Nghĩa các kết quả ƣớc lƣợng của mơ hình hồi quy (2.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 58 - 63)

2.3.3. Phân tích kết quả hồi quy

2.3.3.5. nghĩa các kết quả ƣớc lƣợng của mơ hình hồi quy (2.2)

 Ý nghĩa của R2

:

Kết quả bảng 2.5 cho thấy R2=85.24%, điều này có nghĩa là: các biến độc lập trong mơ hình (bao gồm LNTA, CA, LA, DP, NIM, NII, GDP và INF) đã giải thích đƣợc 85.24% sự biến động của ROE. Còn 14.76% còn lại sự biến động của ROE chƣa đƣợc giải thích là do sai số hoặc bởi các nhân tố khác chƣa đƣợc đƣa vào mơ hình.

 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố trong mơ hình (bao gồm hệ số constant) có ý nghĩa về mặt thống kê. Ý nghĩa của từng hệ số hồi quy là:

 C (β0) = 3.615298: trong điều kiện kinh tế Việt Nam không tăng trƣởng, khơng có lạm phát và các điều kiện khác khơng đổi thì ROE trung bình của 8 ngân hàng là 3.62%

 Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì:

 Khi tổng tài sản của các ngân hàng tăng lên 1% thì ROE trung bình của 8 ngân hàng tăng lên 0.08% (β1 = 0.083767)

 Khi quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng lên 1% thì ROE trung bình của 8 ngân hàng tăng lên 0.56% (β2 = 0.559902)

 Khi tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tăng lên 1% thì ROE trung bình của 8 ngân hàng tăng lên 1.84% (β5 = 1.840426)

 Khi tỷ lệ thu nhập ngồi lãi thuần (NII) tăng lên 1% thì ROE trung bình của 8 ngân hàng tăng lên 6.37% (β6 = 6.373701)

 Khi GDP tăng lên 1% thì ROE trung bình của 8 ngân hàng tăng lên 0.14% (β7 = 0.142474)

 Khi lạm phát tăng lên 1% thì ROE trung bình của 8 ngân hàng tăng lên 0.23% (β8 = 0.227208)

Qua đó, ta có thể thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng không bị sai dấu và đúng nhƣ kỳ vọng ban đầu, cụ thể là:

Quy mô ngân hàng (đo lƣờng thông qua biến LNTA)

Quy mơ ngân hàng có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các ngân hàng. Mối tƣơng quan dƣơng chỉ ra rằng các ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì lợi nhuận càng tăng, thể hiện tính kinh tế theo quy mơ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Spathis et al.(2002), Kosmidou (2008). Nghiên cứu này cho rằng quy mơ ngân hàng có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của ngân hàng bởi hai lý do: Thứ nhất, nhờ sức mạnh của thị trƣờng, các ngân hàng lớn sẽ trả chi phí đầu vào ít hơn. Thứ hai, ngân hàng có thể có lợi thế kinh tế theo quy mơ thơng qua việc phân bổ chi phí cố định trên một khối lƣợng giao dịch lớn hơn.

Thực vậy, ở Việt Nam, các ngân hàng có quy mô lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank, Eximbank...nhờ vào sức mạnh thị trƣờng có thể thu hút đƣợc nguồn vốn huy động lớn từ các tập đồn, tổng cơng ty nhà nƣớc với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp; các ngân hàng này lại có lợi thế kinh tế theo quy mơ khi chi phí cố định đƣợc phân bổ cho một khối lƣợng giao dịch lớn. Vì thế, lợi nhuận của các ngân hàng này rất lớn.

Quy mô vốn chủ sở hữu (đo lƣờng thông qua biến CA)

Quy mơ vốn chủ sở hữu có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các NHTM và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong cả 2 mơ hình (2.1) và (2.2), chứng tỏ quy mơ vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận của các NHTM. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây nhƣ: Bourke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Berger (1995) và Anghazo (1997) ở Hoa Kỳ; Samy Ben Naceur & Goaied (2008) ở Tunisia; Sammy Ben Naceur & Omran (2008) ở Trung Đông và Bắc Phi; Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở

Philippines; Sufian & Habibullah (2009) ở Trung Quốc; Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) ở Hy Lạp, nghiên cứu này cho rằng mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mô vốn và lợi nhuận đã phản ánh tình hình tài chính lành mạnh của các ngân hàng Hy Lạp. Một ngân hàng có vị trí vốn vững mạnh có khả năng theo đuổi các cơ hội kinh doanh một cách hiệu quả hơn, có nhiều thời gian và sự linh hoạt để đối phó với những vấn đề phát sinh từ những tổn thất khơng mong muốn, do đó đạt đƣợc khả năng sinh lợi cao; Fadzlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc, nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn. Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngân hàng có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn cho ngƣời gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định.

Mức độ đa dạng hóa (đo lƣờng thơng qua biến NIM và biến NII)

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần (NII) đều có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các ngân hàng. Biến NIM có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và biến NII có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả 2 mơ hình (2.1) và (2.2). Đặc biệt, tỷ lệ thu nhập ngồi lãi thuần (biến NII) có tác động lớn nhất tới ROA và ROE. Điều này chứng tỏ các ngân hàng có thu nhập ngồi lãi nhƣ thu nhập từ hoạt động dịch vụ, từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ việc góp vốn mua cổ phần…càng cao thì lợi nhuận càng cao.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Guorong Jiang et al. (2003) ở Hong Kong chỉ ra rằng các ngân hàng đƣợc đa dạng hóa ở Hong Kong có lợi nhuận cao, Fadzlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc chỉ ra rằng các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cao nhƣ thu nhập từ các công cụ phái sinh, thu nhập từ kinh doanh chứng khốn, thu từ các khoản phí dịch vụ sẽ có lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines cũng tìm ra mối tƣơng quan dƣơng này và đƣa ra lời đề nghị rằng các ngân hàng nên cung cấp nhiều

sản phẩm và dịch vụ mới để nâng cao lợi nhuận, ngoài ra cũng cần chú trọng đến việc phát triển công nghệ để tăng thêm tính tiện ích cho các sản phẩm của mình cũng nhƣ góp phần cải thiện năng suất lao động cho ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của các NHTM. Năm 2006, các NHTM đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà trƣớc hết là dịch vụ thanh tốn, trong đó đáng chú ý nhất là dịch vụ thẻ ATM. Các ngân hàng đã có đƣợc các nguồn thu mà năm 2005 chƣa có nhƣ: thu phí dịch vụ thanh tốn, thu phí dịch vụ ủy thác, đại lý, thu phí dịch vụ ngân quỹ, thu phí dịch vụ bảo lãnh...Các loại hình dịch vụ này đã làm gia tăng đáng kể nguồn thu nhập cho ngân hàng bên cạnh nguồn thu truyền thống từ dịch vụ cho vay.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP)

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các ngân hàng và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% ở cả 2 mơ hình (2.1) và (2.2). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam càng cao thì lợi nhuận của các ngân hàng càng tăng; điều này có thể đƣợc lý giải rằng khi kinh tế tăng trƣởng sẽ kéo theo nhu cầu tín dụng và nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng tăng, các ngân hàng có nguồn thu dồi dào và đa dạng hơn, làm cho lợi nhuận của các ngân hàng tăng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Bourke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Nier (2000) ở Anh, Balachandher K.Guru et al.(2002) ở Malaysia, Bashir (2003) ở Trung Đông, Gerlach et al.(2004) ở Hong Kong, Sufian & Habibullah (2009) ở Trung Quốc...

Lạm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát của kinh tế Việt Nam càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng tăng. Điều này chứng tỏ khi lạm phát tăng, các ngân hàng đều có tốc độ tăng thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng chi phí, giúp cho cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 trình bày mơ hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của 8 NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2012.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố: quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần, tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát đều có mối tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các ngân hàng. Các yếu tố cịn lại có tác động dƣơng tới lợi nhuận của các ngân hàng nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê tại các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Trong đó, tỷ lệ thu nhập ngồi lãi thuần là yếu tố có tác động lớn nhất và quy mơ ngân hàng là yếu tố có tác động ít nhất tới ROA và ROE.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tác giả dùng Fixed Effect Model phù hợp hơn dùng OLS và mơ hình này phù hợp với mẫu nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có 6 nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của 8 NHTM Việt Nam là: quy mô ngân hàng (đo lƣờng thông qua biến LNTA), quy mô vốn chủ sở hữu (đo lƣờng thông qua biến CA), thu nhập lãi thuần và thu nhập ngồi lãi thuần (đo lƣờng thơng qua biến NIM và NII), tốc độ tăng trƣởng kinh tế (đo lƣờng thông qua biến GDP) và tỷ lệ lạm phát (đo lƣờng thông qua biến INF). Để nâng cao lợi nhuận cho các NHTM cần có nhiều giải pháp khác nhau dành cho Nhà nƣớc, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và bản thân các NHTM.

3.1. Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng tốc độ phát triển GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)