Sơ đồ chuỗi giá trị của công ty chếbiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây khóm huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 40)

3.4.2. Phƣơng thức hoạt động

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có Cơng ty cổ phần Rau quả Tiền Giang dùng khóm trái tƣơi để chếbiến sản phẩm xuất khẩu. Đây là một kênh sản xuất rất quan trọng trong chuỗi giá trị khóm nói chung và Tiền Giang nói riêng vì mang lại nhiều giá trị gia tăng, đòi hỏi mức độ đầu tƣ vốn và công nghệ cao, tổ chức quản lý sản xuất mang tính chuyên nghiệp. (Phụ lục4).

Công ty chuyên chế biến các sản phẩm từ trái cây nhƣ: khóm, xồi, đu đủ, chôm chôm, mảng cầu, … thành các sản phẩm đóng hộp và cung ứng cho thị trƣờng xuất khẩu. Trong đó, các sản phẩm chế biến từ khóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm xuất khẩu của công ty. Các sản phẩm chế biến từ khóm nhƣ: khóm đóng lon dạng khoanh hoặc dạng miếng (loại lon 15.oz, 20.oz, 30.oz, A10); khóm đơng lạnh IQF (dạng miếng, dạng khoanh, dạng vuông cờ đơng lạnh); nƣớc khóm cơ đặc (loại 600 brix hoặc 650 brix). Quy mô vốn lƣu động của công ty lên đến 5 tỷ đồng.

3.4.3. Thị trƣờng đầu vào

Nguyên liệu đầu vào là khóm trái (Queen, Victoria) đƣợc cung cấp từ vùng nguyên liệu khóm huyện Tân phƣớc, tỉnh Tiền Giang (chiếm 85%) và huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (chiếm 15%). Có thể chia hệ thống cung cấp nguyên liệu đầu vào theo 3 hƣớng chủ yếu nhƣ sau:

- Từ nơng dân trồng khóm ở huyện Tân Phƣớc (84%); - Thƣơng lái trong tỉnh (1%);

- Thƣơng lái ngồi tỉnh (15%).

Cơng ty có xây dựng mạng lƣới đầu mối thu mua khóm trực tiếp từ nơng dân và thƣơng lái theo giá cả thị trƣờng. Bình thƣờng thì cách 04 ngày phịng thu mua sẽ làm tờ tình duyệt giá mua khóm trái ngun liệu trình ban giám đốc và nếu đƣợc duyệt thì giá thu mua này sẽ có giá trị trong 04 ngày. Nơng dân hoặc thƣơng lái đều cùng áp dụng chung theo bảng giá đƣợc duyệt cùng với quy cách – chất lƣợng khóm nguyên liệu (Phụ lục 4).

Về mặt địa lý thì cơng ty rất thuận lợi vì cách vùng khóm Tân Phƣớc từ 15-20km với mặt tiền quốc lộ 1A và bên kênh Bà Bèo, rất thuận tiện cho giao thơng đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ. Cùng với chính sách rõ ràng về giá, hiện nay cơng ty có hơn 1.200 nơng dân Tân Phƣớc đăng ký bán khóm trực tiếp với cơng ty, cơng ty sẽ chịu chi phí vận chuyển khóm từ vƣờn nơng dân đến cơng ty và nơng dân sẽ chịu chi phí vận chuyển chiều ngƣợc lại. Qua khảo sát, bình thƣờng thì giá của cơng ty ln thấp hơn từ 200-300 đồng/kg đối

với mỗi loại khóm mà thƣơng lái thu mua tại vƣờn nơng hộ. Nhƣng với sự ổn định về giá (04 ngày) và tuân thủ tiêu chuẩn phân loại khóm đã đƣợc nơng dân chọn bán. Vì theo nơng dân thì bán cho cơng ty sẽ lợi hơn vì phân loại của cơng ty phù hợp với trọng lƣợng khóm đa số của nơng dân hơn, nếu bán khóm chợ cho thƣơng lái thì khóm loại 1 khơng nhiều, thƣơng lái cố tình phân loại khơng đúng làm cho khóm dạt loại 2, loại 3 tăng lên.

Các thƣơng lái trong tỉnh cũng bán khóm cho cơng ty, sau khi thƣơng lái gom hàng theo yêu cầu của các đầu mối ở các tỉnh thì phần khóm cịn lại thƣơng lái bán cho cơng ty nhằm đa dạng hóa đầu ra.

Các nơng dân và thƣơng lái ngồi tỉnh (huyện Gị Quao, Kiêng Giang) có mối quan hệ tin cậy nhiều năm cũng thƣờng bán khóm cho cơng ty. Cơng ty ln duy trì các thƣơng lái ngồi tỉnh này để đối phó với những khó khăn về khóm nguyên liệu trong tỉnh2

.

Bình thƣờng sản lƣợng khóm cơng ty thu mua hàng ngày dao động từ 50-100 tấn/ngày tùy theo đơn đặt hàng và tùy vào giá khóm ngun liệu. Cơ sở để cơng ty quyết định giá mua nguyên liệu là từ giá sản phẩm xuất khẩu, từ so sánh giá thu mua của các nhà máy khác, từ so sánh giá với các thƣơng lái khác và từ giá thị trƣờng tại thời điểm.

3.4.4. Thị trƣờng đầu ra

Thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm khóm đóng lon, khóm đơng lạnh IQF, nƣớc ép khóm là:Đơng Á, Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ. Trong đó, đầu mối thị trƣờng chính của công ty là Châu Âu, Đông Á, Nga, Nhật… Hầu hết các thị trƣờng này là do doanh nghiệp tự tìm kiếm và đơi khi họ cũng tự liên hệ với công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty đến từ các công ty ở Thái Lan.

Phƣơng thức thanh toán chủ yếu đối với các đầu mối nƣớc ngoài là ứng trƣớc tiền mua và L/C, D/P3. Thông thƣờng cơng ty giao hàng tại cảng xuất khẩu vì nếu giao hàng tại nơi mua thì ngƣời bán phải trả tiền vận chuyển.

Hiện tại khó khăn lớn nhất của cơng ty là do suy thoái kinh tế dẫn đến nhu cầu của ngƣời tiêu dùng giảm làm ảnh hƣởng đến thị trƣờng tiêu thụ của cơng ty. Nếu nhƣ tính bình qn trong năm 2012 thì một tấn sản phẩm khóm khoanh đóng lon 30.oz bình qn là 1.350 USD/tấn thì đến tháng 4/2013 chỉ còn 990 USD/tấn.

2Ví dụ nhƣ trong năm 2012, cơng ty thiếu ngun liệu khóm để sản xuất, khóm Tân Phƣớc bị các thƣơng lái trong tỉnh và thƣơng lái Trung Quốc tranh mua nên đẩy giá khóm nguyên liệu tăng đột biến, gây khó khăn cho cơng ty. Lúc này cơng ty đã tìm nguyên liệu từ nguồn cung ngồi tỉnh.

3.4.5. Chi phí và cơ cấu chi phí

Qua kết quả tính tốn chi phí sản xuất cho 1 tấn khóm (Bảng 3-12) cho thấy: - Xét cơ cấu chi phí sản xuất cho thấy,chi phí cho ngun liệu và bao bì đã chiếm hơn 83% trong tổng chi phí. Chi phí nhân cơng chiếm khoảng 8%, cịn chi phí giao hàng và lãi vay chiếm 2% cho mỗi loại. Chi phí khấu hao chiếm hơn 4%.

- Tổng biến phí bình qn khoảng 26 triệu đồng/tấn khóm lon thành phẩmtrong năm 2012.

3.4.6. Giá bán, doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng

Trong năm 2012, theo Ngân hàng Nhà nƣớc thì bình quân 1 USD = 20.828 VNĐ. Giá bán trung bình là 1.350 USD/tấn.

Kết quả phân tích giá trị gia tăng và chi phí trung gian của q trình chế biến khóm (Bảng 3-13) cho thấy một số điểm quan trọng sau:

- Giá trị gia tăng chiếm 20% trong tổng thu. Đây là một chỉ số khá lý tƣởng đối với sản phẩm thực phẩm chế biến. Một tấn sản phẩm xuất khẩu mang về cho công ty và lao động tỉnh Tiền Gianggần 5,5 triệu đồng (giá năm 2012). Điều này cũng cho thấy việc tập trung phát triển ngành chế biến này có thể mang lại nhiều lợi ích tài chính cho cơng ty và tỉnh Tiền Giang.

Bảng 3- 12. Chi phí chế biến năm 2012 tính cho 1 tấn sản phẩm (loại khóm khoanh, cỡ lon 30.OZ)

STT Khoản mục Giá trị % trong tổng chi phí

Chi phí biến động (VC) 25.990.477 95,6%

1 Nguyên liệu chính 13.440.000 49,4%

2 Chi phí sản xuất bao bì 9.190.815 33,8%

3 Chi phí nhân cơng 2.253.662 8,3%

4 Chi phí giao hàng 556.000 2,0%

5 Lãi vay ngân hàng 550.000 2,0%

Chi phí cố định (FC) 1.200.000 4,4%

6 Chi phí quản lý/khấu hao 1.200.000 4,4%

Cộng 27.190.477 100%

- Cơ cấu trong giá trị gia tăng, đóng góp từ lao động chiếm 41%, lãi gộp chiếm 35%, dịch vụ vận chuyển chiếm 10%. Nhƣ vậy, có thể thấy chế biến khóm tạo ra nhiều thu nhập cho lao động chế biến và ngƣời cung cấp các dịch vụ liên quan.

- Trong cơ cấu lãi gộp, lãi ròng chỉ chiếm gần phân nửa giá trị, còn lại phần lớn là giá trị khấu hao. Điều này cho thấy việc đầu tƣ công nghệ rất lớn trong việc sản xuất chế biến nên việc khấu hao rất lớn này đã ảnh hƣởng đến lãi rịng của cơng ty.

- Chi phí trung gian chiếm 80% tổng thu. Phần lớn chi phí phải chi trả cho mua nguyên liệu chính chiếm 51% và phần cịn lại chi trả cho chi phí sản xuất, bao bì chiếm 49% trong tổng chi phí trung gian.

- Lãi ròng chiếm 17% giá trị gia tăng, là một chỉ tiêu khá thấp. Bình quân lợi nhuận ròng chỉ 0,93 triệu đồng cho mỗi tấn khóm xuất khẩu. Hệ số NPr/IC rất thấp trong năm 2012 (0,04) chứng tỏdoanh nghiệp phải bỏ khá nhiều vốn cho chi phí trung gian nhƣng lợi nhuận mang lại cịn thấp.

3.4.7. Vai trị của cơng ty chế biến trong chuỗi giá trị khóm

Cơng ty sử dụng khóm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị thị trƣờng cao và tiện ích cho xã hội. Cơng ty chế biến đã làm tăng giá trị cho khóm nguyên liệu và làm tăng giá trị cho chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc.

Cơng ty cung cấp cơng ăn việc làm, ổn định sinh kế cho lao động nơng thơn, đóng góp tài chính cho nền kinh tế địa phƣơng.

Xét về công nghệ chế biến, Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang sử dụng cơng nghệ ở trình độ cao. Vì vậy, cơng ty này có vai trị tiên phong trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cấp hàm lƣợng công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản ở Tiền Giang.

Bảng 3- 13. Hạch tốn của cơng ty chế biến năm 2012 tính cho 1 tấn sản phẩm

Khoản mục Giá trị % trong doanh thu % trong IC, VA Doanh thu (P) 28,117,800 100%

Chi phí trung gian (IC) 22,630,815 80% 100%

Nguyên liệu chính 13,440,000 59%

Chi phí sản xuất, bao bì 9,190,815 41%

Giá trị gia tăng (VA) 5,486,985 20% 100%

Chi phínhân cơng 2,253,662 41%

Chi phí giao hàng 556,000 10%

Chi phí lãi vay 550,000 10%

Chi phí quản lý 200,000 4% Lãi gộp (GPr) 1,927,323 35% Khấu hao 1,000,000 83% Lãi ròng (NPr) 927,323 17% P/IC 1.24 VA/IC 0.24 NPr/IC 0.04

Về thị trƣờng, cơng ty gắn bó mật thiết với thị trƣờng thế giới, nắm bắt tốt thông tin thị trƣờng, nhu cầu các loại sản phẩm chế biến từ khóm. Từ đó, các doanh nghiệp này có vai trị nhƣ là cầu nối liên kết giữa tỉnh Tiền Giang và thị trƣờng thế giới.

Với các vai trò trên, cơng ty chế biến khóm xuất khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị, có tính chất dẫn dắt đối với toàn bộ các hoạt động sản xuất chế biến khóm đạt đƣợc sự ổn định cần thiết và phát triển bền vững ngành khóm Tân Phƣớc trong tƣơng lai.

3.4.8. Tóm lƣợc

Cơng ty Chế biến Rau quả Tiền Giang có vai trị dẫn dắt sự phát triển của ngành chế biến nông sản Tiền Giang đặc biệt là khóm Tân Phƣớc. Thuộc nhóm tác nhân có chức năng chế biến công nghiệp và xuất khẩu sản phẩm, sự phát triển của cơng ty quyết định trình độ cơng nghệ chế biến và khả năng mở rộng thị trƣờng thế giới cho ngành khóm Tân Phƣớc.

Nối kết trực tiếp với thị trƣờng thế giới, cơng ty chế biến khóm tạo cơ hội xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của ngành khóm Tân Phƣớc, và tỉnh Tiền Giang ra thế giới.

Với chi phí hoạt động cao và đầu tƣ ban đầu lớn nên lợi nhuận thu về của cơng ty cịn thấp. Chƣa khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ phát triển ngành chế biến khóm trong tỉnh nói riêng và ngành chế biến nơng sản nói chung.

3.5. Các thể chế Nhà nƣớc và xã hội hỗ trợ chuỗi giá trị khóm

Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mà một số cơ quan quản lý Nhà nƣớc có những vai trị quan trọng đối với sự phát triển ngành khóm huyện Tân Phƣớc.

3.5.1. Ủy ban nhân dân huyện Tân Phƣớc

- Chịu trách nhiệm triển khai quy hoạch chi tiết và các đề án, dự án phát triển vùng khóm tập trung tại địa phƣơng.

- Chỉ đạo các ngành thuộc quyền quản lý, phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán, cách thức sản xuất, để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cây khóm.

- Tích cực vận động thành lập các hợp tác xã trong vùng chuyên canh cây khóm để làm trung tâm cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với sản xuất và đầu mối tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3.5.2. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Sở NN & PTNT)ntỉnh Tiền Giang là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về nông nghiệp đƣợc sự giao phó và giám sát của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Sở là nơi lập kế hoạch cho việc phát triển cây khóm, quản lý các hoạt động nơng nghiệp từ cây giống, kỹ thuật canh tác, hệ thống quy trình canh tác… và đào tạo, tập huấn cho nông dân thông qua các trung tâm khuyến nông, chỉ đạo trung tâm khuyến nông xây dựng các mơ hình trình diễn các tiến bộ kỹ thuật, hệ thống canh tác; chỉ đạo chi cục bảo vệ thực vật giám sát, đào tạo các quy tắc bảo vệ thực vật để đảm bảo sức khỏe cho con ngƣời.

3.5.3. Sở Khoa học và Cơng nghệ

Chủ trì nghiên cứu các cơng nghệ mới trong trồng trọt và chuyển giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời cũng tham gia hỗ trợ về áp dụng hệ thống quản lý nông sản sạch, các dự án năng suất chất lƣợng, sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chƣơng trình hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong đó có cây khóm.

Các đề tài, nghiên cứu liên quan đến cây khóm trên địa bàn tỉnh:

- Xây dựng và triển khai một số cơng đoạn cơ giới hóa trong sản xuất khóm.

- Nghiên cứu các biện pháp bảo quản và sử dụng phụ phẩm của khóm (Ananas comosus) làm thức ăn để ni gia súc nhai lại (2008).

- Phịng trừ bệnh thối rễ (do nấm Fusarium spp.) và thối nõn (do nấm Phytophthora

spp.) trên cây khóm (dứa) bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma spp. theo

hƣớng GAP tại tỉnh Tiền Giang.

- Đánh giá khả năng cố định đạm của vi khuẩn nội sinh đến năng suất và chất lƣợng của trái khóm trồng tại huyện Tân Phƣớc, tỉnh Tiền Giang.

-Sự thay đổi tính chất hóa lý sau thu hoạch của khóm tại huyện Tân Phƣớc – Tiền Giang.

- Nghiên cứu chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm từ trái khóm. Tác giả đã nghiên cứu và hồn thiện quy trình kỹ thuật nƣớc khóm ép đóng chai. Nghiên cứu chế biến và hoàn thiện quy trình kỹ thuật dứa chiên chân khơng, phối trộn với một số trái cây chiên chân không khác tạo thành sản phẩm cocktail trái cây chiên chân khơng. Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu thị trƣờng, quản lý chất lƣợng sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và cung cấp sản phẩm ra thị trƣờng. Tiếp cận, quảng bá sản phẩm, đƣa sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.

- Năm 2006 đã chọn đƣợc4 dịng khóm Queen ƣu tú mang mã số Queen IV/11, Queen VII/12, Queen VII/27 và Queen VII/33, có năng suất cao hơn 10%, có sự cải thiện về dạng quả, tỷ lệ thịt trái (54,6-58,4%) cao hơn so với cá thể tuyển chọn ban đầu, độ Brix đạt cao hơn 15%, tuy nhiên việc nhân các dịng khóm để đƣa vào sản xuất vẫn chƣa thể triển khai.

3.5.4. Sở Công thƣơng và Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại

Sở Công thƣơng là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc trên các lĩnh vực thƣơng mại, công nghiệp bao gồm xuất nhập khẩu và kinh doanh trên thị trƣờng nội địa.

Ngồi ra, Sở Cơng thƣơng cịn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu… xây dựng kế hoạch tham gia các hội chợ triển lãm trƣng bày, lễ hội trái cây, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu.

Bên cạnh đó,Sở cịn giúp phát triển các hoạt động xuất khẩu, định hƣớng thị trƣờng cho nông dân, thƣơng lái, doanh nghiệp…

3.5.5. Viện cây ăn quả Miền Nam (SOFRI)

SOFRI đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển giống và quy trình trồng trọt để cải thiện chất lƣợng, sản lƣợng cây trồng. Cũng là nơi hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc…hiệu quả cho nơng dân và có chun gia nơng học để khắc phục, xử lý các loại bệnh phát sinh trên cây khóm khi nơng dân có u cầu.

3.6. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị khóm 3.6.1. Liên kết dọc 3.6.1. Liên kết dọc

Các tác nhân liên kết với nhau mang tính đứt đoạn ở từng công đoạn sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây khóm huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)