Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 55 - 58)

- TK911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này dùng để

PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KÉ TOÁN

6.2.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.2.1. Nội dung, kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế tốn là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, phản ánh tổng quát tình hình tài sản của đơn vị theo hai cách phân loại: tài sản và nguồn vốn, tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ. 1

Bảng cân đối kế tốn tổng họp và trình bày một cách tổng qt, tồn diện tình hình tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu của đơn vị tại một thời điểm nhất định sau một kỳ kế toán. Thời điểm lập bảng cân đối kế toán thường là sau một kỳ kinh doanh có thể là quý, năm.

Bảng cân đối kế tốn cung cấp các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình trạng tài sản, tình ữạng tài chính sau kỳ hoạt động đã qua. Thông tin của bảng cân đối kế toán rất cần thiết cho chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, Nhà nước, ngân hàng, người cung cấp... để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.

Nội dung của bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản của đơn vị theo hai cách phân loại tài sản và nguồn vốn nên được chia làm 2 phần:

* Phần tài sản: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia

thành từng loại, mục, khoản phản ánh tình trạng của tài sản và cơ cấu của tài sản.

về mặt kinh tế, số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên tài sản phản ánh tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.

về mặt pháp lý, số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản ánh giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đang chiếm hữu và sử dụng cho hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.

* Phần nguồn vốn: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được

chia thành từng loại, mục, khoản phản ánh tình trạng của nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn.

về mặt kinh tế, số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên nguồn vốn phản ánh tổng qt tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

về mặt pháp lý, số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản ánh trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước chủ đầu tư và chủ nợ về các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu trình bày trong bảng cân đối kế tốn phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:

1. Tiền và các khoản tương đương tiền; 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;

3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác; 4. Hàng tồn kho;

5. Tài sản ngắn hạn khác; 6. Tài sản cố định hữu hình; 7. Tài sản cố định vơ hình;

8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; 9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; 10. Tài sản dài hạn khác;

11. Vay ngắn hạn;

12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác; 13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác; 15. Các khoản dự phịng;

16. Phần sở hữu của cổ đơng thiểu số; 17. Vốn góp;

18. Các khoản dự trữ;

19. Lợi nhuận chưa phân phối.

Ngồi ra, các thơng tin khác phải được trình bày trong bảng cân đối kế tốn khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng u cầu phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của đơn vị.

Bảng cân đối kế tốn kết cấu thành các cột, gồm có cột chỉ tiêu phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, cột thuyết minh để giải thích cụ thể nội dung một số chỉ tiêu trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cột mã số để mã hoá các chỉ tiêu, cột số đầu năm để phản ánh tình trạng tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm, cột số cuối kỳ để phản ánh tình trạng tài sản và nguồn vốn ở thời điểm cuối kỳ.

Bảng cân đối kế toán có hai kiểu kết cấu:

Bàng 6.1: Mâu bảng cân đổi kê toán kiểu kết cấu 2 bên

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)