Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 63 - 65)

Kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những chuyển biến đúng hƣớng và đạt nhiều kết quả. Trong 6 tháng qua, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt nên vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội thực hiện ƣớc tính đạt 448.6 nghìn tỉ đồng, tăng 5.9% so với cùng kì năm trƣớc. Xuất khẩu 6 tháng đạt hơn 62 tỉ USD, tăng trên 16% so với cùng kì năm trƣớc. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đạt hơn 10 tỉ USD, tăng gần 16%; giải ngân đạt trên 5.4 tỉ USD. Vốn ODA giải ngân 6 tháng ƣớc đạt 2.2 tỉ USD, bằng 51.1% kế hoạch cả năm. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì đà phục hồi chuyển biến đáng kể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5.2%. Hàng tồn kho công nghiệp giảm dần. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tốc độ phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hƣớng tích cực, tỉ trọng của nhóm ngành cơng nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng cao.

Tăng trƣởng GDP quý II đạt 5%, cao hơn mức tăng của quý I và đƣa tăng trƣởng GDP 6 tháng đầu năm lên 4.9%. Lạm phát tiếp tục đƣợc kiềm chế, giá cả, thị trƣờng ổn

định. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội đƣợc quan tâm, nhất là đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Dƣ nợ tín dụng chính sách đến cuối tháng 6 ƣớc đạt trên 118,000 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kì, tập trung cho vay ƣu đãi hộ nghèo, học sinh, sinh viên, giải quyết việc làm. Thực hiện trợ cấp thƣờng xuyên cho khoảng 2.5 triệu đối tƣợng với tổng kinh phí 9,000 tỉ đồng, xuất cấp không thu tiền gần 45,000 tấn gạo cứu đói. Tạo thêm 720,000 việc làm mới…

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn phải tìm cách kiềm chế lạm phát vì sức ép lạm phát và tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mơ vẫn cịn lớn. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nƣớc định giá nhƣ điện, than bán cho điện, nƣớc, giáo dục, y tế...theo cơ chế thị trƣờng cịn chậm, gặp nhiều khó khăn. Việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp là tốt nhƣng tốt quá sẽ ảnh hƣởng đến tăng trƣởng. Do đó, Chính phủ nên kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải; đồng thời, phải đảm bảo đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cả năm 2013 là 5.5% nhƣ mục tiêu Quốc hội đã đề ra. Để làm đƣợc cả hai điều này, Chính phủ phải thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, đạt mức tăng trƣởng cao hơn năm 2012. Điều hành chủ động, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Giảm mặt bằng lãi suất hợp lý, phấn đấu đạt mức tăng trƣởng tín dụng 12% cả năm 2013;

Hai là, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trƣờng, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, nhất là các chính sách giãn, hỗn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng...

Ba là, triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu kinh tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI). Rà sốt các chính sách

thuế, đất đai, xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ.

Bốn là, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tăng cƣờng phòng, chống thiên tai, bảo vệ mơi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng phịng chống tham nhũng, lãng phí.

Sáu là, tăng cƣờng quốc phịng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)