Nợ xấu là những khoản nợ mà ngân hàng cho vay có rủi ro khơng thu hồi đƣợc. Nhiều ngƣời ví nợ xấu là bức tƣờng khiến cho hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp không thể hoạt động đƣợc. Mức độ tác động của nợ xấu khiến nền kinh tế trở nên suy kiệt. Do đó cần phải có nhiều giải pháp kịp thời để xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM
3.3.1. Đối với Nhà nƣớc và Chính phủ
Nhà nƣớc cần chứng khốn hóa các khoản nợ khó địi theo 2 phƣơng pháp:
Nếu doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tƣ đang triển khai chƣa đi vào hoạt động có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn. Điều này nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển.
Phƣơng pháp thứ hai là chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới . Đối với Việt Nam, từ trƣớc tới nay đã có rất nhiều trƣờng hợp thành công, không những cứu đƣợc doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn đƣợc nguồn vốn của các ngân hàng.
Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nƣớc ngồi có tiểm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém (ngân hàng yếu kém, theo định nghĩa của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tƣ tài chính Việt Nam, là những ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao).
Nhà nƣớc cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này giúp giảm lãi suất huy động, và giúp hệ thống NHTM có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy tiến trình chứng khốn hóa các khoản nợ.
Chính phủ nên tìm cách phá băng thị trƣờng bất động sản, mở đƣờng cho tín dụng bấn động sản phát triển và xử lý nợ xấu do việc đóng băng bất động sản gây ra. Nhà nƣớc nên giảm 50% thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn nhƣ xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biền, vận tải biển nội địa, cơ khí.
Nhà nƣớc nên cơ cấu lại, phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hƣớng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Không nên đặt mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà phải là tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành, lĩnh vực chƣa cấp thiết.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
NHNN cần phải hoàn thiện hệ thống dự báo, thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để có những cảnh báo kịp thời, nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, NHNN cần nâng cao tính độc lập của thanh tra ngân hàng, sắp xếp lại công tác thanh tra tại chỗ, hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin phục vụ cho cơng tác thanh tra, giám sát, hồn thiện các chỉ tiêu giám sát theo thông lệ quốc tế.
NHNN cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng
yếu kém. Tuy nhiên, việc mua lại này cần sự hỗ trợ tài chính từ phía NHNN.
3.3.3. Đối với các NHTM
Các ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này sẽ giúp NHTM nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, có thể giảm quỹ lƣơng nhƣng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng.
Các ngân hàng cần có chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn này. Cách thức này giúp giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phịng tỷ lệ nợ xấu.
Để các điều kiện cơ bản của tiến trình chứng khốn hóa đƣợc thành cơng, trong vai trò đồng chủ nợ, các ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, các ngân hàng nên sử dụng các công ty con của mình nhƣ cơng ty quản lý mua bán nợ, cơng ty chứng khốn hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khốn hóa.
Các ngân hàng cần tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%. Đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài lên mức 25% hoặc 30% vốn điều lệ.