3.4. Giải pháp hạn chế rủi ro ngân hàng
3.4.1. Hạn chế rủi ro tín dụng
Ngân hàng ln tìm cách để nâng cao thu nhập từ lãi vay. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng càng tăng thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm và ngƣợc lại; vì vậy để nâng cao lợi nhuận, các ngân hàng cần có các biện pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng của mình.
Các ngân hàng cần cơ cấu lại danh mục cho vay bằng cách tính tốn, chỉ ra đƣợc với tỷ suất sinh lời chấp nhận đƣợc thì tỷ trọng đầu tƣ tối ƣu vào mỗi ngành, mỗi vùng là bao nhiêu để rủi ro thấp nhất. Ngoài ra, việc định giá các khoản vay phải đƣợc thực hiện một cách khoa học dựa trên chi phí vốn, mức độ rủi ro của khoản vay và mức lợi nhuận hợp lý của ngân hàng, không nên áp dụng một mức lãi suất chung cho tất cả mọi khách hàng.
Các ngân hàng cần trích lập dự phịng rủi ro trên cơ sở mức rủi ro của từng khoản vay chứ khơng chỉ trên cơ sở nợ q hạn. Vì trên thực tế có các khoản vay mặc dù chƣa đến hạn nhƣng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần đƣợc dự phòng song lại khơng đƣợc trích lập.
Vì giá trị của tài sản đảm bảo đặc biệt là các bất động sản thƣờng biến động trong suốt thời gian cho vay, gây ảnh hƣởng không tốt đến việc xử lý nợ của ngân hàng khi khách hàng khơng có khả năng thanh toán, nên trong thời gian gần đây các ngân hàng thế giới đã bắt đầu áp dụng hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản đảm bảo nhằm sàng lọc, quản lý các tài sản đảm bảo của khách hàng trƣớc,
trong và sau khi cho vay. Việc đánh giá, chấm điểm tài sản đảm bảo giúp các ngân hàng ƣớc tính một cách chính xác giá trị có thể thu hồi trong tƣơng lai khi khách hàng không thể trả đƣợc các khoản nợ vay, góp phần giảm thiểu những tổn thất không thể lƣờng trƣớc đƣợc phát sinh từ hoạt động tín dụng. Kết quả xếp hạng tài sản đảm bảo sẽ đƣợc kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để đƣa ra quyết định tín dụng thận trọng và chính xác nhất. Ngồi ra, việc quản lý tài sản đảm bảo sau khi cho vay giúp các ngân hàng sớm nhận ra mức độ tổn thất giá trị của tài sản đảm bảo để có hƣớng xử lý kịp thời. Với những lợi ích mà hệ thống xếp hạng tài sản đảm bảo mang lại, các ngân hàng cần nghiên cứu và cho ứng dụng hệ thống này ở đơn vị mình để giảm đến mức thấp nhất những tổn thất từ rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro khơng thể tránh khỏi của ngành ngân hàng, nhất là trong điều kiện một nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam, thì việc quản trị rủi ro tín dụng càng trở nên khó khăn hơn; vì vậy, các ngân hàng phải tự bảo vệ mình trƣớc những rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở chủ động xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hệ thống xếp hạng tài sản đảm bảo, tính tốn những chỉ tiêu đánh giá phù hợp với đặc thù của từng ngân hàng chứ không chỉ dựa vào những chỉ tiêu theo quy định của NHNN.