Biện pháp rèn kỹ năng đàm thoạ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 29 - 35)

- Cung cấp một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học: Thơ, truyện

2.2. Biện pháp rèn kỹ năng đàm thoạ

Đàm thoại là phương pháp giáo viên sử dụng các câu hỏi có mục đích, có định hướng, có kế hoạch trước để trao đổi với trẻ, giúp trẻ hiểu và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc và có hệ thống. Đồng thời việc đàm thoại trong quá trình đọc thơ, truyện cho trẻ nghe cũng giúp giáo viên nắm được mức độ hiểu bài của trẻ để kịp thời uốn nắn những sai sót của trẻ.

Các câu hỏi có tác dụng hướng sự chú ý của trẻ tới đối tượng cần nhận thức, dạy trẻ biết quan sát đối tượng một cách tổng thể cũng như quan sát tỉ mỉ các đặc điểm, tính chất các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. Các câu hỏi cũng đồng thời kích thích trẻ nói, gọi tên hoặc mơ tả các đối tượng quan sát. Qua đó vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng hơn.

Phương thức chủ yếu trong đàm thoại là những câu hỏi. Đặc biệt quan trọng là những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải bàn luận, phải tìm được mối liên hệ giữa các đối tượng và đưa ra những kết luận, những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải so sánh.

VD: Quả chuối khác quả cam ở điểm nào?

Con chó với con gà khác nhau ở chỗ nào?

Cần chú ý các câu hỏi phải đi từ dễ đến khó theo hệ thống của bài.

Khơng nên ra những câu hỏi có sẵn câu trả lời, nhưng cũng khơng nên hỏi q khó làm cho trẻ bị bế tắc dẫn đến mất hứng. Không nên hỏi liên miên, quá cho tiết và vụn vặt gây nên sự mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự lĩnh hội kiến thức một cách hệ thống của trẻ.

* Đối với những tác phẩm thơ: Các tác phẩm thơ có vai trị quan trọng trong

việc hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ. Thơ là loại hình nghệ thuật ngơn từ, có khả năng đi vào lịng người một cách sâu sắc. Thơ văn mang lại cho trẻ cái đẹp cao quý, cái chân, cái thiện. Thơ là những xúc cảm thường được bày tỏ trực tiếp bằng hệ thống ngôn từ giàu sức biểu cảm, giàu vần điệu, nhịp điệu. Ngôn ngữ trong các tác phẩm được lựa chọn đưa vào chương trình đều rất trong sáng, dễ hiểu, có nhiều từ ngữ nghệ thuật như tính từ chỉ màu sắc, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ láy hoặc những hình ảnh so sánh hết sức sinh động. Triển khai đàm thoại với một tác phẩm thơ là làm rõ tình cảm, xúc cảm của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên. Tùy từng bài thơ để triển khai hệ thống câu hỏi cho phù hợp.

VD: Với bài thơ “Giữa vịng gió thơm” kể về tình cảm yêu thương của em nhỏ dành cho bà của mình có thể thiết kế hệ thống câu hỏi đàm thoại như sau:

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác?

- Bài thơ viết về tình cảm của ai dành cho bà? - Bạn nhỏ có u thương bà của mình khơng?

- Mở đầu bài thơ bạn nhỏ đã nhắc chú gà nâu và chị vịt bầu điều gì? - Vì sao bạn nhỏ lại nhắc chú gà nâu và chị vịt bầu im lặng?

- Để bà của mình ngủ ngon hơn thì bạn nhỏ đã làm gì? - Bạn nhỏ đã nói gì với bà khi bà ngủ?

- Khi bà ốm không gian trong nhà và cảnh vật ngoài vườn như thế nào? - Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có ngoan khơng?

- Qua bài thơ con học được điều gì từ bạn nhỏ?

- Khi ơng bà của mình bị ốm các con có thể làm những việc gì để giúp đỡ ơng bà?

- Các con có u q ơng bà của mình khơng? Vậy nếu có một điều ước các con sẽ ước gì cho ơng bà của mình?

Có cả những câu hỏi về giá trị nội dung và những câu hỏi về giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Những câu hỏi về nội dung, trọng tâm là hướng vào nhân vật chính với những hành động của nhân vật, giúp trẻ phát hiện ra những phẩm chất của nhân vật và xác định thái độ của mình với các nhân vật.

VD: Cơ có thể đàm thoại với trẻ:

- Con thấy nhân vật này như thế nào? Nhân vật kia như thế nào? - Con thấy thích nhân vật nào hơn?

- Vì sao nhân vật này lại hành động như thế?

- Nếu con là nhân vật trong tác phẩm thì con có hành động như vậy khơng? Tại sao?....

Những câu hỏi về nghệ thuật, cần hướng trẻ vào việc khai thác và cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ trong tác phẩm, vẻ đẹp của những hình tượng được miêu tả.

VD: Cơ có thể đàm thoại với trẻ về bài thơ “Hoa kết trái”

- Hoa cà có màu gì? - Hoa mướp có màu gì?

- Màu của các lồi hoa có đẹp khơng? Đẹp như thế nào? (Màu sắc, hình dáng...)

Cần có những câu hỏi thơng minh và khéo léo tạo sự tranh luận ở trẻ để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ.

Cần có những câu hỏi xâu chuỗi vấn đề theo lơgic của bài: Những câu hỏi có sự liên kết với tình huống tương tự từ kinh nghiệm bản thân của trẻ hoặc những chi tiết trong tác phẩm khác.

* Đối với các tác phẩm truyện: Truyện thuộc thể loại tự sự, truyện có nhân

vật, có cốt truyện. Mỗi câu truyện dành cho trẻ mầm non thấy được kết thúc có hậu, đó là những bài học giáo dục trẻ về nhân cách làm người. Trong các tác phẩm truyện việc đàm thoại sẽ giúp trẻ nắm bắt được đặc điểm nhân vật, diện mạo, lời nói, hành động, tính cách, kết cục của câu chuyện, từ đó hình thành cho trẻ nên có thái độ ứng xử như thế nào.

VD: Với truyện “Ba cơ gái” có thể thiết kế hệ thống câu hỏi đàm thoại như sau:

- Câu chuyện cơ vừa kể có tên là gì?

- Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Bà mẹ sinh được mấy cơ con gái?

- Tình cảm của bà mẹ đối với các con như thế nào? - Khi bà ốm bà nhờ ai đưa thư gọi các con về? - Bà đã dặn Sóc con điều gì?

- Thái độ của Sóc con như thế nào khi được bà mẹ nhờ đưa thư cho ba cô con gái?

- Nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ ngay khơng? Tại sao? - Cuối cùng cô chị cả biến thành con gì?

- Khi Sóc đến nhà cơ chị hai đang làm gì?

- Khi Sóc báo tin mẹ bị ốm cơ chị hai có về nhà thăm mẹ khơng? Vì khơng về thăm mẹ nên cô chị hai bị trừng phạt như thế nào?

- Cơ út đã làm gì khi nghe tin mẹ ốm?

- Vì là người con hiếu thảo nên cơ út đã được hưởng cuộc sống như thế nào? - Theo các con trong ba cơ con gái thì ai là người con hiếu thảo nhất, vì sao?

- Nếu là con, con sẽ làm gì khi mẹ bị ốm?

- Qua câu chuyện con đã rút ra được bài học gì?

Việc đưa ra các câu hỏi đàm thoại nhằm tăng vốn từ cho trẻ ngồi ra trẻ cịn biết nhận xét, đánh giá các sự vật hiện tượng bằng ngơn ngữ chính xác của mình. Cần rèn cho trẻ thói quen khi trả lời các câu hỏi phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ, nói năng từ tốn, sử dụng ngữ điệu, cử chỉ điệu bộ phù hợp.

Trong q trình trao đổi, cơ giáo cần hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề mấu chốt, tránh sa đà, rời xa tác phẩm. Cô giáo không ép buộc câu trả lời của trẻ vào nội dung tác phẩm, giúp trẻ lưu giữ được những ấn tượng đầu tiên của mình về tác phẩm. Đàm thoại với trẻ, cơ giáo khơng chỉ giúp trẻ tự tin độc lập nói lên suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình về tác phẩm mà cịn giúp các cháu tranh luận, trao đổi với nhau về một tình huống, một ấn tượng một sự cảm nhận mà chúng đã tiếp thu được từ tác phẩm. Trẻ không chỉ trao đổi với cơ mà cịn trao đổi trong nhóm bạn bè, tức là chúng được chia sẽ với nhau. Cơ giáo nên coi mình là thành viên của một nhóm chứ khơng phải là một người đứng cao hơn để áp đặt trẻ. Vai trị tích cực của tập thể trẻ sẽ giúp cô giáo giải quyết được nhiệm vụ và mục đích đặt ra trong q trình đàm thoại, cơ nên động viên để tất cả trẻ cùng tham gia vào đàm thoại

Trong q trình đàm thoại cơ cũng nên kết hợp với giảng giải khi phát hiện ra những chi tiết mà trẻ chưa hiểu hoặc chưa rõ để kịp thời điều chỉnh nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ trả lời sai, cô cũng không nên nhận xét một cách “thẳng thắn” quá, trẻ cảm thấy “mất hứng” hoặc thậm chí xấu hổ với bạn bè. Cơ có thể khéo léo động viên trẻ suy nghĩ thêm. Trên thực tế cho thấy trẻ không bao giờ thờ ơ với thái độ của cô trước những câu hỏi của chúng, cô giáo nên động viên, khuyến khích, đặc biệt phải tỏ thái độ tơn trọng, tin tưởng ở trẻ. Như thế mới có thể tạo lên sự kích hoạt cảm xúc và tư duy của trẻ. Giá trị của việc đàm thoại còn là nâng cao sự hứng thú của trẻ trong quá trình tiếp xúc với văn học.

Bên cạnh đó q trình đàm thoại giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ dùng trực quan. Chúng giúp trẻ tập trung chú ý hơn, chính xác hóa hoặc củng cố những kiến thức của trẻ. Những đồ dùng trực quan trong đàm thoại không nên để chiếm quá nhiều thời gian. Đồ dùng trực quan trong đàm thoại có thể là vật thật, đồ chơi, tranh ảnh...

Để q trình đàm thoại đạt kết quả cao, giáo viên cần phải chuẩn bị tốt những dàn ý sẽ giúp mình trong quá trình đặt câu hỏi, giải thích và kết luận đúng đắn.

Hệ thống câu hỏi khi đàm thoại cần ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi. Xây dựng hệ thống câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ, tránh những câu hỏi chỉ u cầu trẻ trả lời “có” hoặc “khơng”, “đúng” hoặc “sai”...

Đối với những trẻ tiếp thu chậm, cô đưa ra những câu hỏi gắn liền với kinh nghiệm thực tế, hành động thực hành.

Đối với những trẻ tiếp thu thông minh hơn cô đưa ra những câu hỏi khái quát. Cần chuẩn bị các loại câu hỏi khác nhau:

Câu hỏi kích thích trẻ nhận biết sự vật, hiện tượng khi trẻ đang trực tiếp tri giác (Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây? Màu gi? Hình gì? Ở đâu? Con vật này đang làm gì? Có những gì trong giỏ, túi, trên bàn?...)

Câu hỏi kích thích trẻ nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng và nêu cảm xúc của bản thân (Cái này được miêu tả như thế nào? Con vật này có hình dáng ra sao? Âm thanh phát ra từ đâu? Nó như thế nào?...)

Câu hỏi kích thích trẻ giải thích, phỏng đốn, suy đốn diễn biến và kết quả của sự vật, hiện tượng xung quanh (Đồ vật này có hình dáng như thế nào? Chúng dùng để làm gì? Chúng được làm từ chất liệu gì? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Từ những thứ này người ta có thể làm ra được cái gì? Các con vật này có lợi ích gì cho con người? Do đâu có mưa? Vì sao cháu biết? Hiện tượng đó xảy ra như thế nào? Làm sao cháu biết được điều đó?...)

Câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá sự vật hiện tượng ( Tại sao? Vì sao? Để làm gì? Tại sao cháu làm như vậy? Tại sao cháu cho là như vậy?...)

Ngữ điệu giọng nói cần thay đổi cho phù hợp với nội dung và cấu trúc câu hỏi. Thái độ của cơ nhẹ nhàng, tình cảm. Tránh gây cho trẻ lo lắng, sợ hãi trong q trình đàm thoại.

Cần khuyến khích động viên trẻ đúng lúc, kịp thời.

Công nhận những câu trả lời đúng của trẻ bằng lời nói (đúng rồi, giỏi lắm, rất tốt...) hoặc bằng cử chỉ, dáng điệu (gật đầu, mỉm cười), nhìn trẻ cười vui, hưởng ứng, âu yếm khi trẻ trả lời.

Tránh để trẻ mất tự tin khi trẻ trả lời chưa đúng bằng các câu nói nhẹ nhàng (Theo cơ thì các con cứ nhìn lại xem nào? Sờ lại xem nào? Nghe lại xem nào? Hoặc bạn nào có ý kiến khác?...)

Đối với những trẻ nhút nhát, cô không nên gọi trẻ trả lời đầu tiên và khi gọi cơ cần tạo ra tình huống thích hợp để chúng trở nên mạnh dạn hơn, như là có thể cho trẻ ngồi tại chỗ và trả lời câu hỏi, yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn và động viên, khen ngợi trẻ.

Tạo cơ hội cho trẻ đặt câu hỏi với giáo viên, với bạn hoặc tự đặt câu hỏi và câu trả lời do chính trẻ đặt ra.

Khơng ngắt quảng sự liên tưởng của trẻ trong quá trình đàm thoại. Lựa chọn hình thức tổ chức đàm thoại cho trẻ hợp lí.

+ Đàm thoại giữa cô với cá nhân trẻ + Đàm thoại giữa cơ với nhóm trẻ + Đàm thoại giữa cơ với cả lớp + Đàm thoại giữa trẻ với cá nhân trẻ + Đàm thoại giữa trẻ với nhóm trẻ + Đàm thoại giữa trẻ với cả lớp

Đàm thoại là những cuộc nói chuyện có xu hướng và được chuẩn bị trước giữa giáo viên và các cháu theo một đề tài nhất định. Đàm thoại là những bài tập có tổ chức, có sắp xếp theo kế hoạch nhằm mục đích làm cho chính xác cũng như hệ thống hóa tất cả những biểu tượng và kiến thức mà trẻ thu gom được.

Qua đàm thoại, giáo viên hướng sự suy nghĩ của trẻ vào những yêu cầu cụ thể, trẻ phải trả lời những câu hỏi đã đặt ra, trẻ phải nói, phải tập đặt câu, tập diễn đạt. Giáo viên phải phát hiện những lỗi phát âm, lỗi về dùng từ, đặt câu của trẻ để kịp thời uốn nắn, sữa chữa.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học (Trang 29 - 35)