Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 29 - 36)

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại

1.4.2.1. Các yếu tố bên trong

Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng đƣợc đo lƣờng thông qua số liệu về tổng tài sản của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian F. & Royfaizal Razali Chong (2008) tại Philippines, nghiên cứu của Pasiouras & Kosmidous (2007) tại các ngân hàng của 15 nƣớc EU trong khoảng thời gian từ 1995-2001, nghiên cứu của Staikouras, Mamatzakis & Koutsomanoli – Filippaki (2008) tại các ngân hàng Châu Âu từ năm 1998-2005 đã tìm ra mối tƣơng quan âm giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Spathis et al. (2002) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990 – 1999,

nghiên cứu của Kosmidous (2008) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990-2002 đã tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng.

Nhƣ vậy, kết luận về mối quan hệ thuận hay nghịch giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng ở những quốc gia khác nhau là không đồng nhất.

Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu đƣợc xem nhƣ là một công cụ giá trị để đo sự an tồn và lành mạnh của một ngân hàng. Nhìn chung mọi ngƣời đều tin rằng một ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu cao sẽ có lợi nhuận cao hơn. Trong cuộc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các ngân hàng ở 12 nƣớc đƣợc chọn ra từ các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, Bourke (1989) đã tìm ra mối tƣơng quan thuận giữa tình trạng đủ vốn và lợi nhuận. Ơng đã chỉ ra rằng ngân hàng có tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (gọi tắt là tỷ số vốn) càng cao thì lợi nhuận càng cao. Tƣơng tự, nghiên cứu của Berger (1995) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ trong khoảng thời gian nửa sau thập niên 1980, và nghiên cứu của Angbazo (1997) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ từ năm 1989 đến 2003 đều cho rằng các ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu cao đều có lợi nhuận cao hơn.

Mối tƣơng quan thuận giữa tỷ số vốn và lợi nhuận không chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng Mỹ. Trong một nghiên cứu về lợi nhuận của ngân hàng từ 18 nƣớc Châu Âu trong vòng 4 năm từ 1986 đến 1989, Molyneux và Thornton (1992) cũng chỉ ra rằng tỷ số vốn có tác động thuận lên lợi nhuận của ngân hàng mặc dù mối quan hệ này ít nhiều bị ảnh hƣởng bởi vấn đề sở hữu ngân hàng.

Demirguc – Kunt và Huizinga (1999) đã có một nghiên cứu rộng hơn về lợi nhuận của các ngân hàng ở 80 quốc gia bao gồm cả các nƣớc phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian từ 1988 – 1995. Họ đã đi đến kết luận rằng các ngân hàng nƣớc ngồi có lợi nhuận cao hơn các ngân hàng nội địa ở các nƣớc đang phát triển, trong khi điều này là ngƣợc lại ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung, nghiên cứu của họ ủng hộ mối tƣơng quan thuận giữa tỷ số vốn và lợi nhuận. Nghiên cứu của

Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Hy Lạp trong khoảng thời gian từ 1985 – 2001 cũng chỉ ra vốn là một nhân tố quan trọng giải thích lợi nhuận của ngân hàng, quy mơ vốn ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Mối tƣơng quan thuận giữa quy mô vốn và lợi nhuận của ngân hàng cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008) khi xem xét tác động của các biến về ngân hàng, cấu trúc tài chính và các điều kiện kinh tế vĩ mơ lên lợi nhuận biên và lợi nhuận của các ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ 1980 – 2000.

Nghiên cứu tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng cho kết quả tƣơng tự. Sammy Ben Naceur & Omran (2008) đã phân tích ảnh hƣởng của chính sách ngân hàng, sự cạnh tranh, sự cải cách tài chính đến lợi nhuận của các NHTM ở các nƣớc thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong suốt khoảng thời gian từ 1989 – 2005 và đi đến kết luận về mối tƣơng quan thuận giữa quy mô vốn và lợi nhuận. Nghiên cứu của Valentina Flamini et al. (2009) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở vùng Châu Phi cận Saharan (Sub Saharan Africa – SSA) dựa trên dữ liệu của 389 ngân hàng thuộc 41 nƣớc SSA cũng đã đi đến kết luận về mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mơ vốn và lợi nhuận. Trƣớc đó, Uhomoibhi Toni Aburime (2008) nghiên cứu về các yếu quyết định lợi nhuận của ngân hàng Nigeria từ dữ liệu của 33 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004 cũng cho kết quả tƣơng tự.

Tại Châu Á, các nghiên cứu về lợi nhuận của các ngân hàng đã đƣợc tiến hành và cho kết quả tƣơng tự. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở một nền kinh tế đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm từ Philippines trong khoảng thời gian từ 1990 – 2005, nghiên cứu của Sufian & Habibullah (2009) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2000 – 2005, cả hai nghiên cứu đã cùng tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mô vốn và lợi nhuận của ngân hàng. Gần đây nhất là nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) dựa trên dữ liệu của 29 ngân hàng Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 1992-2003 cho thấy các ngân hàng có

quy mơ vốn lớn có lợi nhuận cao. Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn. Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngân hàng có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an tồn cho ngƣời gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định.

Nhƣ vậy tất cả các nghiên cứu đƣợc thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau, tại những khu vực địa lý khác nhau đều cho kết quả về mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mô vốn và lợi nhuận của ngân hàng.

Quy mô các khoản cho vay

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn từ các doanh nghiệp thừa vốn và cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay. Sự chênh lệch đó giúp các ngân hàng kiếm đƣợc lợi nhuận. Cho vay càng nhiều, lợi nhuận càng nhiều. Alper và Anbar (2011) đã tìm thấy mối tƣơng quan âm giữa các khoản cho vay và lợi nhuận. Trong khi đó, Gur, Irshad và Zaman (2011), Sufian (2011) và Sasrosuwito danSuzuki (2011) lại tìm thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa các khoản cho vay và lợi nhuận.

Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa quy mô các khoản vay và lợi nhuận cần đƣợc kiểm định lại ở Việt Nam.

Quy mô tiền gửi

Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001) nghiên cứu các yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1995 chỉ ra rằng các ngân hàng hoạt động tốt nhất đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tài sản của họ. Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn nghĩa là ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tƣ và cho vay. Việc gia tăng hoạt động đầu tƣ và cho vay đến lƣợt nó lại mang lại lợi nhuận trên tổng tài sản cao cho ngân hàng (Linda Allen & Anoop Rai, 1996 và Ken Holden & Magdi El-Banany, 2004).

Mức độ đa dạng hóa

Khi các ngân hàng đƣợc đa dạng hóa, nó có thể sinh ra nhiều nguồn thu nhập hơn, vì thế có thể giảm đƣợc sự phụ thuộc của nó vào thu nhập từ lãi, thu nhập mà dễ dàng bị chịu ảnh hƣởng bởi môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu của Guorong Jiang et al. (2003) chỉ ra rằng các ngân hàng đa dạng hóa ở Hong Kong có lợi nhuận cao. Tƣơng tự, nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) cũng cho thấy mối tƣơng quan thuận giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận của ngân hàng Hàn Quốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có thu nhập đa dạng từ các cơng cụ phái sinh và các hoạt động thu phí khác có khả năng sinh lợi cao. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines cũng cho thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này đƣa ra lời đề nghị rằng các ngân hàng nên cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc phát triển công nghệ để tăng thêm tính tiện ích cho các sản phẩm của mình cũng nhƣ góp phần cải thiện năng suất lao động cho ngân hàng.

Rủi ro tín dụng

Các nghiên cứu của Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2008) ở Hy Lạp, Panayiotis P.Athanasoglou et.al (2006) ở vùng Đông Nam Châu Âu, Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines, Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) ở Macao, Fadlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc đều tìm ra mối tƣơng quan âm giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu này đƣa ra lời khuyên rằng các ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng hơn là việc mở rộng dƣ nợ tín dụng.

Rủi ro thanh khoản

Molyneux & Thornton (1992) và Fadzlan Sufian (2011) đều tìm ra mối tƣơng quan nghịch giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng có khả năng thanh khoản kém hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn. Vì tài

sản của các ngân hàng này khơng tồn tại dƣới dạng tiền mặt mà đƣợc đầu tƣ vào các hoạt động khác mang lại lợi nhuận cao hơn.

Chi phí hoạt động

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì lợi nhuận càng thấp. Và lập luận đó đã đƣợc ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Bourke (1989), Guorong Jiang et al. (2003), Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005), Fadzlan Sufian (2011), Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Sufian & Habibullah (2009).

Ngƣợc lại, Molyneur & Thornton (1992) lại phát hiện ra biến chi phí có tác động thuận đến lợi nhuận của ngân hàng Châu Âu. Họ đã chứng minh đƣợc rằng các ngân hàng đạt đƣợc lợi nhuận cao khi có chi phí tiền lƣơng cao. Nghiên cứu của Balachandher K.Guru et al.(2002) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở Malaysia, sử dụng mẫu là 17 NHTM Malaysia trong khoảng thời gian từ 1986 - 1995 đã cho kết quả về mối tƣơng quan thuận giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng. Mối tƣơng quan thuận giữa lợi nhuận và chi phí cũng đƣợc tìm thấy ở Tunisia trong nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008). Kết quả nghiên cứu của họ đã ủng hộ học thuyết tiền lƣơng: lƣơng tăng thì năng suất lao động cũng tăng.

Chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất của ngân hàng bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động là một trong những nguồn chi phí vốn của ngân hàng. Đó là lý do tại sao Steven Fries et al. (2002) cho rằng hàm số lợi nhuận của một ngân hàng bao gồm tiền lãi để thanh toán cho ngƣời gửi tiền. Mặt khác, tiền lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng là nguồn thu nhập chủ yếu đƣợc dùng để tái đầu tƣ mở rộng kinh doanh. Bobáková (2003) cho rằng lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi chính sách lãi suất và chính sách này có thể đƣợc điều chỉnh để nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế, yếu tố quyết định chính là năng lực của ngân hàng trong việc xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ, từng nhóm khách hàng để đáp ứng chi

phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động cũng nhƣ lợi nhuận yêu cầu của các cổ đông ngân hàng.

Năng suất lao động

Những bằng chứng thực nghiệm từ Panayiotis P. Athanasoglou et al. (2005) đã chỉ ra rằng năng suất lao động tăng có ảnh hƣởng tích cực và quan trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này cho thấy năng suất lao động cao là một nhân tố quan trọng tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng. Vì thế, các ngân hàng nên hƣớng đến mục tiêu tăng năng suất lao động thông qua các chiến lƣợc khác nhƣ: giữ ổn định đội ngũ lao động, đảm bảo chất lƣợng cao hơn của lao động đƣợc tuyển dụng mới, cắt giảm nhân sự để tăng tổng đầu ra bằng cách tăng cƣờng đầu tƣ vào các tài sản cố định kết hợp với công nghệ mới.

Tình trạng cơng nghệ thơng tin

Hệ thống cơng nghệ thơng tin góp phần quan trọng trong việc quản lý cũng nhƣ hiệu quả dịch vụ khách hàng. Porter & Millar (1985) đã chứng minh rằng đầu tƣ vào cơng nghệ thơng tin đóng một vai trị quan trọng trong việc giảm tổng chi phí của ngân hàng (đƣa ra lợi thế chi phí) và đa dạng hóa sản phẩm (đƣa ra lợi thế cạnh tranh), đƣợc phản ánh trong sự gia tăng của lợi nhuận ròng.

Sử dụng những bằng chứng từ những dữ liệu kế toán, Holden và El-Bannany đã điều tra thực nghiệm xem liệu việc đầu tƣ vào hệ thống cơng nghệ thơng tin có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng Mỹ trong suốt khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1996 hay không. Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng việc đầu tƣ vào hệ thống công nghệ thông tin (chủ yếu là đầu tƣ vào hệ thống máy ATM) có ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Tƣơng tự, một vài nghiên cứu khác (ví dụ nhƣ: Abdullah, 1985; Katagiri, 1989; Shawky, 1995 và Gupta, 1998) cho thấy rằng việc phát triển hệ thống máy ATM của ngân hàng sẽ đem lại thu nhập từ dịch vụ cao hơn mà không cần phải tuyển thêm nhân sự và mở thêm chi nhánh, vì vậy giảm đƣợc chi phí giao dịch và cuối cùng là tăng lợi nhuận của ngân hàng. Sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch

ngân hàng cũng giúp làm giảm chi phí giao dịch và nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Daniel và Storey (1997) rút ra từ kết quả của một cuộc điều tra trong đó mỗi giao dịch không dùng tiền mặt giảm đƣợc 1,08 bảng Anh cho một chi nhánh.

Nhƣ vậy, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc phát triển công nghệ thơng tin góp phần tích cực làm tăng lợi nhuận của các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)