đơn vị nhưng do cá nhân hoặc đơn vị

khác lập và chuyển đến như giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, hố đơn bán hàng của người bán...

Việc phân loại chứng từ theo địa điểm lập là cơ sở xác định trách nhiệm vật chất với hoạt động kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng từ.

* Phân loại theo mức độ phản ánh của chứng từ: theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành 2 loại: chứng từ gốc, chứng từ

tổng hợp.

- Chứng từ gốc (chứng từ ban đầu): là chứng từ phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ

của nghiệp vụ kinh tế.

- Chứng từ tổng hợp: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung kinh tế giống nhau. Sử

bớt khối lượng công việc ghi sổ. Tuy nhiên việc sử dụng chứng từ tổng

hợp yêu cầu phải kèm theo chứng từ gốc mới có giá trị sử dụng trong ghi sổ kế tốn và thơng tin kinh tế.

* Phân loại theo yêu cầu quản lý chứng từ của nhà nước: chứng từ kế toán được chia thành: chứng từ kế toán bắt buộc và chứng từ mang tính chất hướng dẫn.

- Chứng từ bắt buộc: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt

chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Loại chứng từ này nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh và áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.

- Chứng từ kế toán mang tính chất hướng dẫn: là chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.

Các ngành, các lĩnh vực có thể thêm, bớt một số chỉ tiêu đặc thù hoặc

thay đổi mẫu biểu cho thích họp với việc ghi chép và yêu cầu nội dung

phản ánh, nhưng phải đảm bảo tính pháp lý cần thiết của chứng từ.

* Phân loại theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ: theo cách

phân loại này chứng từ kế toán được phân thành các loại khác nhau như

chứng từ kế toán về tài sản bằng tiền, chứng từ kế toán về hàng tồn kho, chứng từ về TSCĐ...

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)