Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 95 - 97)

- Cộng tháng Luỹ kế đầu quỷ

TÔ CHỨC CƠNG TÁC KÉ TỐN TRONG CÁC ĐON VỊ

8.1.2. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán

Ngun tắc thứ nhất, tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị phải

tuân theo các văn bản pháp lý về kế toán hiện hành của Nhà nước.

Ở nước ta, Nhà nước quản lý thống nhất công tác kế tốn trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện được việc quản lý thống nhất công tác kế toán, Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp lý về kế toán, và tất cả các đơn vị kế toán trong nền kinh tế phải tuân theo. Trong đó, Luật Kế tốn quy định về nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế tốn, người làm cơng tác kế tốn và hoạt động nghề nghiệp kế toán, chuẩn mực kế toán đưa ra những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính, chế độ kế toán là những

quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể. Khi tổ chức công tác kế toán, việc tuân theo các văn bản pháp lý về kế toán do Nhà nước ban hành sẽ đảm bảo cho kế tốn là một cơng cụ quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thơng tin đầy đủ, trung thực, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước.

Nguyên tẳc thứ hai, tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc

điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của đơn vị.

Trong nền kinh tế, các đơn vị khác nhau sẽ có những đặc điểm và điều kiện riêng khác nhau, yêu cầu và ừình độ quản lý kinh tế cũng khác nhau. Do đó, cũng sẽ có sự khác nhau về tổ chức cơng tác kế tốn. Chính vì vậy, khi tổ chức cơng tác kế tốn đơn vị phải căn cứ và đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm và điều kiện riêng của từng đơn vị, như chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, sự phân cấp quản lý của đơn vị, trình độ và yêu cầu quản lý của đơn vị, số lượng và trình độ chun mơn của nhân viên kế tốn, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hạch toán, sự phân bố mạng lưới và điều kiện giao thông liên lạc.

Thực hiện nguyên tắc này, sẽ đảm bảo lựa chọn được mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn phù hợp với đơn vị, hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức kế tốn thích hợp, phương pháp kế tốn hàng tồn kho phù hợp, và tìm được những phương án tối ưu, ữong quá trình lựa chọn áp dụng các quy định, các phương pháp kế toán.

Nguyên tắc thứ ba, lựa chọn những người có đủ năng lực và điều

kiện làm cơng tác kế tốn.

Người làm kế tốn trong đơn vị phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, phải có trình độ chun mơn kế tốn đáp ứng được u cầu cơng tác kế tốn.

Những người có trách nhiệm điều hành quản lý doanh nghiệp và kế toán trưởng ở các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã không được đưa người nhà (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột)

vào làm kế toán ở doanh nghiệp. Thủ kho, thủ quỹ và những người thực hiện các hoạt động mua bán vật tư, tài sản, hàng hố trong doanh nghiệp khơng được kiêm nhiệm cơng tác kế tốn.

Ngun tắc thứ tư, tổ chức cơng tác kế toán ưong các đơn vị phải

đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả luôn được coi trọng trong cơng tác tổ chức nói chung và tổ chức cơng tác kế tốn ở các đơn vị kế tốn nói riêng. Theo ngun tắc này, tổ chức cơng tác kế tốn phải đảm bảo khoa học, hợp lý, thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của kế tốn, phát huy đầy đủ vai trị, tác dụng của kế tốn ữong cơng tác quản lý kinh tế, chất lượng cơng tác kế tốn đạt được mức cao nhất với chi phí hạch tốn tiết kiệm nhất.

8.2. NỘI DUNG Cơ BẢN CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên) (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)