Các thể chế Nhà nƣớc và xã hội hỗ trợ chuỗi giá trị khóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây khóm huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 46 - 48)

CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ KHĨM TÂN PHƢỚC

3.5. Các thể chế Nhà nƣớc và xã hội hỗ trợ chuỗi giá trị khóm

Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mà một số cơ quan quản lý Nhà nƣớc có những vai trị quan trọng đối với sự phát triển ngành khóm huyện Tân Phƣớc.

3.5.1. Ủy ban nhân dân huyện Tân Phƣớc

- Chịu trách nhiệm triển khai quy hoạch chi tiết và các đề án, dự án phát triển vùng khóm tập trung tại địa phƣơng.

- Chỉ đạo các ngành thuộc quyền quản lý, phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán, cách thức sản xuất, để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cây khóm.

- Tích cực vận động thành lập các hợp tác xã trong vùng chuyên canh cây khóm để làm trung tâm cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với sản xuất và đầu mối tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3.5.2. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Sở NN & PTNT)ntỉnh Tiền Giang là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về nông nghiệp đƣợc sự giao phó và giám sát của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Sở là nơi lập kế hoạch cho việc phát triển cây khóm, quản lý các hoạt động nông nghiệp từ cây giống, kỹ thuật canh tác, hệ thống quy trình canh tác… và đào tạo, tập huấn cho nông dân thông qua các trung tâm khuyến nông, chỉ đạo trung tâm khuyến nông xây dựng các mơ hình trình diễn các tiến bộ kỹ thuật, hệ thống canh tác; chỉ đạo chi cục bảo vệ thực vật giám sát, đào tạo các quy tắc bảo vệ thực vật để đảm bảo sức khỏe cho con ngƣời.

3.5.3. Sở Khoa học và Cơng nghệ

Chủ trì nghiên cứu các cơng nghệ mới trong trồng trọt và chuyển giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời cũng tham gia hỗ trợ về áp dụng hệ thống quản lý nông sản sạch, các dự án năng suất chất lƣợng, sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chƣơng trình hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong đó có cây khóm.

Các đề tài, nghiên cứu liên quan đến cây khóm trên địa bàn tỉnh:

- Xây dựng và triển khai một số cơng đoạn cơ giới hóa trong sản xuất khóm.

- Nghiên cứu các biện pháp bảo quản và sử dụng phụ phẩm của khóm (Ananas comosus) làm thức ăn để nuôi gia súc nhai lại (2008).

- Phòng trừ bệnh thối rễ (do nấm Fusarium spp.) và thối nõn (do nấm Phytophthora

spp.) trên cây khóm (dứa) bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma spp. theo

hƣớng GAP tại tỉnh Tiền Giang.

- Đánh giá khả năng cố định đạm của vi khuẩn nội sinh đến năng suất và chất lƣợng của trái khóm trồng tại huyện Tân Phƣớc, tỉnh Tiền Giang.

-Sự thay đổi tính chất hóa lý sau thu hoạch của khóm tại huyện Tân Phƣớc – Tiền Giang.

- Nghiên cứu chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm từ trái khóm. Tác giả đã nghiên cứu và hồn thiện quy trình kỹ thuật nƣớc khóm ép đóng chai. Nghiên cứu chế biến và hồn thiện quy trình kỹ thuật dứa chiên chân khơng, phối trộn với một số trái cây chiên chân không khác tạo thành sản phẩm cocktail trái cây chiên chân khơng. Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu thị trƣờng, quản lý chất lƣợng sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và cung cấp sản phẩm ra thị trƣờng. Tiếp cận, quảng bá sản phẩm, đƣa sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.

- Năm 2006 đã chọn đƣợc4 dịng khóm Queen ƣu tú mang mã số Queen IV/11, Queen VII/12, Queen VII/27 và Queen VII/33, có năng suất cao hơn 10%, có sự cải thiện về dạng quả, tỷ lệ thịt trái (54,6-58,4%) cao hơn so với cá thể tuyển chọn ban đầu, độ Brix đạt cao hơn 15%, tuy nhiên việc nhân các dịng khóm để đƣa vào sản xuất vẫn chƣa thể triển khai.

3.5.4. Sở Công thƣơng và Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại

Sở Công thƣơng là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc trên các lĩnh vực thƣơng mại, công nghiệp bao gồm xuất nhập khẩu và kinh doanh trên thị trƣờng nội địa.

Ngồi ra, Sở Cơng thƣơng cịn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu… xây dựng kế hoạch tham gia các hội chợ triển lãm trƣng bày, lễ hội trái cây, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu.

Bên cạnh đó,Sở cịn giúp phát triển các hoạt động xuất khẩu, định hƣớng thị trƣờng cho nông dân, thƣơng lái, doanh nghiệp…

3.5.5. Viện cây ăn quả Miền Nam (SOFRI)

SOFRI đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển giống và quy trình trồng trọt để cải thiện chất lƣợng, sản lƣợng cây trồng. Cũng là nơi hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc…hiệu quả cho nơng dân và có chun gia nơng học để khắc phục, xử lý các loại bệnh phát sinh trên cây khóm khi nơng dân có u cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây khóm huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)