Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 26 - 32)

I.3.2.I. Chức năng của kế toán

Để quản lý hoạt động kinh tế - xã hội đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống công cụ và mỗi một công cụ trong hệ thống phải đảm nhận một

hay một số chức năng nhất định phục vụ công tác quản lý một hay một số

mặt của nền kinh tế - xã hội. Kế toán - một phân hệ của hệ thống hạch tốn phải thơng tin và kiểm tra q trình tái sản xuất xã hội trên góc độ

cụ thể là tài sản và sự vận động của tài sản trong từng đơn vị kinh tế. Vị trí và nội dung trên đã quyết định 2 chức năng cơ bản của kế toán là:

* Tố chức thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính

của đơn vị kế tốn.

Kế tốn phải thu nhận thơng tin đầy đủ, trung thực, khách quan về toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của

đơn vị; chọn lọc, phân loại và ghi chép những thông tin đã thu thập được theo những phương pháp nhất định; sử dụng các phương pháp thích hợp tính tốn, xác định các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết và trình bày, báo cáo các thông tin đã thu thập, xử lý cho các đối tượng cần sử dụng, thông qua các biểu mẫu và sổ sách kế tốn. Tóm lại, chức năng cơ bản và

quan trọng của kế toán là tổ chức hệ thống thơng tin kinh tế, tài chính

trong các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho thơng tin của kế tốn thực sự hữu ích đối với công tác quản lý cả ở tầm vi mô và vĩ mơ, cần tìm hiểu những đối tượng nào trong xã hội cần sử dụng thơng tin kế tốn. Những đối tượng cần sử dụng

thơng tin kế tốn, bao gồm:

- Các nhà quản trị các cấp trong nội bộ đơn vị kế toán: Từ nhà

quản trị cấp thấp đến nhà quản trị cấp cao (Ban Giám đốc, Hội đồng

quản trị, Kế tốn trưởng, Trưởng các phịng, ban...) trong nội bộ đơn vị

đều càn thông tin kế toán để kiểm soát và điều hành các hoạt động của

đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định.

- Các đổi tượng bên ngoài đơn vị kế toán: Căn cứ vào mối quan hệ

về quyền lợi của các đối tượng đối với đơn vị kế tốn có thể chia các đối tượng bên ngồi đơn vị thành 2 loại:

+ Các đối tượng có quyền lợi trực tiếp đối với đơn vị kế toán, gồm khách hàng; nhà cung cấp vật tư, tài sản, dịch vụ; nhà đầu tư (cổ đông,

người lao động... Các đối tượng loại này rất cần thông tin kinh tế, tài chính về đơn vị kế tốn để đưa ra các quyết định kinh doanh liên quan đến đơn vị kế tốn, phù hợp với quyền lợi của họ. Ví dụ, nhà cung cấp quyết định việc bán chịu vật tư, hàng hóa; ngân hàng quyết định việc

cho vay...

+ Các đối tượng có quyền lợi gián tiếp đối với đom vị kế toán, gồm các cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan thuế, viện nghiên cứu, các Bộ, Sở, Ban ngành...). Thơng tin của kế tốn có vai trò rất quan trọng trong

việc giúp Nhà nước kiểm tra và thu đủ các khoản đơn vị kế toán phải nộp

để thực hiện các hoạt động của quốc gia; hoạch định chính sách, luật lệ...

Mỗi đối tượng bên ngồi đơn vị kế tốn có nhu cầu khác nhau đối

với thơng tin kế tốn của đơn vị, nhưng đều có chung một nguyện vọng

là thơng tin mà đơn vị kế toán cung cấp phải trung thực, khách quan và hợp thức.

* Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế, tài chỉnh của đơn vị kế tốn

Ngồi chức năng tổ chức hệ thống thông tin kinh tế, tài chính, kế tốn cịn có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế, tài chính của

đơn vị kế toán, bao gồm kiểm tra việc chấp hành các ngun tắc, chính

sách chế độ kế tốn, kinh tế, tài chính của Nhà nước tại đơn vị kế tốn,

kiểm tra việc chấp hành các quy chế, thủ tục, trình tự... của đơn vị kế

tốn tại các bộ phận trong nội bộ đơn vị. Từ đó giúp Nhà nước và các

nhà quản trị đơn vị thực hiện chức năng quản lý đối với đơn vị.

I.3.2.2. Nhiệm vụ của kế toán

Để thực hiện được 2 chức năng tổ chức thông tin và kiểm tra hoạt

động kinh tế, tài chính trong các đơn vị và phát huy vai trị của mình trong hệ thống cơng cụ quản lý kinh tế, nhiệm vụ cụ thể của kế toán gồm:

(1)

. Thu thập, xử lý thông tin, sổ liệu kế toán theo đổi tượng và nội dung cơng việc kế tốn, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Mỗi một đơn vị kế toán, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đều phải có một lượng tài sản nhất định và được biểu hiện dưới

nhiều dạng vật chất, đó là những tài sản cố định (máy móc, thiết bị, nhà

cửa, quyền sử dụng đất...), vật tư hàng hoá, tiền và các tài sản khác. Những tài sản này, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể do

Nhà nước hoặc cấp trên cấp, do các tập thể, cá nhân đóng góp hoặc được hình thành từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh... Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các tài sản này ln biến động và có sự thay đổi về hình

thái biểu hiện, về lượng giá trị. Tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự

biến động của tài sản qua các quá trình hoạt động của đơn vị chính là đối tượng của kế tốn. Với vai trị quan trọng của mình trong quản lý kinh tế, tài chính, kế tốn phải thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, số liệu về các đối tượng này theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị, chất lượng,

địa điểm bảo quản, người chịu trách nhiệm vật chất theo đúng các

nguyên tắc, quy định của Luật Kế tốn, chuẩn mực và chính sách, chế độ

kế tốn. Q trình thu thập, xử lý thơng tin, số liệu của kế tốn phải theo đúng trình tự, nội dung cơng việc kế tốn đã được quy định thơng qua hệ

thống phương pháp kế tốn, bao gồm các phương pháp chứng từ kế toán, tài khoản kế tốn, tính giá và tổng hợp - cân đối kế toán.

(2)

. Kiểm tra, giảm sát các khoản thu chỉ tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh tốn nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vỉ vi phạm pháp luật về tài chỉnh, kế toán.

Với chức năng kiểm fra, giám sát hoạt động kinh tế, tài chính của

đơn vị kế tốn, kế tốn có nhiệm vụ phải thường xun kiểm tra, giám

sát việc chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính của

Nhà nước tại đơn vị.

Chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước chính là

việc thể chế hố đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong tổ chức quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế nhằm đảm bảo cho cả hệ thống kinh tế quốc dân hoạt động thống nhất, ổn định, đúng định hướng

phát triển trong phạm vi khn khổ của các chính sách, chế độ đó. Do đó, yêu cầu các đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động trong nền kinh tế quốc

dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước đã ban hành.

Kế tốn thơng qua việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về nhập xuất vật tư hàng hoá, tài sản, về thanh tốn các khoản cơng nợ, về thu chi,... đồng thời thực hiện việc kiểm ữa nội dung nghiệp

vụ kinh tế đó có đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, chế độ kế toán

hiện hành mà đon vị đang áp dụng khơng. Từ đó, kịp thời phát hiện và

ngăn chặn các sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị và các

cá nhân có liên quan. Mặt khác, kế tốn cũng thúc đẩy đơn vị thực hiện đầy đủ, triệt để các yêu cầu của chế độ kế tốn, khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

(3) . Phân tích thõng tin, sỗ liệu kế tốn; tham mím, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chỉnh của đơn vị

kế toán.

Sau khi thu nhận, xử lý các thơng tin, kế tốn cịn có nhiệm vụ

phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính

của đơn vị, phát hiện ra các tồn tại, yếu kém về hoạt động sản xuất kinh doanh, về khả năng thanh tốn của đơn vị... từ đó đề xuất ra các biện pháp để khắc phục, đồng thời dự đốn tình hình hoạt động của đơn vị trong tương lai, phát hiện ra tiềm năng, thế mạnh của đơn vị chưa được khai thác hết giúp Ban lãnh đạo đơn vị đề ra các giải pháp phù hợp, đúng

hướng, đem lại hiệu quả hoạt động ngày càng cao.

(4) . Cung cấp thơng tin, sỗ liệu kế tốn theo quy định của pháp luật.

Thơng tin, số liệu do kế tốn thu thập, xử lý, ngoài việc cung cấp

cho các nhà quản trị trong nội bộ đơn vị để điều hành và kiểm sốt các hoạt động của đơn vị cịn phải cung cấp cho các đổi tượng bên ngoài đơn

vị theo quy định của pháp luật thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Thơng tin trên hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị kế tốn sẽ là căn cứ quan trọng để các đối tượng bên ngoài đơn vị đưa ra các quyết định về quản lý, về đầu tư, về các mối quan hệ kinh tế... đối với đơn vị.

Bốn nhiệm vụ trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Kế toán phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ này mới phát huy được một cách tích cực, hiệu quả vai trị của mình là cơng cụ phục vụ quản lý kinh tế, tài chính.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)