Nghĩa các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 47 - 51)

2.3.2.1. Biến LNTA

LNTA là biến đƣợc sử dụng đại diện cho quy mô ngân hàng. Quy mô ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Biến LNTA đƣợc đƣa vào mơ hình hồi quy để xem xét tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) của các ngân hàng. Nếu LNTA có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì lợi nhuận càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để nâng cao lợi nhuận của mình. Ngƣợc lại, trƣờng hợp xuất hiện mối tƣơng quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mơ thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, lợi nhuận cũng vì thế mà bị giảm đi.

Các nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Ben Naceur & Goaied (2008), Fadzlan Sufian (2011) cũng đã sử dụng tỷ số này để đo lƣờng quy mô ngân hàng và cho ra một kết quả không thống nhất về mối tƣơng quan giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, LNTA trong nghiên cứu này có thể có mối tƣơng quan dƣơng hoặc âm đối với lợi nhuận của ngân hàng.

2.3.2.2. Biến CA

CA là biến đƣợc sử dụng đại diện cho quy mô vốn chủ sở hữu. Biến CA đƣợc đo lƣờng bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an tồn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Một cấu trúc vốn mạnh là một yếu tố hết sức cần thiết cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ở các nền kinh tế đang phát triển, bởi lẽ nó tạo thêm sức mạnh cho các TCTD có thể đứng vững qua các cuộc khủng hoảng tài chính và làm tăng mức độ an tồn cho ngƣời gửi tiền trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Nếu tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng đó sử dụng địn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao.

Các nghiên cứu của Panayiotis P.Athanasoglou et.al (2006), Ben Naceur & Goaied (2008), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) cũng đã sử dụng tỷ số này để đo lƣờng quy mô vốn của ngân hàng và đều cho kết luận về tác động tích cực của quy mô vốn chủ sở hữu lên lợi nhuận của ngân hàng; vì vậy, biến CA cũng đƣợc dùng trong nghiên cứu này và đƣợc kỳ vọng có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của ngân hàng.

2.3.2.3. Biến LA

LA là biến đƣợc sử dụng đại diện cho quy mô các khoản cho vay. Biến LA đƣợc đo lƣờng bằng dƣ nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản. Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì hoạt động chính của ngân hàng là huy động tiền gửi để cho vay và kiếm tiền chênh lệch. Theo lý thuyết thì cho vay càng nhiều, lợi nhuận càng nhiều. Gur, Irshad và Zaman (2011), Sufian (2011) và Sasrosuwito danSuzuki (2011) đã tìm thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa các khoản cho vay và lợi nhuận. Trong khi đó, Alper và Anbar (2011) lại tìm thấy mối tƣơng quan âm giữa các khoản cho vay và lợi nhuận.

Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa quy mô các khoản vay và lợi nhuận cần đƣợc kiểm định lại ở Việt Nam.

2.3.2.4. Biến DP

DP là biến đƣợc sử dụng đại diện cho quy mô tiền gửi. Biến DP đƣợc đo lƣờng bằng số dƣ tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản. Tiền gửi khách hàng đƣợc xem nhƣ một nguồn vốn chính của ngân hàng, tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có đƣợc nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn này sau khi đƣợc dùng để cấp tín dụng hoặc đầu tƣ vào các hoạt động kinh doanh khác sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng do chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra cao. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp tỷ số DP thấp, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác nhƣ vay trên thị trƣờng liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá…với chi phí cao hơn làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm, khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng theo chiều hƣớng tiêu cực. Nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001), Anna P.I.Vong

& Hoi Si Chan (2009) đã sử dụng tỷ số này để đo lƣờng quy mô tiền gửi của ngân hàng. Vì vậy, tỷ số DP cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của ngân hàng.

2.3.2.5. Biến NIM và biến NII

Trong nghiên cứu này, liên quan đến cấu trúc thu nhập-chi phí, có 2 tỷ số đƣợc sử dụng là NIM và NII. NIM đƣợc đo lƣờng bằng thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản và NII đƣợc đo lƣờng bằng thu nhập ngoài lãi thuần (bao gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tƣ, lợi nhuận thuần từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần) chia cho tổng tài sản.

Sufian (2011) cũng đã tìm thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa 2 biến này với lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, cả 2 tỷ số này đƣợc kỳ vọng là có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của ngân hàng.

2.3.2.6. Biến GDP

GDP là biến đƣợc sử dụng đại diện cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Biến này đƣợc đo lƣờng bằng cách lấy logarit tự nhiên của GDP danh nghĩa hàng năm.

Trong thời kỳ kinh tế tăng trƣởng, các nhu cầu về tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng càng tăng nên ngân hàng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, chỉ tiêu GDP đƣợc kỳ vọng là có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của ngân hàng (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Bikker và Hu, 2002).

2.3.2.7. INF

Biến INF đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ lạm phát hằng năm của Việt Nam. Lạm phát cao đồng nghĩa với chi phí cao hơn và thu nhập cao hơn. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thể cùng chiều hoặc ngƣợc chiều (Perry, 1992). Nếu một ngân hàng có thu nhập tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí thì lạm phát có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập

thì lạm phát có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Hầu nhƣ các cuộc nghiên cứu đều tìm thấy tác động tích cực của lạm phát lên lợi nhuận (Bourke, 1989; Molyneux và Thorton, 1992; Hassan và Bashir, 2003; Kosmidou, 2006). Do đó, trong nghiên cứu này, biến INF đƣợc kỳ vọng là tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận.

Bảng 2.2. Mơ tả các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Biến số Cách đo lƣờng biến Dấu kỳ

vọng Phụ thuộc

ROA Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản

ROE Lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu

Độc lập

Các nhân tố bên trong

LNTA Logarit tự nhiên của tổng tài sản +/-

CA Vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản +

LA Dƣ nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản +/-

DP Số dƣ tiền gửi của khách hàng chia cho tổng tài sản +

NIM Thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản +

NII Tổng thu nhập ngoài lãi thuần chia cho tổng tài sản +

Các nhân tố bên ngoài

GDP Logarit tự nhiên của GDP danh nghĩa hàng năm +

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)