4.1. Kết luận
Hoạt động chuỗi giá trị cây khóm Tân Phƣớc khá hiệu quả với việc phải qua ít khâu trung gian đã mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn cho nơng dân.
Ngành khóm Tân Phƣớc tạo ra nguồn lực kinh tế rất lớn cho tỉnh Tiền Giang, ƣớc tính hàng năm mang lại hơn 897 tỷ đồng giá trị gia tăng. Ngành khóm đã tạo ra hơn bảy ngàn việc làm trực tiếp trong các lĩnh vực trồng trọt, chăm sóc, thu mua, vận chuyển và chế biến khóm (Phụ lục 5).
Mặc dù vậy, chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc cịn tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự liên kết trong quan hệ thƣơng mại giữa các tác nhân trong chuỗi còn chƣa chặt chẽ, chủ yếu mối quan hệ chỉ dựa trên sự tin tƣởng và thỏa thuận miệng, chƣa chú trọng đến hợp đồng trong hoạt động thƣơng mại khóm; Nơng dân có phần trăm lợi nhuận cao hơn các tác nhân khác nhƣng do chu kỳ sản xuất khóm kéo dài cộng với diện tích canh tác mỗi hộ không quá lớn đã dẫn đến thu nhập của hộ/tháng cịn thấp, đa số ngƣời trồng khóm vẫn khó khăn.
Chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc hiện nay chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trái tƣơi cho ngƣời tiêu dùng trong tỉnh và các đô thị lớn lân cận. Đề tài chƣa có đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro tồn tại trong chuỗi cũng nhƣ chƣa có thống kê đầy đủ sản lƣợng khóm của vùng, nhu cầu khóm nguyên liệu của các nhà máy chế biến trong vùng… Cần có những nghiên cứu cụ thể để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển mở rộng diện tích trồng và kêu gọi đầu tƣ vào ngành chế biến khóm trong chiến lƣợt phát triển bền vững ngành khóm Tiền Giang.