Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 41 - 46)

Trong bài nghiên cứu này, lợi nhuận của các NHTM đƣợc đo lƣờng thông qua hai chỉ tiêu là ROA và ROE

2.2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận ROA

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. ROA đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của cơng ty.

Cơng thức tính ROA:

ROA cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ (hay lƣợng tài sản). Tài sản của công ty đƣợc hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này đƣợc sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của các NHTM. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tƣ thành lợi nhuận đƣợc thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì chứng tỏ NHTM đang kiếm đƣợc nhiều tiền hơn trên lƣợng đầu tƣ ít hơn.

Bảng 2.1. Tình hình lợi nhuận thơng qua chỉ tiêu ROA của 8 NHTM trong những năm qua

(đơn vị tính: %) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 2.06 2.10 1.31 1.14 1.14 0.44 EXIMBANK 1.37 1.47 1.73 1.38 1.66 1.26 NAM VIỆT 0.75 0.52 0.76 0.79 0.74 0.01 SACOMBANK 2.16 1.40 1.61 1.27 1.45 0.66 SHB 1.03 1.35 1.16 0.97 1.06 1.45 VIETCOMBANK 1.22 1.23 1.54 1.40 1.15 1.07 VIETINBANK 0.69 0.93 0.53 0.93 1.36 1.23 MB 1.66 1.57 1.70 1.59 1.38 1.32

(Nguồn: tự tính tốn từ số liệu các báo cáo tài chính của các ngân hàng)

với cơng thức ROA đƣợc tính nhƣ sau:

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy ROA của các NHTM tăng giảm không đều qua các năm. ACB và Sacombank có ROA cao hơn các ngân hàng cịn lại nhƣng mức cao nhất là 2.16%, vẫn khơng q 3%/năm. Trong đó ngân hàng Nam Việt có ROA thấp nhất trong 8 ngân hàng, tỷ lệ cao nhất là 0.79%, vẫn chƣa tới 1%/năm.

Nhìn chung thì tình hình kinh tế Việt Nam có những ảnh hƣởng nhất định đến lợi nhuận của các NHTM. Năm 2006, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do 20 năm đổi mới tạo ra, nền kinh tế Việt Nam phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn về thiên tai: đầu năm nắng hạn, giữa và cuối năm mƣa lớn, lũ quét, lốc xoáy, mƣa đá, bão, nhất là ba cơn bão thế kỷ số 1, số 6 và bão số 9 tàn phá nặng nề. Dịch bệnh lở mồm long móng đàn gia súc bùng phát trên diện rộng. Bệnh rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá phá hại vựa lúa

đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nặng nề. Giá cả một số mặt hàng nhƣ xăng dầu, phân bón, thuốc sâu trên thế giới biến động lớn. Thị trƣờng xuất khẩu da giày vào EU bị thu hẹp... Bƣớc vào năm 2007, nƣớc ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nƣớc ta hội nhập sâu và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Kinh tế năm 2007 tăng trƣởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Đây là năm thành công lớn của hầu hết các NHTM, các chỉ tiêu lợi nhuận đều vƣợt kế hoạch đề ra.

Đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, đƣợc cho là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Đây là một năm không vui với tăng trƣởng GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trƣởng GDP chỉ đạt 6.31%, thấp nhất kể từ năm 1999. Tuy nhiên, các NHTM vẫn có gia tăng lợi nhuận dù tỷ lệ gia tăng khá thấp (chƣa tới 10%). Trong đó, ngân hàng Nam Việt, MB và Sacombank lại có ROA sụt giảm so với năm 2007. Sacombank có tỷ lệ sụt giảm lớn nhất, từ 2.16% giảm xuống còn 1.40% (tƣơng đƣơng 35.20%).

Sang năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 9 tỷ USD). Gói kích cầu có ảnh hƣởng tốt nhất định. Đa số các NHTM cũng gia tăng lợi nhuận trong năm này, ngoại trừ ACB, SHB và Vietinbank. Tuy nhiên việc tung ra gói kích cầu đã để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ chứng khốn, bất ổn tỷ giá và bất ổn kinh tế vĩ mô.

Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hƣởng chung từ nền kinh tế thế giới. Chỉ tiêu lợi nhuận ROA của đa số ngân hàng đều sút giảm so với năm 2009. Trong đó Sacombank cũng là ngân hàng có ROA giảm nhiều nhất, từ 1.61% giảm xuống còn 1.27% (tƣơng đƣơng 21.12%).

Bƣớc qua năm 2011, kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát gần 20%. Nghị quyết số 11 đƣợc Chính phủ đƣa ra để thắt chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát. Theo đó, lãi

suất ngân hàng tăng rất cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trong năm 2011, nhiều phân tích kinh tế trong nƣớc cho rằng Nghị quyết 11 đã phát huy tác dụng, là liều thuốc chữa lạm phát hữu hiệu.

Tuy nhiên, sang năm 2012, do ảnh hƣởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần từ Nghị quyết 11 đã thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trƣờng Bất động sản và Chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trƣờng bất động sản suy thoái nghiêm trọng, trong khi dƣ nợ lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD. Một số lƣợng lớn các doanh nghiệp phá sản. Đa số các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Nhiều tập đồn lớn, đa số là các tập đoàn nhà nƣớc đầu ngành lỗ hàng nghìn tỷ, nợ xấu hàng trăm tỷ.

Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trƣờng bằng 20 năm trƣớc đó. Và trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Do đó, các NHTM hầu nhƣ đều bị sụt giảm lợi nhuận, Nam Việt là ngân hàng bị ảnh hƣởng lớn nhất. ROA của ngân hàng Nam Việt bị sụt giảm hơn 98%, từ 0.74% ở năm 2011 chỉ còn 0.01% ở năm 2012.

2.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận ROE 2.2.2.1. Khái niệm về ROE 2.2.2.1. Khái niệm về ROE

ROE là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thƣờng.

Cơng thức tính ROE nhƣ sau:

Chỉ số này là thƣớc đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của NHTM nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ NHTM sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có nghĩa là NHTM đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mơ. Vì thế hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dấn các nhà đầu tƣ hơn.

Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do NHTM có sử dụng vốn vay. Nếu NHTM khơng có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau. Khi tính tốn đƣợc ROE, các nhà đầu tƣ có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể nhƣ sau:

ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, nếu NHTM có khoản vay ngân hàng tƣơng đƣơng hoặc cao hơn vốn cổ đơng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng

ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem NHTM đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng chƣa để có thể đánh giá NHTM có thể tăng tỷ lệ ROE trong tƣơng lai hay không

2.2.2.2. Sự tác động của cấu trúc vốn đến ROE

Cấu trúc vốn đƣợc định nghĩa là sự kết hợp số lƣợng nợ ngắn hạn thƣờng xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ƣu đãi và vốn cổ phần thƣờng đƣợc dùng để tài trợ cho quyết định đầu tƣ của một doanh nghiệp.

Từ cơng thức tính ROE thuần túy ban đầu, ta có thể viết lại nhƣ sau:

x

Nếu nhìn vào cơng thức trên ta thấy tăng nợ rõ ràng sẽ làm ROE tăng. Tuy nhiên nếu đánh giá kỹ thì khi nợ tăng ROA thơng thƣờng sẽ giảm do lúc đó tài sản tăng, nếu tốc độ tăng lợi nhuận không bằng tốc độ tăng tài sản do tăng khoản nợ thì có khi cịn làm ROE giảm.

Ngoài ra ở đây cịn phải xét đến mục đích và hiệu quả khi NHTM tăng các khoản nợ. Nếu NHTM vay tiền để đầu tƣ, tài trợ dự án...mà không hiệu quả, tỷ lệ lợi nhuận thấp thì rõ ràng làm cho ROE thấp. Ngƣợc lại, nếu lợi nhuận đƣợc tạo ra bù đắp đƣợc chi phí lãi vay thì ROE tăng. Do đó 1 NHTM chỉ nên tăng khoản vay khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao, hay việc sử dụng tài sản hiệu quả cao thì nên huy động thêm vốn cịn ngƣợc lại thì nên chú tâm vào các giải pháp gia tăng hiệu quả kinh doanh nhƣ cắt giảm chi phí, giảm quy mơ...

2.3. Đo lƣờng sự ảnh hƣởng của một số nhân tố đến lợi nhuận của 8 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)