Trình tự tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ việt nam (Trang 36)

1.4.1. Vị trí và vai trị của việc tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính

Việc nghiên cứu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là rất quan trọng

đối với kiểm toán viên, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp

của họ khi tiến hành kiểm tốn.Vì thế VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” yêu cầu: “Kiểm tốn viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm tốn tổng thể và chương trình kiểm tốn thích hợp, có hiệu quả…”

Kiểm sốt nội bộ tuy là công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị, nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đối với cơng việc của kiểm tốn viên, cụ thể:

- Thơng qua tìm hiểu HTKSNB và các bộ phận, kiểm toán viên (KTV) đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm sốt nội bộ nói chung cũng như trong từng bộ phận, từng khoản mục…

- Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, giúp KTV:

+ Xác định được phạm vi kiểm tốn cần thiết đối với những sai sót

trọng yếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính

+ Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu

+ Xây dựng thủ tục kiểm tốn thích hợp.

1.4.2. Trình tự tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của kiểm toán viên 1.4.2.1. Bước 1: Khảo sát HTKSNB để lập kế hoạch kiểm toán 1.4.2.1. Bước 1: Khảo sát HTKSNB để lập kế hoạch kiểm toán

a) Nội dung và phạm vi tìm hiểu HTKSNB:

™ Nội dung tìm hiểu:

Theo VSA 400 thì KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm tốn tổng thể và chương trình kiểm tốn thích hợp, có hiệu quả. Trong đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ bao gồm mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế tốn và các thủ tục kiểm sốt: Tìm hiểu

xem HTKSNB có được thiết kế phù hợp khơng và chúng có được đơn vị thực hiện trên thực tế hay khơng. Việc tìm hiểu này giúp KTV xác định được các loại sai sót tiềm tàng, xem xét các yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn đến rủi ro có các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính, thiết kế các thử nghiệm cơ bản…

- Mơi trường kiểm sốt: KTV phải hiểu biết về mơi trường kiểm sốt của

đơn vị để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của nhà quản lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Thông tin và truyền thông (chú trọng nhiều đến hệ thống kế toán): KTV cần khảo sát theo trình tự sau:

ƒ Tìm hiểu các loại nghiệp vụ chính trong đơn vị

ƒ Xem xét việc xử lý các nghiệp vụ: Chúng được ghi nhận như thế nào? Sổ sách có liên quan? Các phương pháp xử lý nghiệp vụ?

ƒ Tìm hiểu tiến trình lập báo cáo tài chính bao gồm chính sách kế tốn và phương pháp xác định các ước tính kế tốn

Đặc biệt, KTV cần tìm hiểu kiểm sốt nội bộ cho từng chu trình nghiệp vụ (các chính sách, thủ tục có liên quan đến q trình xử lý một loại nghiệp vụ cụ thể). Có nhiều chu trình nghiệp vụ:

Chu trình bán hàng - thu tiền: Gồm các thủ tục và chính sách liên quan

đến việc nhận đơn đặt hàng, xét duyệt, xuất kho, lập hóa đơn, ghi chép doanh thu và

nợ phải thu, thu tiền và ghi chép vào tải khoản tiền…

Chu trình mua hàng – thanh tốn: lập phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt

hàng, hợp đồng kinh tế, nhận hàng, lập biên bản kiểm nhận, phiếu nhập kho, ghi sổ kế tốn, theo dõi cơng nợ, phê chuẩn việc trả tiền, trả tiền và ghi chép số tiền đã

thanh tốn…

Chu trình sản xuất: Gồm thủ tục và chính sách liên quan đến việc dự

trữ nguyên vật liệu, đưa nguyên liệu vào sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm…

Ngồi ra, cịn có các chu trình khác: Chu trình tiền lương, chu trình tài chính, chu trình đầu tư…

- Thủ tục kiểm soát: Trước hết, kiểm toán viên phải cân nhắc kết quả đạt

được trong quá trình tìm hiểu về những bộ phận khác của kiểm sốt nội bộ (mơi

trường kiểm sốt, hệ thống kế tốn) để xem liệu có cần phải tìm hiểu thêm về các hoạt động kiểm sốt hay khơng, bởi vì kiểm tốn viên có thể đã có những hiểu biết về các hoạt động kiểm sốt thơng qua q trình tìm hiểu các bộ phận.

Bên cạnh đó, theo VSA 401 “Thực hiện kiểm tốn trong mơi trường tin học” quy định: Khi lập kế hoạch về những cơng việc của cuộc kiểm tốn chịu ảnh hưởng của môi trường tin học, kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải hiểu biết tầm quan trọng và tính phức tạp của sự vận hành hệ thống máy tính và khả năng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán. Từ việc hiểu biết về môi trường tin học để xác định xem môi trường này có ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt hay khơng.

Bản chất của rủi ro và đặc điểm của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong mơi

trường tin học, bao gồm: Thiếu dấu vết của các giao dịch; Quy trình xử lý thống nhất các giao dịch; Sự phân chia các chức năng bị hạn chế; Khả năng của sai sót và khơng tn thủ; Tự tạo và thực hiện các giao dịch; Sự phụ thuộc của các bước kiểm soát khác đối với q trình xử lý thơng tin bằng máy tính; Tăng khả năng giám sát của Ban Giám đốc; Tăng khả năng sử dụng kỹ thuật kiểm toán được máy tính trợ giúp.

™ Phạm vi tìm hiểu: Theo VSA 400 thì nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục tìm hiểu hệ thống kế tốn và HTKSNB có thể thay đổi tùy theo các điều kiện sau: Quy mơ, tính chất phức tạp của đơn vị và của hệ thống tin học của đơn vị; Mức độ trọng yếu theo xác định của KTV và cơng ty kiểm tốn; Các loại kiểm sốt nội bộ (VD: Kiểm soát hàng mua, hàng bán, kiểm soát tiền mặt…); Nội dung các qui định của đơn vị đối với những thủ tục kiểm soát cụ thể (VD: Quy trình mua

nghiệp vụ kinh tế nhiều hay ít, việc lưu giữ các tài liệu KSNB của khách hàng;

Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng là cao hay thấp.

b) Phương pháp tìm hiểu HTKSNB

- Kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị (nếu có): Vì trong hồ sơ

kiểm tốn của năm trước sẽ có những thơng tin cần thiết cho cuộc kiểm toán năm hiện hành (VD: Những kết luận của năm trước về điểm yếu, điểm mạnh của

HTKSNB chính là xuất phát điểm để KTV thực hiện phỏng vấn về những thay đổi của hệ thống trong năm hiện hành…)

- Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên khác.

- Kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp: Sơ đồ tổ chức, sổ tay chính sách, sổ nhật ký, sổ cái, các báo cáo trình bày những dữ liệu thực tế và kế hoạch… Sau khi nghiên cứu, KTV cần tiến hành phỏng vấn về những hoạt động kiểm soát đặc biệt và những thay

đổi về điều kiện kiểm soát.

- Quan sát các hoạt động kiểm soát và sự vận hành của chúng trong thực tiễn.

c) Lập hồ sơ kiểm tốn:

- Bảng tường thuật: Là sự mơ tả bằng văn bản về HTKSNB của khách

hàng, nó có thể sử dụng duy nhất để ghi nhận đối với những hệ thống giản đơn.Tuy nhiên, công cụ này thường được dùng phối hợp với các công cụ khác.

- Bảng câu hỏi: Bảng liệt kê nhiều câu hỏi đã chuẩn bị trước về các q

trình kiểm sốt, thường được thiết kế dưới dạng trả lời “Có”, “khơng” hoặc “khơng áp dụng”. Câu trả lời “Có” thường được quy ước là biểu thị tình trạng kiểm sốt tốt, “khơng” sẽ cho thấy sự yếu kém của KSNB.

- Lưu đồ: Biểu thị hệ thống thơng tin kế tốn, các hoạt động kiểm soát

hướng tổng quát từ phải sang trái, từ trên xuống dưới và trình bày theo cột để mô tả những công việc diễn ra ở từng bộ phận chức năng, từng nhân viên.

- Phép thử Walk-through: Được dùng để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng

hiện trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa? Nếu có sự khác biệt, KTV sẽ

điều chỉnh lại các bảng mô tả cho đúng.

1.4.2.2. Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát a) Khái niệm: a) Khái niệm:

Là đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB trong việc ngăn chặn và phát hiện

các sai sót trọng yếu. VSA 400 quy định: “Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và cơng ty kiểm tốn phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”

Đồng thời, theo VSA 401 có đề cập: Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt trong

mơi trường tin học có thể có tác động rộng hoặc hẹp đến khả năng có sai sót trọng yếu trên số dư một tài khoản hoặc giao dịch trong các tình huống sau: Rủi ro có thể là kết quả của sự yếu kém trong các hoạt động của hệ thống máy tính có thể ảnh hưởng đến tất cả các ứng dụng được xử l ý trên máy tính; Rủi ro làm tăng khả năng phát sinh sai sót và gian lận trong những chương trình ứng dụng cụ thể, trong những cơ sở dữ liệu, hoặc trong những hoạt động xử lý thơng tin cụ thể. Đơn vị được kiểm

tốn thường ứng dụng những công nghệ thông tin mới vào hệ thống máy tính bao gồm các kết nối mạng nội bộ, cơ sở dữ liệu phân tán; sự lưu chuyển thông tin từ hệ thống quản trị sang hệ thống kế toán. Các hệ thống này làm tăng độ tinh xảo của hệ thống thơng tin máy tính và tính phức tạp của các ứng dụng cụ thể, làm tăng rủi ro và cần được chú ý đặc biệt.

b) Cơ sở dẫn liệu: Là những giải trình (hoặc khẳng định) của các nhà quản lý về các khoản mục trên báo cáo tài chính. Theo VSA 500 “Bằng chứng kiểm tốn” thì xác định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính gồm:

c) Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:

- Xác định những sai phạm tiềm tàng trong chu trình nghiệp vụ (hoặc

khoản mục) có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

- Xem xét đơn vị có thiết kế và thực hiện những thủ tục kiểm soát để ngăn ngừa hoặc phát hiện những sai phạm đó khơng?

- Dựa vào các tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được (bảng tường

thuật, bảng câu hỏi, lưu đồ, phép thử Wallk-through) để ước lượng mức rủi ro. Khi

đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thường dự kiến ở mức cao nhất có thể có, ngay cả

khi họ đã hiểu thấu đáo về thiết kế và vận hành của các thủ tục kiểm soát. Để đi đến kết luận chính thức là mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV cần phải bổ sung thêm những bằng chứng có được từ kết quả thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

Theo VSA 400:

- KTV thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ cao đối với cơ sở dẫn liệu của BCTC trong trường hợp: Hệ thống kế tốn và HTKSNB khơng đầy đủ; Hệ

thống kế toán và HTKSNB không hiệu quả; KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kế toán và HTKSNB của khách hàng.

Cơ sở dẫn liệu

1. Hiện hữu: Tài sản hay nợ phải trả có thực tại thời điểm báo cáo

2. Quyền và nghĩa vụ: Tài sản thì thuộc quyền sở hữu của đơn vị hay nợ phải

trả là nghĩa vụ của đơn vị.

3. Phát sinh: Nghiệp vụ phải có thực và đã xảy ra trong kỳ báo cáo.

4. Đầy đủ: Mọi tài sản, công nợ, nghiệp vụ đều phải được ghi chép và trình bày

trên báo cáo tài chính.

5. Đánh giá: Tài sản hoặc công nợ phải được ghi chép theo đúng giá trị thuần. 6. Chính xác: Nghiệp vụ phải được ghi chép đúng số tiền, mọi thu nhập và chi

phí phải được phân bổ đúng kỳ.

7. Trình bày và cơng bố: BCTC được trình bày và cơng bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

- KTV thường đánh giá rủi ro cao ở mức độ không cao đối với cơ sở dẫn

liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp: KTV có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và HTKSNB được thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu; KTV có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm sốt làm cơ sở cho việc

đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát.

1.4.2.3. Bước 3:Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt trong chương trình kiểm tốn chương trình kiểm tốn

a) Khái niệm theo VSA 400:

- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được

thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.

- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt

động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.

b) Mục đích: Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành

của HTKSNB.

c) Đối tượng của thử nghiệm kiểm soát: Các thủ tục kiểm sốt mà KTV dự

tính sẽ dựa vào.

d) Điều kiện áp dụng:

- Mức rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ là thấp hơn mức tối đa. - Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của thử nghiệm

e) Phương pháp thực hiện:

- Kiểm tra chứng từ, tài liệu của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và

HTKSNB.

- Phỏng vấn, quan sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi cơng việc kiểm sốt nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm sốt hay khơng?

1.4.2.4. Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến nghiệm cơ bản đã dự kiến

Khi nghiên cứu bằng chứng sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá lại rủi ro

kiểm soát, KTV cần xem xét cả số lượng và chất lượng của bằng chứng. Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của KSNB, KTV thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua (thường dùng theo tỷ lệ phần trăm) trong việc thực hiện thủ tục kiểm sốt. Thơng thường tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua được xác định ở các mức từ 2% đến 20% như sau:4

Mức độ tin cậy vào thủ tục KSNB Mức độ sai lệch có thể bỏ qua Cao

Trung bình Thấp

Khơng tin cậy

2% - 7% 6% - 12% 11% - 20% Không kiểm tra Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua

Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép KTV kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm sốt được xem là hữu hiệu. Ngược lại thì thủ tục kiểm sốt khơng hữu hiệu.

Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, KTV cần xem xét nguyên nhân của sai phạm. Kết quả của thử nghiệm kiểm soát giúp KTV biết được mức rủi ro kiểm sốt thực tế có giống như đánh giá sơ bộ ban đầu hay khơng? Qua đó, KTV sẽ điều

chỉnh thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)