Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 35 - 40)

- Cung cấp một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học: Thơ, truyện

2.3. Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện

Kể chuyện là hoạt động nói, trong hoạt động này yêu cầu trẻ phải nhớ nội dung câu chuyện, không nhớ theo một cách máy móc. Giáo viên cần phải kích thích trí nhớ cho trẻ bằng tranh, hướng dẫn trẻ kể đúng ngữ điệu, kể theo tư duy của trẻ. Theo các nhà tâm lí học thì hoạt động nghệ thuật xuất hiện như một bản năng của

trẻ em. Trẻ em luôn cố gắng vươn tới sự biểu hiện những xúc động một cách trực tiếp, biểu cảm. Chính vì vậy, cần hướng trẻ vào các hoạt động nghệ thuật. Ở trường Mầm non, thực chất đó là việc tổ chức các hoạt động của trẻ dưới dạng luyện tập, trị chơi có tính chất mơ phỏng, sáng tạo xuất hiện trong mối liên hệ với những cảm xúc nghệ thuật mang màu sắc thẩm mĩ. Các hoạt động nghệ thuật nhằm đưa trẻ vào những tình huống và hoạt động văn học bao gồm: Kể truyện, đọc thơ diễn cảm, đóng kịch và hoạt động tạo hình theo tác phẩm văn học. Trẻ được hóa thân vào các nhân vật, các tình huống trong tác phẩm. Như vậy, nguyên tắc chung là trước khi tập cho trẻ kể truyện và đọc thơ, cơ phải giúp các em nắm được nội dung chính của tác phẩm, vẻ đẹp ngơn từ và thế giới hình ảnh đầy màu sắc, âm thanh trong tác phẩm, tạo khơng khí văn chương và chuẩn bị tâm thế cho trẻ cảm thụ tác phẩm được tốt. Chỉ có như thế thì trẻ mới có thể đọc, kể tác phẩm được một cách diễn cảm và sự ghi nhớ những bài thơ, câu truyện mới thực sự sâu sắc và bền vững.

Trẻ 5 - 6 tuổi kể được câu chuyện dài từ 3 - 5 phút. Để trẻ kể chuyện được thì trẻ phải thích câu chuyện đó, nhớ nội dung câu chuyện. Rèn cho trẻ kỹ năng kể lại truyện ở mỗi độ tuổi có đặc trưng riêng, yêu cầu riêng. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, trẻ đã tự mình kể lại hết được câu truyện. Cơ giáo là người dẫn truyện, đặt các câu hỏi hướng vào lời đối thoại của các nhân vật. Trẻ kể lời đối thoại mạch lạc và biểu cảm.

Để việc rèn kỹ năng kể truyện cho trẻ có hiệu quả, trước tiên, cơ giáo phải biết lưạ chọn các truyện để kể, đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại truyện. Các câu truyện dành cho trẻ ở lứa tuổi này cần phải có nội dung vui nhộn hoặc có những hành động hồi hộp, có các câu hoặc các từ được lặp đi lặp lại, có ngữ điệu biểu cảm.

Ở độ tuổi này muốn tập cho trẻ kể lại truyện thì bắt buộc trẻ phải hiểu rõ nội dung, tình tiết của câu truyện ở các hoạt động LQTPVH trước đó. Và đặc biệt là trẻ phải được nghe câu truyện đó nhiều lần, trên các giờ luyện tập có chủ đích và trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là vào các giờ chơi buổi chiều. Các lần kể nên có yêu cầu và hình thức tổ chức khác nhau, tránh gây nhàm chán ở trẻ.

Việc dạy trẻ kể lại truyện bắt đầu bằng việc giáo viên tạo dựng bầu khơng khí cảm thụ nghệ thuật bằng lời giới thiệu tác phẩm thu hút sự chú ý của trẻ. Giáo viên có thể cho trẻ xem tranh, nghe đọc thơ, hát các bài hát có nội dung gần gũi với truyện sắp kể hoặc kể một đoạn trong truyện. Sau đó giáo viên kể truyện diễn cảm theo các hình thức khác nhau, khi kể nên thay đổi giọng phù hợp với các nhân vật

trong truyện, phù hợp với tính cách, tâm trạng của nhân vật đó. Kết hợp cho trẻ xem tranh, giảng giải, đàm thoại để giúp trẻ tri giác toàn bộ nội dung truyện, hiểu được tác phẩm, ghi nhớ cốt truyện.

Để giúp trẻ nhớ được truyện, sau khi đàm thoại, giáo viên nên kể lại truyện một lần nữa. Lần kể sau này, giáo viên kể diễn cảm, kết hợp ngữ điệu với biểu hiện của nét mặt, các động tác minh hoạ của cơ thể.

Trước tiên, giáo viên cho trẻ kể lại đoạn điệp khúc, đoạn đối thoại bằng cách cho trẻ đồng thanh bắt chước cô và từng cháu nhắc lại giống cô.

Tiếp theo, cho trẻ kể lại từng đoạn bằng cách kể tiếp theo cô. Cứ như vậy cô và trẻ cùng kể hết câu truyện.

Cơ nên phát huy tính sáng tạo của trẻ trong kể truyện. Trẻ có thể kể bằng ngơn ngữ của mình, bằng cử chỉ, điệu bộ của riêng trẻ chứ không nhất thiết phải bắt chước rập khn theo cơ.

Q trình kể lại truyện, trẻ đã biến mình từ chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. Sống và hoá thân vào câu truyện kể, vào các nhân vật, trẻ được trải nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm sống, làm sâu sắc sự hơn sự cảm thụ văn học, làm giàu xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức.

Ví dụ: Hướng dẫn trẻ làm quen tác phẩm: “Ba cô gái”

Hoạt động 1: Kể truyện cho trẻ nghe Yêu cầu:

- Trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa câu truyện. - Trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện.

Chuẩn bị:

- Bộ rối dẹt: Mơ hình ngơi nhà, rối dẹt bà mẹ, cô chị cả, cô chị hai, cơ út, sóc con, con rùa, con nhện.

- PowerPoint hình ảnh truyện “Ba cơ gái”. - Bộ phim hoạt hình “Ba cơ gái”.

Cách tiến hành:

+ Cho trẻ hát múa bài “Cả nhà thương nhau” và trả lời câu hỏi của cô. + Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Trong bài hát nói về điều gì?

+ Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?

+ Cô cũng biết một câu truyện rất hay kể về một người mẹ có ba người con gái, và để biết được nội dung của câu chuyện các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện: “Ba cô gái” nhé.

Giáo viên kể: Lần một kết hợp cử chỉ, điệu bộ. Lần 2 kết hợp bộ rối dẹt.

Mở đầu câu truyện cô kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Cần nhấn mạnh vào các từ: Bà mẹ, cô chị cả, cơ chị hai, cơ út, sóc con, để trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện.

Kể đến nhân vật nào cơ cho rối minh hoạ nhân vật đó xuất hiện.

Bà mẹ giọng điệu buồn bả vì nhớ thương các con, giọng điệu yếu ớt, cơ chị cả thì giọng điệu chanh chua, ngoa ngắt, cơ chị hai thì giọng điệu thảo mai, cơ út giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự lo lắng cho mẹ của mình, sóc con với giọng điệu nhí nhảnh, hồn nhiên, tức giận khi nói với cơ chi cả và cơ chị hai.

Câu kết thúc truyện kể bằng giọng âu yếm, vui vẻ, thể hiện được sự hiếu thảo của cơ út dành cho mẹ của mình.

- Giảng giải, trích dẫn:

Cơ nói: Nhờ sự u thương, chăm sóc củ bà mẹ, ba cô con gái lớn nhanh như thổi và đều rất xinh đẹp. Nhưng rồi lần lượt hết cô này đến cô khác đi lấy chồng xa. Một hôm bà thấy trong người khơng được khỏe, biết mình khơng sống được lâu nên nhờ sóc đưa thư tới cho các con gái của mình. Để biết được bà đã dặn sóc con như thế nào thì chúng mình hãy cùng lắng nghe cơ kể tiếp câu chuyện nhé!

Tiếp tục như vậy cho đến hết câu truyện. - Đàm thoại:

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? + Trong câu truyện có những nhân vật nào? + Bà mẹ đối với các con như thế nào?

+ Bà đã nhờ ai đưa tin cho các con?

+ Khi Sóc đến nhà, cơ chị cả đang làm gì? + Cơ cả trả lời sóc ra sao?

+ Nghe cơ cả nói vậy Sóc con đã nói gì?

+ Khi Sóc con vừa dứt lời, điều gì đã xảy ra với chị cả?

+ Cịn chị Hai thì sao? Khi nghe tin mẹ ốm cơ hai có về thăm mẹ khơng? + Vậy cô Hai đã bị trừng phạt như thế nào?

+ Chị Út biết tin mẹ ố, cơ đã làm gì?

+ Vì là người con hiếu thảo nên chị Út đã được hưởng cuộc sống như thế nào? + Trong ba cơ con gái, con u q ai nhất? Vì sao?

- Cơ giáo dục trẻ mẹ là người đã sinh ra mình, hằng ngày mẹ phải làm việc vất vả để ni các con khơn lớn. Vì vậy các con phải biết u thương mẹ của mình, ln kính trọng và ln ln hiếu thảo với bố mẹ

- Cho trẻ xem phim hoạt hình “Ba cơ gái”.

Hoạt động 2: Dạy trẻ kể lại truyện Yêu cầu:

- Trẻ nhớ lại nội dung câu truyện.

- Trẻ nhắc lại được các câu lặp lại trong truyện. - Trẻ biết phối hợp cùng cô kể lại truyện.

Chuẩn bị:

- Bộ rối dẹt: Mơ hình ngơi nhà, rối dẹt bà mẹ, cơ chị cả, cơ chị hai, cơ út, sóc con, con rùa, con nhện.

- Bộ tranh kể truyện “Ba cô gái”. - Nhạc bài hát: “Bàn tay mẹ”.

Cách tiến hành:

Bài hát nói về sự yêu thương chăm sóc của người mẹ dành cho con của mình. Cơ có một câu truyện nói về một gia đình có ba người con gái, bà rất yêu thương các con, Nhưng trong ba cô gái này ai là người u thương và có lịng hiếu thảo với mẹ, các con hãy cùng lắng nghe cơ kể câu chuyện “Ba cơ gái”thì sẽ rõ nhé.

Cơ kể 1 – 2 lần kết hợp với bộ rối dẹt. - Đàm thoại:

+ Trong câu truyện có những nhân vật nào? + Bà mẹ sinh ra được mấy người con gái? + Tình cảm của bà đối với các con như thế nào?

+ Khi bà bị ốm bà nhờ ai đưa thư cho các con của mình?

+ Khi nghe tin mẹ ốm, chị Cả có về thăm mẹ ngay khơng? Tại sao? + Cuối cùng cơ chị cả biến thành con gì?

+ Nghe Sóc con báo tin mẹ ốm, cơ chi Hai có về thăm mẹ khơng? + Cơ chị Hai biến thành con gì?

+ Cơ Út đã làm gì khi nghe tin mẹ ốm?

+ Vì là người con hiếu thảo nhất, cơ Út được sống cuộc sống như thế nào? + Nếu là con, con sẽ làm gì khi mẹ bị ốm, vì sao?

- Cho trẻ xem tranh truyện “Ba cô gái” và kể lại truyện cùng cô. + Cô kể đoạn đầu và đặt câu hỏi cho trẻ kể tiếp theo

+ Những lần sau trẻ chủ động kể theo cô. + Cô chú ý tuyên dương, động viên trẻ kể.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương các cháu kể hay, có tiến bộ. Nhắc nhở trẻ kể truyện cho các bạn, ông bà, bố mẹ nghe.

Tổ chức hoạt động bổ trợ, cho trẻ chơi trị chơi “Chăm sóc bệnh nhân”.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 35 - 40)