Biện pháp rèn kỹ năng đóng kịch

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 45 - 49)

- Cung cấp một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học: Thơ, truyện

2.5.Biện pháp rèn kỹ năng đóng kịch

Đây là kiểu học mang tính chất trị chơi mà trẻ vơ cùng thích thú. Trị chơi đóng kịch hay cịn gọi là trị chơi đóng vai theo tác phẩm văn học là một hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm - một trong những con đường giúp trẻ tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm một cách có hiệu quả, đồng thời giúp trẻ phát triển nhân cách về nhiều mặt, nhất là phát triển ngơn ngữ. Có thể coi đây là bước đưa trẻ vào thực hành thể nghiệm nghệ thuật, biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học, bởi trẻ sẽ được hoá thân vào các nhân vật của tác phẩm văn học, được nói bằng ngơn ngữ của nhân vật trong truyện. Qua đó trẻ hiểu hơn về tính cách của nhân vật, nắm rõ hơn về các tình tiết của nội dung câu truyện và thơng qua trị chơi đóng kịch trẻ sẽ cảm thụ tác phẩm sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, trị chơi đóng kịch cịn giúp trẻ trau dồi vốn từ văn học giàu hình tượng, giàu âm thanh, phát triển ngơn ngữ giao tiếp, khả năng nói mạch lạc, lưu lốt, diễn cảm.

Trị chơi đóng kịch mang tính nghệ thuật rõ nét, do đó, hình thức tổ chức của nó khơng giống hồn tồn các loại trị chơi khác. Trị chơi đóng kịch địi hỏi phải có sự hướng dẫn, tổ chức một cách công phu của cô giáo.

- Chuẩn bị

+ Chuyển thể tác phẩm kịch bản

Tác phẩm được lựa chọn chuyển thể cần có cốt truyện mạch lạc, các tình tiết hấp dẫn, mang kịch tính, thu hút sự chú ý của trẻ thơ. Tác phẩm có các tuyến nhân vật rõ ràng, lời thoại ngắn gọn, có vần, có điệu và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần để trẻ dễ thuộc. Hành động của nhân vật đơn giản để trẻ dễ dàng bắt chước.

Sau khi lựa chọn được tác phẩm phù hợp, cô giáo cần chuyển thể sang kịch bản. Lưu ý khi chuyển thể, có thể phải bố trí, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách sáng tạo ngôn ngữ của các nhân vật cũng như một số tình tiết của truyện cho phù hợp. Những truyện dài, có thể lược bỏ, chỉ giữ lại những tình tiết chính của truyện.

Đọc cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm văn học nhiều lần bằng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm để trẻ nắm được nội dung của tác phẩm, gợi mở, giúp trẻ nắm được nội dung và nhớ cốt truyện, nhớ tên các nhân vật, nhớ hành động của nhân vật, sơ bộ biết đánh giá về hành động của nhân vật (ở mức độ tốt, xấu, đúng, sai…)

Đọc kịch bản cho trẻ nghe, giúp trẻ nhớ được trình tự và nội dung của vở kịch, nhớ được lời thoại, phân biệt được sắc thái, giọng điệu, lời nói của các nhân vật.

Lựa chọn các bài hát, điệu muá phù hợp với kịch bản và cho trẻ làm quen dần với bài hát, điệu múa đó.

- Phân vai và luyện tập

Khi phân vai cho trẻ đóng theo các nhân vật, cơ khơng nên gị ép hoặc bắt trẻ đóng những vai mà trẻ khơng thích. Cơ giáo cho trẻ nhận vai hoặc gợi ý cho trẻ nhận các vai. Thường thì trẻ thích được đóng những vai dũng cảm, mưu trí, thơng minh… chứ khơng thích đóng những vai hèn nhát, lười biếng… Cơ giáo cần giải thích để trẻ hiểu đây chỉ là đóng kịch, như vậy khi nhận vai chơi, trẻ mới cảm thấy hứng thú, cho dù đó là tuyến nhân vật tiêu cực.

Sau khi đã phân vai, cô giáo giúp trẻ tìm hiểu sâu hơn nhân vật mình sẽ đóng vai, sau đó dạy cho các em học thuộc vai diễn bằng cách đọc đồng thanh theo cô đúng ngữ điệu giọng, thể hiện tính cách nhân vật theo kịch bản một vài lần. Sau đó cơ sẽ đọc vai người dẫn truyện và trẻ đọc theo các nhân vật, đây cũng là một cách để các em nhớ lời thoại và diễn kịch theo kiểu đọc. Đó có thể được coi là đọc kịch bản theo các nhân vật. Như vậy, cô giáo đã dạy trẻ học thuộc lời thoại bằng biện pháp truyền khẩu. Cô và trẻ cùng đọc đồng thanh lời thoại các nhân vật theo kịch bản một vài lần, cho nhóm trẻ nhắc lại rồi cá nhân trẻ nhắc lại, có thể cho trẻ học thuộc lịng bằng hình thức thoại nối tiếp giữa các nhóm. Trong q trình học lời thoại, không nhất thiết phải bắt trẻ học từng câu, từng chữ giống cơ. Trẻ có thể sáng tạo thêm, bớt từ, thêm vào những đoạn lặp, những từ cảm thán, nhấn giọng, chuyển giọng tuỳ vào cảm xúc riêng mà trẻ có được trước hồn cảnh đó, miễn sao khơng làm sai lệch nội dung tác phẩm. Sau đó cơ cùng các cháu luyện tập các động tác phù hợp với vai của từng cháu, các cháu được tự do sáng tạo theo nhận thức và trí tưởng tượng của mình.

Trong quá trình luyện tập, giáo viên vừa là đạo diễn, vừa là người dẫn truyện. Giáo viên cần nhận xét, bổ sung, gợi ý, hướng dẫn những gì trẻ chưa thực hiện được

và có thể làm mẫu cho trẻ xem. Trẻ cần có sự tham gia trực tiếp của cô giáo để tạo được sự nhất quán của vở kịch.

Đối với trị chơi đóng kịch sử dụng rối, giáo viên hướng dẫn cho trẻ cách điều khiển các con rối sao cho các động tác phù hợp với tình huống của vở kịch cũng như tính cách, tuổi tác của nhân vật. Trẻ thường sử dụng rối dẹt với các động tác và kịch bản thật đơn giản (Ví dụ: Hai con dê qua cầu, Bác Gấu Đen và hai chú thỏ…).

- Sân khấu, đạo cụ, hoá trang

Các đạo cụ, sân khấu, trang phục biểu diễn, cách trang hoàng sân khấu… là những yếu tố khơng thể thiếu khi cho trẻ chơi trị chơi đóng kịch.

Về sân khấu: Có thể thiết kế sân khấu bằng nhiều kiểu.

Sân khấu đơn giản: Có thể sử dụng khoảng trống nhỏ trong lớp hoặc ngồi sân và trang trí phù hợp.

Đối với sân khấu của trị chơi đóng kịch sử dụng rối: Có thể sử dụng một khung bảng khoảng 1,2 x 0,8 m có giá đỡ phía sau hoặc hai mặt bàn ghép lại hay đơn giản chỉ là bậu cửa sổ, trên đó được trang trí các cảnh phù hợp với từng vở kịch. Người điều khiển rối (cơ và trẻ) ngồi phía sau điều khiển hoạt động của con rối theo kịch bản.

Đạo cụ: Đạo cụ là những vật để chỉ rõ một không gian xác định mà câu truyện trong vở kịch xảy ra như bàn, ghế, đồ dùng… mà nhân vật trong vở kịch sử dụng. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đạo cụ để tạo cho trẻ những phương tiện cần thiết khi thể hiện vai diễn trong vỡ kịch.

Về hoá trang: Hoá trang là một điểm hấp dẫn của trị chơi đóng kịch đối với trẻ. Trẻ rất hào hứng khi được “biến hoá” thành người khác qua trang phục, mũ, trang điểm… Có thể hố trang trên đầu, hố trang trên mặt, hoá trang quần áo… khi cho trẻ tham gia đóng kịch.

- Biểu diễn

Kết quả của trị chơi đóng kịch là rất quan trọng, khi biểu diễn, chúng ta sẽ giáo dục trẻ kết quả đã đạt được với người khác, trẻ sẽ được trải nghiệm niềm vui thẩm mĩ, niềm vui sáng tạo. Mỗi một vỡ kịch có thể cho lần lượt từng nhóm diễn viên lên biểu diễn. Điều quan trọng là phải làm sao lôi cuốn tất cả các em vào cuộc.

Chuẩn bị sân khấu: Công việc này chủ yếu do giáo viên chuẩn bị như chuẩn bị phơng màn, đạo cụ, trang phục… Trẻ có thể cùng tham gia. Chuẩn bị sân khấu đơn giản hoặc khi chơi biểu diễn ở các góc theo chủ đề của trị chơi đóng vai.

Biểu diễn: Từng nhóm trẻ được thực hiện vai diễn của mình qua các màn biểu diễn. Trẻ tự thể hiện một cách chủ động, linh hoạt. Trẻ thuộc lời thoại của vai diễn, nhớ được trình tự vở kịch, biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ… của nhân vật, thể hiện được cảm xúc của vai diễn. Ở độ tuổi này, vai trò của người dẫn truyện khi biểu diễn là rất quan trọng. Thường giáo viên là người giữ vai trị này.

Những buổi biểu diễn đầu tiên có thể chọn những trẻ đóng vai đạt nhất, sau đó có thể cho trẻ chơi lần lượt vào các buổi tiếp theo. Một trị chơi đóng kịch có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần nếu trẻ còn hứng thú.

Sau buổi biểu diễn, nên tổ chức trao đổi với trẻ để đưa ra những nhật xét và rút ra những kinh nghiệm để lần biểu diễn sau được tốt hơn.

Thường thường, một vở kịch có nhiều vai diễn ở các độ tuổi khác nhau, do đó việc kết hợp với các nhóm tuổi chơi ở các độ tuổi sẽ giúp trẻ nhận vai một cách phù hợp và biết phối hợp hành động chơi một cách nhịp nhàng.

Trị chơi đóng kịch nếu được sự quan tâm đúng mức và được tổ chức một cách khoa học thì nó sẽ trở thành một hình thức giải trí giúp các em cảm thụ sâu sắc về nội dung và hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Đây cũng là một phương tiện giáo dục nghệ thuật và phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Do vậy cũng bắt đầu từ thời điểm này trẻ hoạt động để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng và nét đẹp trong nền văn hóa của đất nước. Vì vậy mà chúng ta cần tạo mọi điều kiện và một môi trường thuận lợi cho trẻ tiếp nhận những kiến thức đối với trẻ. Do đó, trong đề tài này chúng tôi đề xuất những biện pháp nhằm phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi, đưa ra các yêu cầu, nội dung và điều kiện tiến hành tổ chức hoạt động làm quen văn học.

Chúng tôi đã đề cập tới một số biện pháp như: Biên pháp rèn kỹ năng nghe hiểu, biện pháp rèn kỹ năng đàm thoại, biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện, biện pháp rèn kỹ năng đóng kịch, mỗi biện pháp có những ưu điểm riêng, chúng sẽ bổ trợ lẫn nhau trong quá trình giúp trẻ phát triển và rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn

học. Giáo viên cần biết kết hợp các biện pháp trên một cách hài hịa và hợp lí để mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học cho trẻ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 45 - 49)