Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 78 - 81)

3.4. Giải pháp hạn chế rủi ro ngân hàng

3.4.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

NHNN vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thơng qua các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu

chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trƣờng mở tại Ngân hàng Nhà nƣớc. Đối với các NHTM nhỏ khơng đủ giấy tờ có giá hoặc khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng mở thì Ngân hàng Nhà nƣớc hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của NHNN rất ngắn hạn và các NHTM đƣợc yêu cầu phải điều chỉnh lại, tự cơ cấu và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.

3.4.2.2. Đối với các NHTM

 Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là cơng việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trƣờng; cơ cấu lại dƣ nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

 Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm nhƣ vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dịng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý.

 Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất, khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trƣờng; cần có cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trƣớc hạn khi lãi suất thị trƣờng tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đƣa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại đƣợc tiền từ ngân hàng.

Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì nhƣ vậy, so ra vẫn cịn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hƣởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

 Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhƣng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ nhƣ huy động trung, dài hạn hai năm nhƣng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền ra và dịng tiền vào của mình.

 Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trƣờng tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trƣờng tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trƣờng REPO là cơng cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khốn nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những cơng cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trƣờng biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn.

Quản lý rủi ro thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn đề của các dòng tiền, vấn đề cơ cấu của tài sản Nợ - Có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt động quản trị của một ngân hàng thƣơng mại. Vì thế, các NHTM cần hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lƣờng, kiểm sốt các rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra. Các ngân hàng cần có đƣợc khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới

các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đƣa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ.

3.4.3. Hạn chế rủi ro con ngƣời

Rủi ro con ngƣời là rủi ro liên quan đến nhân viên của ngân hàng; chẳng hạn nhƣ cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ khống để vay vốn, cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận thù lao, cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhƣng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân, hay nhƣ nhân viên thiếu kinh nghiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ dẫn tới hạch toán sai, nhầm lẫn...

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cán bộ ngân hàng bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp nhƣ: lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, rút tiền ngân hàng. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chng báo động cho vấn đề đạo đức kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.

Để hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh nhiều ngân hàng đã xây dựng nên những bộ quy chuẩn đạo đức để áp dụng trong ngân hàng. Thế nhƣng những bộ quy chuẩn này vẫn chƣa thực sự đem lại hiệu quả bởi các quy định này vẫn chỉ

chung chung chứ chƣa đi vào bản chất của vấn đề.

Do đó, để hạn chế rủi ro đạo đức, các ngân hàng cần thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết hơn, trong đó có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, vấn đề đạo đức cũng cần đƣợc xem là tiêu chí quan trọng khi đánh giá KPI (hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả công việc) của từng nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)