Trong tế bào chất, ngồi các bào quan cịn có hệ thống các ống vi thể (microtu bule) các sợi vi thể (microfilament) và sợi trung gian (intermediate filament: IF) tạo nên khung xương của tế bào.
2.9.1. Các ống vi thể.
Là những ống hình trụ dài đường kính trung bình 24 nm có thành bên dày 5 nm và rỗng ở giữa, chiều dài thay đổi có khi tới vài micromet, khơng phân nhánh.
Các ống vi thể có thể ở dạng tự do phân bố trong tế bào chất tạo nên sao và thoi phân bào, các ống vi thể được cấu tạo từ protein tubulin A và B, các protein này kết hợp với nhau tạo các sợi protein, các sợi protein tạo thành ống vi thể.
Thành của ống vi thể thường có 13 sợi protein (có thể thay đổi 9-14 sợi) trong cấu trúc sợi protein có trung tâm liên kết với ATP, trung tâm liên kết colcicin... nó ức chế sự tạo thành thoi phân bào.
Chức năng
- Tạo nên khung xương tế bào duy trì hình dạng tế bào, duy trì vị trí các tổ chức khác trong tế bào chất.
Vận tải nội bào: các bào quan, các hạt sắc tố... di chuyển trong tế bào chất là nhờ hoạt động của các ống vi thể .
- Tham gia sự vận động, sự biệt hố tế bào. Nhiều tế bào biệt hố có hình dạng nhất định mà hình dạng đó được duy trì nhờ sự sắp xếp của các hệ thống ống vi thể.
- Các ống vi thể có thể thành lập thành cấu trúc ổn định như trung tử, có vai trị quan trọng trong phân bào giảm nhiễm, nguyên nhiễm.
- Ống vi thể còn là những thành phần cấu tạo nên lông roi và những yếu tố vận động của cấu trúc lông, roi ở động vật nguyên sinh.
- Trong tế bào chất có nhiều ống vi thể. Khi xử lý bằng colcicin thì ống vi thể bị biến mất, tế bào trở nên tròn, đa giác.
2.9.2. Các sợi vi thể.
Gồm có sợi vi thể actin, sợi vi thể myozin.
Sợi vi thể actin: Được cấu tạo chính bởi protein actin. Có hai dạng actin: actin G và actin F. Actin G hình cầu; Actin F hình sợi được tạo thành do sự trùng hợp các actin G tạo nên.
Mỗi sợi vi thể gồm hai chuỗi do nhiều phân tử actin xoắn vào nhau actin sợi F là sợi xoắn kép có đường kính gần bằng 8 nm bước xoắn dài 72 nm.
Sự tạo nên sợi actin F là quá trình thuận nghịch.
Sự hình thành sợi actin được điều chỉnh tại những nơi, những lúc tế bào cần, sợi vi thể actin có vai trị nâng đỡ, cố định màng sinh chất.
Sợi vi thể cũng là thành phần tạo nên khung xương tế bào.
Phân tử có 6 cạnh, 6 mạch polypeptid: hai mạch nặng, hai đôi mạch nhẹ, các sợi myozin phân bố trong tế bào chất thường có chiều dài lớn có thể đạt 1,5 micromet.
Các sợi vi thể myozin khơng chỉ có trong tế bào cơ mà cịn có trong tế bào khác. Các sợi myozin liên kết với các sợi actin đảm bảo tính vận động của tế bào.
2.9.3. Sợi trung gian
Kích thước xấp xỉ 10 nm, dày hơn sợi vi thể, nhỏ hơn ống vi thể. Chúng được cấu tạo bởi nhiều loại protein khác nhau.
Sợi trung gian keratin thấy trong tế bào biểu mô. Sợi trung gian cấu tạo nên sợi thần kinh có protein loại NF – L; NF – M; NF – H.
Các sợi trung gian có protein lamin: laminA, laminB, laminC tạo nên lamin của màng nhân thấy trong các loại tế bào.
Các sợi trung gian đều có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều sợi xếp xoắn nhau theo nhiều bậc.
Chức năng: Góp phần tạo nên khung xương tế bào và tạo sự vận động nội bào.
2.10. Không bào.
Nếu lấy tiêu chuẩn là một cấu trúc trong tế bào chất được giới hạn bằng màng sinh chất nội bào thì có thể coi khơng bào như một bào quan.
Ở một số động vật đơn bào, không bào là bào quan thực sự. Ví dụ: Khơng bào tiêu hố, khơng bào bài tiết, điều tiết nước cho tế bào.
Ở thực vật, khơng bào chứa chất dự trữ, nói chung chúng chứa đầy dịch
* Các thể vùi.
Thể vùi có trong tế bào chất, nhưng khơng được bao bọc bởi màng tế bào, trừ một số trường hợp chúng được chứa trong không bào.
Thể vùi hay gặp ở tế bào động vật là các phân tử glycogen, một loại đường dự trữ có nhiều trong tế bào gan, cơ.
Ở con vật có chế độ ăn tốt, glycogen có thể lên tới 10% lượng khơ của gan.
Tế bào mô mỡ chứa những giọt lớn các triacylgcerol, là một dạng dự trữ của acid béo.
Ở tế bào thực vật hay gặp tinh bột, đường dự trữ của tế bào. Các chất dự trữ này khi được chuyển hoá sẽ cho ATP.
Ngồi ra cịn chứa nhiều enzim, các phức hợp multienzym lớn, xúc tác các phản ứng chuyển hoá trong tế bào chất.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày cấu trúc và chức năng của màng tế bào.
2. Trình bày cấu trúc và chức năng của một số bào quan trong tế bào: ty thể, lạp thể… 3. Giải thích cấu tạo của ty thể, lạp thể phù hợp với chức năng của chúng.
Bài 2