1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại
1.4.2.2. Các yếu tố bên ngoài
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo kinh nghiệm thông thƣờng, trong thời kỳ kinh tế bùng nổ sẽ có nhiều nhu cầu tín dụng hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao sẽ làm tăng sức mạnh cho các gói dƣ nợ tín dụng vì lúc này các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, khả năng trả nợ cao hơn góp phần vào việc giảm rủi ro tín dụng. Ngƣợc lại, điều kiện kinh tế suy thối có thể gây tổn thất cho ngân hàng do tăng các khoản vay không hiệu quả. Bourke (1989) đã đƣa ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy tăng trƣởng kinh tế làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu khác nhƣ nghiên cứu của Nier (2000), Balachandher K.Guru et al.(2002), Bashir (2003), Gerlach et al.(2004), Sufian & Habibullah (2009) cũng tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế và lợi nhuận của ngân hàng.
Trong khi kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) lại cho thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế khơng có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nhƣ vậy, kết quả về tác động của yếu tố tốc độ phát triển kinh tế lên lợi nhuận của các ngân hàng ở những quốc gia khác nhau là không đồng nhất.
Lạm phát
Những bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Demirguc – Kunt và Huizinga (2001) đã chỉ ra rằng lạm phát làm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Họ cho rằng mối tƣơng quan dƣơng giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng sẽ làm cho thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát cao đi cùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao. Nhƣng nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng.
Sử dụng dữ liệu của 154 ngân hàng trong suốt khoảng thời gian từ 1980 – 2006, Uhomoibhi Toni Aburime (2008) đã nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng Nigeria và cũng tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng. Cùng cho kết quả về quan hệ thuận giữa hai biến này cịn có các nghiên cứu của Balachandher K.Guru et al. (2002), P. Athanasoglou et.al (2006), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Uche (1996) và Ogowewa và Uche (2006) lại cho kết quả âm. Họ giải thích rằng ở Nigeria, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thƣơng và lạm phát là nhân tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này. Lạm phát gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và lợi nhuận giảm xuống. Không chỉ riêng ở Nigeria, nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) cũng cho kết quả tƣơng tự ở Philippines.
Nhƣ vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên lợi nhuận của ngân hàng theo chiều hƣớng hoàn toàn khác nhau.
Cung tiền
Những thay đổi trong cung tiền có thể dẫn đến những thay đổi trong GDP danh nghĩa và cấp độ giá. Các nghiên cứu trƣớc đây đã sử dụng cung tiền nhƣ một thƣớc đo quy mơ thị trƣờng (market size) để tìm hiểu tác động của biến này đến lợi nhuận của
ngân hàng. Nghiên cứu của Sufian & Habibullah (2009) đã tìm ra mối tƣơng quan nghịch giữa cung tiền và lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) lại khơng tìm thấy mối liên hệ giữa cung tiền và lợi nhuận của các ngân hàng Philippines.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán càng phát triển rộng, càng năng động và càng hiệu quả khi đất nƣớc trở nên giàu có hơn. Vì thế, các nƣớc đang phát triển thƣờng có ít thị trƣờng chứng khốn phát triển hơn. Theo những nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Bashir (2000), Demirguc – Kunt và Huizinga (2001), Sammy Ben Naceur (2003), Sammy Ben Naceur & Goaied (2008) chỉ ra rằng ngân hàng sẽ có cơ hội nâng cao lợi nhuận ở những nƣớc có thị trƣờng chứng khốn phát triển. Vì khi thị trƣờng chứng khốn phát triển, các ngân hàng có thể dễ dàng tăng vốn của mình, mà vốn lại là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa, khi thị trƣờng chứng khốn phát triển, thơng tin tài chính của các cơng ty sẽ minh bạch hơn, nhờ đó các ngân hàng có thể đƣa ra các quyết định cho vay chính xác, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng, từ đó làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Chế độ tỷ giá hối đoái
Lợi nhuận của ngân hàng ở một quốc gia có thể bị ảnh hƣởng bởi chế độ tỷ giá hối đối ở quốc gia đó. Ogunleye (1995) đã khẳng định rằng lợi nhuận của ngân hàng có thể bị hạn chế bởi chế độ tỷ giá cố định; trong khi đó, chế độ tỷ giá thả nổi có điều chỉnh và thả nổi hồn tồn lại cho phép một biên độ đủ rộng cho các ngân hàng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và vì thế có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao.
Tuy nhiên, Uhomoibhi Toni Aburime (2008) lại tìm ra mối tƣơng quan âm giữa chế độ tỷ giá hối đoái và lợi nhuận của ngân hàng, nghiên cứu chỉ ra rằng ngân hàng Nigeria tạo ra đƣợc lợi nhuận cao hơn trong thời kỳ chế độ tỷ giá cố định.
Nghiên cứu của Demirguc – Kunt & Huizinga (1999) đã tìm ra mối tƣơng quan âm giữa tỷ số độc quyền và lợi nhuận biên của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ số tổng tài sản toàn ngành ngân hàng trên GDP càng lớn và tỷ số độc quyền càng thấp thì lợi nhuận biên và lợi nhuận cảng giảm. Các nghiên cứu của P.Athanasoglou et al. (2006) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở vùng Đông Nam Châu Âu trong khoảng thời gian từ 1998 – 2002, Fadzlan Sufian (2011) tại Hàn Quốc cũng cho kết quả tƣơng tự.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008) lại cho kết quả ngƣợc lại. Nghiên cứu giải thích mối tƣơng quan âm này có nghĩa là độc quyền làm cho lợi nhuận của các NHTM Tunisia thấp hơn so với thị trƣờng cạnh tranh.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đƣa ra những cơ sở lý luận về NHTM và lợi nhuận của các NHTM. Trong đó nêu bật lên các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các NHTM dựa trên những nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trƣớc đây ở các nƣớc trên thế giới.
Cụ thể là: các nhân tố bên trong thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu bao gồm: quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô các khoản cho vay, quy mô tiền gửi, mức độ đa dạng hóa, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, chi phí hoạt động, chính sách lãi suất, năng suất lao động, tình trạng cơng nghệ thơng tin; các nhân tố bên ngoài thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm: tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, cung tiền, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, chế độ tỷ giá hối đoái, mức độ độc quyền của ngành ngân hàng.
Kết quả về tác động tiêu cực hay tích cực của các yếu tố kể trên đến lợi nhuận của các NHTM ở mỗi quốc gia khác nhau là khơng đồng nhất, điều đó cịn tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế đặc thù của từng vùng, từng quốc gia trong mỗi giai đoạn nghiên cứu nhất định.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHTM NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM