Khái quát chung về đổi tượng của kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 32 - 33)

ĐĨI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KÉ TỐN

2.1.1.Khái quát chung về đổi tượng của kế toán

Kế tốn là một mơn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng. Đối tượng của hạch toán kinh tế là quá trình tái sản xuất xã hội. Kế toán là một bộ phận của hạch toán kinh tế, nghiên cứu đổi tượng kế toán

là nghiên cứu các nội dung, các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội mà kế toán phản ánh và giám đốc.

Với vai trị của kế tốn là cơng cụ quản lý kinh tế, giám sát chặt

chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức,

quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Kế toán được thực hiện ở tất cả các tổ chức, xí nghiệp sản xuất

kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng kinh phí của nhà nước hoặc khơng sử dụng kinh phí của nhà nước (đơn vị kế tốn). Đồng thời với đặc trưng của kế toán là sử dụng thước đo tiền tệ là thước đo chuyên dùng. Do đó, đối tượng của kế tốn là tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự biến

động của tài sản trong các quá trình hoạt động kinh tế, tài chính, các quan hệ kinh tế pháp lý ngồi tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị.

Mỗi đơn vị, tổ chức khi thành lập và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định đều cần một lượng tài sản nhất định. Trong quá

trình hoạt động các đơn vị phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả

mọi tài sản hiện có. Quản lý tài sản cần thiết phải biết được tai sản của đơn vị hiện có là bao nhiêu, nó bao gồm các loại gì, số lượng của từng

nguồn nào? Tài sản và nguồn hình thành tài sản là hai mặt khác nhau của

cùng một khối lượng tài sản. Kế tốn là cơng cụ quản lý trong từng đơn vị phải ghi nhận, phản ánh được tài sản hiện có và nguồn hình thành tài

sản, như vậy tài sản và nguồn hình thành tài sản là đối tượng của hạch tốn kế tốn.

Trong q trình hoạt động của đơn vị do tác động của các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh tài sản và nguồn hình thành, tài sản ln biến động

nó chuyển hố từ hình thái này sang hình thái khác: ví dụ hàng hố được mua vào và bán ra, tiền mặt thu vào và chi ra... Quản lý tài sản phải biết được tài sản hiện có, mặt khác phải biết được sự biến động của tài sản qua các quá trinh hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra. Do đó, kế tốn

phản ánh tài sản hiện có đồng thời phải phản ánh sự biến động của tài sản

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tức là sự biến động tài sản trong quá trình hoạt động kinh tế, tài chính là đối tượng của kế tốn.

Trong các đơn vị, ngoài các quan hệ kinh tế liên quan đến tài sản

của đơn vị còn phát sinh các quan hệ kinh tế liên quan đến tài sản không

thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng đơn vị có trách nhiệm quản lý, bảo

quản (quan hệ kinh tế pháp lý ngồi tài sản của đơn vị); ví dụ quan hệ vật tư hàng hoá nhận gửi hộ, bán hộ, quan hệ TSCĐ thuê ngoài, quan hệ hợp đồng kinh tế... Kế tốn là cơng cụ quản lý cùng với việc phản ánh các quan hệ kinh tế liên quan tài sản của đơn vị phải phản ánh cả các quan hệ

kinh tế liên quan đến tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, do đó

quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản của đơn vị là đối tượng của hạch

toán kế toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 32 - 33)