Biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 40 - 45)

- Cung cấp một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học: Thơ, truyện

2.4. Biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm

Tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng góp phần vào mục đích nghệ thuật phát triển hồn thiện ngơn ngữ cho trẻ. Mục đích là làm cho trẻ cảm nhận, hiểu biết về chất thơ, lời thơ trong các bài cụ thể. Mỗi bài thơ có những âm điệu, ngữ

điệu khác nhau chính vì thế mà giáo viên vận dụng được sức mạnh riêng của trẻ để phát triển ở trẻ năng lực nhận biết, suy nghĩ nói năng và hoạt động nghệ thuật như: Đọc diễn cảm, phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đó.

Tuy nhiên ở trẻ mẫu giáo có những giá trị nhất định về việc cảm thụ các bài thơ. Thơng qua các hình thức như đọc thơ, kết hợp mơ hình, tranh ảnh, rối tay, hay chữ cái sẽ giúp trẻ khắc sâu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ đó.

Đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo cần làm sáng tỏ tư tưởng của tác phẩm thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm, hướng việc đọc vào trẻ làm tăng thêm phần truyền cảm, gây ấn tượng bằng chính giọng đọc.

Thơ có vần điệu âm thanh câu nọ câu kia, khả năng bắt chước và khả năng ghi nhớ máy móc là khả năng kì diệu của trẻ thơ, nó lại gần gũi với tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng của trẻ. Chính vì thế mà cơ cần tận dụng điều đó để trẻ thuộc lịng bài thơ, và đặc biệt hơn sự sáng tạo được bắt đầu bằng sự cố gắng tưởng tượng những hình ảnh được miêu tả trong đầu trẻ. Trẻ cảm nhận được, nắm bắt được nhịp thơ theo cảm xúc riêng của mình. Do vậy cũng khơng nên ép trẻ học thuộc bài thơ ngay trong giờ học, mà có thể kết hợp đọc bài thơ trong các giờ học nhằm tạo hứng thú cũng như khắc sâu hơn chi tiết và nội dung của bài thơ.

Ngoài ra để hoàn thành nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ cần phải thực hiện được nhiệm vụ của việc dạy trẻ nghe và pháp âm đúng bao gồm những nội dung như sau:

* Rèn luyện trẻ phát âm đúng

- Luyện phát âm đúng các âm:

Âm của ngôn ngữ là đơn vị ngôn ngữ bé nhất không thể phân chia được nữa. Lúc đầu hình thành ở trẻ thính giác âm thanh, tức là sự phân biệt các âm của ngơn ngữ, cịn phát âm trẻ sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng các cơ quan phát âm của trẻ.

Nội dung của nhiệm vụ này:

+ Hoàn chỉnh những chuyển động của bộ máy phát âm, việc luyện âm được thực hiện ở các lớp bé, nhỡ, lớn.

+ Tập cho trẻ phát âm chính xác những nguyên âm, phụ âm, vần, thanh điệu từ dễ tới khó

- Luyện phát âm đúng các từ:

Tập cho trẻ phát âm mạch lạc, rõ ràng các từ trong câu, trong lời nói mạch lac. Sự luyện phát âm đúng các âm đúng các từ được tiến hành từ lớp bé, lớp nhỡ, còn ở lớp lớn việc luyện phát âm các từ cho rõ đã trở thành nhiệm vụ của tất cả các tiết học của tiếng mẹ đẻ. Cần hướng dẫn để trẻ phát âm một số từ khó (VD: loắt choắt, cong queo...)

- Luyện đúng chỉnh âm của ngơn ngữ:

Nhiệm vụ này đặc biệt có ý nghĩa ở những địa phương phát âm quá sai lạc với ngôn ngữ chuẩn

Cơ giáo mầm non cần phải cố gắng nói được tiếng địa phương bắc bộ, tránh nói những thổ ngữ quá xa lạ.

Thời thơ ấu dễ hình thành sự phát âm đúng hơn khi đã trưởng thành. Cô giáo mầm non cần nói đúng để làm mẫu cho trẻ.

* Hình thành nhịp điệu của ngơn ngữ và chất liệu giọng nói

Lời nói dễ hiểu là lời nói có nhịp điệu trung bình và có giọng độ cao trung bình.

Tuy nhiên nhịp điệu của lời nói và chất lượng của giọng nói phải thay đổi để diễn đạt đầy đủ những tình cảm và cảm xúc, nghĩa là phải biết nói lúc thì thầm, lúc dõng dạc, lúc nhanh, lúc chậm.

Cần dạy cho trẻ biết nói phù hợp với từng hồn cảnh: Nói khơng to ở trong nhóm, ở phịng ngủ và những nơi cơng cộng nói rất nhỏ, thì thầm nhưng khi trả lời trên giờ học, trước khán giả trẻ phải nói to để tất cả mọi người đều nghe rõ.

Cô giáo mầm non cần hướng dẫn trẻ nói từ từ, nói hết câu thì nghỉ, nói thật nhẹ nhàng.

Bắt đầu từ trẻ mẫu giáo lớn thì những nhiệm vụ trên sẽ phức tạp dần. Cô dạy trẻ sử dụng giọng nói diễn cảm trong lời nói thường ngày và cả khi diễn đạt ý của bài văn, bài thơ. Cơ giáo mầm non cần phát triển tính linh hoạt trong giọng nói của trẻ, dạy cho trẻ khi nói to, khi nhỏ, lúc chậm, lúc nhanh, lúc cao, lúc thấp, tương ứng với độ cao, tương ứng với giọng nói và ngữ cảnh cần thể hiện khi đọc một bài thơ.

* Hình thành lời nói diễn cảm cho trẻ

Nói đến giáo dục tính truyền cảm của lời nói tức là đề cập tới hai mặt của khái niệm này:

- Sức truyền cảm tự nhiên trong lời nói thường ngày của trẻ

- Sức truyền cảm có ý thức, có chủ định khi truyền đạt lại lời bài văn, đọc thuộc một bài thơ (do trẻ tự nghĩ ra hay theo yêu cầu của cô giáo).

Truyền cảm xuất hiện khi trẻ muốn truyền đạt lại khơng chỉ hiểu biết mà cả những tình cảm, những cảm xúc và thái độ của trẻ. Truyền cảm là kết quả của sự hiểu rõ điều mình muốn nói. Cảm xúc được biểu hiện rõ ở ngữ điệu, ở nhịp thở, ở nét mặt cái nhìn, ở sự thay đổi nhịp điệu của giộng nói.

Lời nói tự nhiên của trẻ bao giờ cũng có sức mạnh truyền cảm lớn. Ở đây biểu hiện mặt mạnh của lời nói của trẻ mà chúng ta cần bảo vệ và củng cố.

Tính truyền cảm có chủ định được hình thành vất vả hơn. Phải phát triển một cách thận trọng và từ từ khả năng truyền cảm có chủ định ở trẻ. Ở nhóm bé nên để trẻ nói bình thường và nghĩ sao nói vậy. Ở nhóm nhỡ và lớn, trẻ phải diễn đạt được những tình cảm sâu sắc của mình (sự dịu dàng, sự lo lắng, sự phiền muộn, sự sung sướng, niềm tự hào...) Với trẻ nhóm lớn, một mặt phải rèn nói thật diễn cảm, mặt khác phải học cả ngôn ngữ của những người xung quanh, tức là nhận xét ngôn ngữ của những người xung quanh, là nhận xét ngôn ngữ của mọi người mà trẻ nghe được (bài thơ được đọc nên vui hay nên buồn, hài hước hay nghiêm chỉnh...)

Để có thể giúp trẻ đọc diễn cảm bài thơ thì việc đọc diễn cảm của cô giáo, việc hướng dẫn các em cảm nhận tác phẩm là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp cho việc chuẩn bị học thuộc và đọc diễn cảm của trẻ đạt kết quả tốt. Việc đọc của cô giáo cần phải tạo ra cho trẻ sự yêu thích tác phẩm, ý muốn được đọc lại tác phẩm; sau đó mới hướng dẫn trẻ luyện đọc diễn cảm.

Cô giáo dạy trẻ đọc và học thuộc thơ bằng cách truyền khẩu. Cô đọc mẫu bài thơ và cho trẻ đọc nhẩm theo cô cho đến khi thuộc. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Thơ có vần điệu, có âm thanh, có kết cấu rất chặt chẽ, vì thế, khi đọc cơ khơng làm phá vỡ hình thức, kết cấu của bài thơ, phải để cho những âm thanh đó, những tiếng nhạc đó lắng sâu vào trong tâm trí trẻ, để trẻ có thể tưởng tượng, hồ mình vào thế giới mộng mơ của thơ và nhạc; nhờ đó có thể “đọc” ra được phần nào ý nghĩa của bài thơ.

Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ, cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật, gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm bằng việc mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc tạo một sân khấu nhỏ để lần lượt các em lên đọc thơ.

Sau đó cơ giáo đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật kết hợp phương tiện trực quan để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm.

Diễn giải về nội dung chính của bài thơ hoặc giải nghĩa từ khó (nếu cần). Cơ dạy trẻ theo lối truyền khẩu: Cô đọc, trẻ nghe, nhẩm đọc và đọc theo cơ. Thơ có vần điệu, nhịp điệu. Dạy trẻ đọc thuộc thơ theo cách: Cô đọc từ đầu đến cuối bài, trẻ đọc hồ theo cơ sẽ nhanh thuộc và dễ đúng nhịp hơn khi dạy trẻ từng câu. Khi trẻ đã học thuộc, cơ hướng dẫn và khuyến khích trẻ sử dụng cử chỉ, điệu bộ. Những câu đọc khó, cơ luyện trẻ đọc riêng câu đó chứ khơng bắt buộc trẻ đọc lại toàn bài.

Trong một tiết học nếu để trẻ đọc nhiều q, trẻ sẽ mệt. Vì vậy cơ nên phối hợp tổ chức phối hợp các hình thức đọc khác nhau: đọc theo lớp, đọc theo tổ, từng cá nhân đọc.

Trong khi dạy trẻ đọc diễn cảm, cô giáo chú ý sửa chữa cách đọc và khắc phục những khuyết điểm trong khi đọc cho trẻ.

Điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻ đọc diễn cảm thơ là khơng kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ trong việc bộc lộ cảm xúc của mình trước tác phẩm. Trong lúc học thuộc lịng, trẻ đã tham gia từ tự phát đến tự giác vào quá trình cảm thụ thơ.

Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, từng cá nhân mà trẻ bắt đầu thuộc một cách diễn cảm và tập cho trẻ nhận xét, đánh giá bạn đọc (về sự chính xác, lưu loát, diễn cảm, nét mặt, biểu cảm, điệu bộ…) Quá trình nghe bạn đọc, nhận xét

bạn đọc, chính là lúc trẻ cũng cố việc đọc của mình. Cơ giáo cần khích lệ trẻ thi đua đọc trước lớp một cách tự tin và ngày càng hay hơn.

Cô quan sát, bao quát lớp để biết được cháu nào có trí nhớ tốt, cháu nào nhớ chậm hơn để động viên, giúp đỡ các cháu kịp thời.

Khi cho trẻ đọc, cố gắng hướng trẻ đọc đúng, không ngọng, đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ. Nếu trẻ không đọc đúng hoặc không thể hiện rõ ngữ điệu, cô đọc mẫu lại cho trẻ đọc theo. Cô vừa đọc vừa kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh hoạ để thu hút trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 40 - 45)