Di truyền ngoài nhiễm sắc thể

Một phần của tài liệu Ky 1. Sinh hoc 127 (Trang 80 - 83)

Đặc điểm di truyền ngoài nhiễm sắc thể

Trong tế bào của mọi cơ thể Eukaryota, lượng ADN tập trung chủ yếu trong nhân và bộ gen trong nhân quy định sự di truyền đại đa số các tính trạng của cơ thể, tuy vậy vẫn cịn một số tính trạng do các yếu tố di truyền ngoài NST trong tế bào chất chi phối. Các yếu tố di truyền ngoài NST bao gồm các loại gen ngoài nhân, trong các phân tử ADN của ty thể, lạp thể hoạc các đơn vị di truyền nằm tự do trong tế bào chất bên ngoài các bào quan, tạo thành hệ gen ngồi NST. Di truyền ngồi NST có những đặc điểm di truyền sau:

Các khác biệt về tính trạng khơng có sự phân ly, hoặc phân ly khơng theo kiểu Menden.

Khơng có sự đổi khác về tính trạng khi thay thế nhân tế bào bằng nhân có cấu trúc di truyền khác. Có sự hằng định về tính trạng trong nhiều thế hệ lai trở lại với dòng bố.

Lai thuận nghịch cho các kết quả lai khác nhau trong các trường hợp nỗn giao. Các đặc điểm mang tính chất di truyền theo dòng mẹ nguyên nhân là do ở nhiều sinh vật thì giao tử cái cung cấp cho hợp tử nhiều tế bào chất hơn giao tử đực, vì vậy các gen nằm trong tế bào chất của hợp tử là do giao tử cái truyền sang.

Đối với các sinh vật đã xác định được các nhóm gen liên kết gen thì các đột biến gen tế bào chất khơng thể đưa vào bất cứ nhóm liên kết nào bằng các phương pháp xác định nhóm liên kết.

Các gen ngồi NST cũng có thể đột biến và đột biến ấy cũng di truyền được qua quy luật di truyền qua tế bào chất.

LƯỢNG GIÁ

1. Giải thích một số thuật ngữ và ký hiệu thường dùng trong y học, cho ví dụ. 2. Trình bày định luật I, II, III của Mendel.

3. So sánh các quy luật di truyền đơn gen, đa gen, di truyền giới tính, di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngồi NST.

Bài 7

ĐỘT BIẾN

MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm đột biến

2. Giải thích được nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của đột biến NST 3. Giải thích được nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của đột biến gen

NỘ DUNG 1. Khái niệm 1. Khái niệm

Mỗi loài sinh vật có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc

Ở Eukaryota nhiễm sắc thể được cấu tạo bằng ADN hison

Số lượng, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể thường bền vững và ổn định qua các thế hệ tế bào hoặc thế hệ cơ thể.

Tuy nhiên, do sự tác động của một số tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, trong một số trường hợp số lượng hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể bị biến đổi, sự biến đổi đó có thể biểu hiện ở mức độ nhiễm sắc thể hoặc mức độ gen.

Đột biến có thể xảy ra ở tế bào soma hoặc ở tế bào sinh dục có thể tóm tắt các dạng đột biến như sau.

Đột biến gen

Tế bào soma

Tác nhân gây đột biến Đột biến nhiễm sắc thể (xảy ra trong đời cá thể bị đột biến)

Đột biến gen

Tế bào sinh dục

Đột biến nhiễm sắc thể

(có thể di truyền cho thế hệ sau)

Phần lớn đột biến sau khi xảy ra được tự sửa chữa để trở lại trạng thái bình thường, một số khơng được sửa chữa có thể dẫn đến những biến đổi của kiểu hình ở những mức độ khác nhau

Một phần của tài liệu Ky 1. Sinh hoc 127 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)