- Cung cấp một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học: Thơ, truyện
2.1 Biện pháp rèn kỹ năng nghe hiểu
Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn là thời kì đang hình thành và phát triển ngơn ngữ với các bước phát triển về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Do đó, việc tri giác âm thanh của các từ, phát âm các từ của trẻ phát triển mạnh và hoàn chỉnh dần, theo sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ về các sự vật hiện tượng mà các từ ngữ biểu thị và hoàn thiện bộ máy phát âm. Mặt khác, ở mỗi lứa tuổi trẻ có một số lượng từ nhất định. Số lượng từ của trẻ tăng dần theo lứa tuổi của trẻ. Muốn cho trẻ lĩnh hội được những từ ngữ thì phải gắn liền với việc trình bày các vật thể ra trước mắt để được quan sát, được nghe, chính vì vậy mà từ ngữ đi vào trí não trẻ cùng một lúc thơng qua cơ chế tập trung, được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng thính giác và trong ý thức của trẻ.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, muốn trẻ nghe, hiểu được nội dung của TPVH đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn được tác phẩm hay, thú vị, kích thích được sự phấn khởi khi làm quen với tác phẩm của trẻ, nội dung của tác phẩm phải phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra. Nghệ thuật đọc kể của cô phải sinh động, hấp dẫn được sự chú ý của trẻ, giọng đọc, kể của cô phải linh hoạt, thay đổi theo từng nhân vật, hoàn cảnh. Đồ dùng trực quan phong phú, thẩm mỹ, khoa học, tiện sử dụng, phù hợp với nội dung của tác phẩm.
Ngồi nghe cơ đọc thơ, kể chuyện, trẻ nghe cơ giảng giải, nghe cô hỏi để làm theo những u cầu của cơ, giáo viên cần có giọng nói thong thả, dễ hiểu, ngắt nhịp, nói những điều về mặt nhận thức mà trẻ tiếp thu được, phong cách, cử chỉ của cơ phải linh động.
3 - 7 phút. Ngồi các biện pháp kích thích sự chú ý của cơ cần tạo thói quen cho trẻ, nhắc nhở trẻ nghe có văn hóa, trước khi kể cơ cần đặt câu hỏi nhằm định hướng sự chú ý của trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen nghe hiểu có mục đích.
Trước khi cơ đọc, kể cho trẻ nghe, cơ cần bổ sung kiến thức mang tính tiền đề nhận thức cho trẻ, để làm được điều này địi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu thật kĩ nội dung tác phẩm, so với tầm nhận thức của trẻ thì trẻ đã biết được đến đâu. Từ đó cơ giáo sẽ suy nghĩ và bổ sung cho trẻ bằng nhiều cách. Có thể bổ sung ngay trong hoạt động cho trẻ LQVH. Vào bài cơ giáo có thể trị chuyện kết hợp với phương tiện trực quan như: phim, tranh ảnh, rối... để cung cấp thêm kiến thức về tác phẩm mà cô sắp cho trẻ làm quen.
VD: Khi cho trẻ làm quen với truyện “Dê trắng, dê đen”. Trước khi làm quen với câu chuyện này thì trẻ phải biết Dê và Chó Sói là con vật như thế nào? Vào bài cơ cho trẻ quan sát tranh. Trị chuyện, giới thiệu cho trẻ biết Dê là động vật ăn cỏ, uống nước, rất hiền lành, cịn Chó Sói là động vật ăn thịt, rất gian xảo và ác độc.
Hay trước khi cho trẻ làm quen với bài thơ “Giữa vịng gió thơm” cơ giáo có thể cho trẻ xem các hình ảnh về bà, giới thiệu với trẻ bà là người đã sinh ra bố mẹ của mình, bà là người lớn tuổi nên các con phải như thế nào? Cần cho trẻ biết con gà con vịt là động vật thuộc nhóm nào? Khi con cho gà, cho vịt ăn như thế nào?...
Ngoài ra cơ giáo cũng có thể bổ sung cho trẻ trong các giờ chơi tự do, giờ đón trẻ, trả trẻ bằng cách trò chuyện cùng trẻ hay cho trẻ xem những đoạn phim, những hình ảnh động liên quan đến tác phẩm mà cơ sắp cho trẻ làm quen. Các hình ảnh trực quan cho trẻ quan sát phải khoa học, gắn với thực tế để trẻ nhận thức một cách chính xác nhất.
Thời gian chú ý của trẻ 5 - 6 tuổi cao hơn so với trẻ 3 – 4 tuổi và 4 – 5 tuổi nên để kích thích sự chú ý của trẻ trong q trình nghe cơ đọc, kể tác phẩm thì điều quan trọng là giáo viên phải biết cách đọc, kể tác phẩm có nghệ thuật. Cơ giáo thể hiện giọng điệu, ngữ điệu đọc, kể phải phù hợp để trẻ cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Với kể truyện thì nên thay đổi giọng phù hợp với nhân vật trong truyện, phù hợp với tính cách, tâm trạng của nhân vật đó. Với đọc thơ thì cơ thể hiện đúng nhịp điệu, âm điệu của bài thơ. Việc đọc, kể diễn cảm không những thu hút sự chú ý của trẻ vào tác phẩm mà cịn giúp trẻ có thể “nhìn” thấy những cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những cảm xúc ở trẻ.
Cô giáo nên đọc, kể kết hợp với âm thanh, âm nhạc phù hợp với giọng điệu, âm sắc của tác phẩm, tâm trạng của nhân vật, hay ngâm thơ, ru bằng thơ, những bài giàu yếu tố nhạc tính.
Ngơn ngữ, hình thể, tư thế, cử chỉ nét mặt của cô giáo luôn gắn liền với việc đọc, kể diễn cảm để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngôn ngữ đọc, kể phải rõ ràng, mạch lạc, tình cảm, vang vọng, hồ quyện giữa âm thanh và nghĩa từ, giữa giọng điệu và sự biểu lộ tâm hồn. Ngôn ngữ đọc, kể tác phẩm dành cho lứa tuổi này ngoài việc thể hiện đúng giọng điệu của nội dung tác phẩm thì lời đọc, kể của giáo viên cần phát âm tròn, rõ ràng. Cùng với việc biểu lộ trên nét mặt, ánh mắt, phong thái tự nhiên của cơ giáo sẽ làm hiện lên trong óc trẻ những hình ảnh, tình ý, mối tương quan giữa chúng một cách sáng tỏ như mắt các em nhìn thấy. Trong lúc đọc, kể cô giáo phải thể hiện sao cho thật tự nhiên, khơng gị bó, thế đứng phải ung dung, có phong thái, khơng đi lại lăng xăng. Khi đọc, kể tác phẩm nét mặt cô giáo phải thể hiện được cảm xúc, thái độ của người đọc, kể và nói chung là phải phù hợp với nội dung của tác phẩm. Nếu là tác phẩm vui, ngộ nghĩnh, kết thúc có hậu thì nét mặt cơ giáo phải vui tươi. Cịn nếu tác phẩm có tình tiết bi thương thì nét mặt cô phải bộc lộ sự buồn rầu, thương cảm. Sự giao cảm giữa người đọc, kể với người nghe chính là ở nét mặt, ở ánh mắt. Vẻ mặt này phải tự nó xuất hiện khi bản thân người đọc, kể đã thâm nhập, đã hiểu sâu tác phẩm chứ không phải là sự giả tạo, sự nguỵ trang hoặc cường điệu. Cử chỉ của cô giáo gọn nhẹ, khéo léo cũng thu hút sự chú ý của trẻ.