Sự tái sinh.

Một phần của tài liệu Ky 1. Sinh hoc 127 (Trang 125 - 126)

- Trong giai đoạn phôi thai quá trình cá thể phát sinh lặp lại một số giai đoạn chính

5. Sự tái sinh.

Sự tái sinh là quá trình phục hồi và phát triển của những phần của tế bào, của các mô hay của các cơ quan đã bị mất hay bị tổn thương. Người ta đã phân ra: Tái tạo sinh lý, tái tạo tu bổ và tạo phôi dinh dưỡng.

5.1. Tái tạo sinh lý

Tái tạo sinh lý là phục hồi để bù lại những tế bào, những mơ bị già khơng cịn hoạt động, bị chết trong quá trình hoạt động sinh lý bình thường.

Ví dụ: Sự tái tạo của tế bào sinh dục đực, cứ khoảng 24 giờ mỗi tinh hồn có khoảng 350 x 106 tế bào được tái tạo mới. ước tính trung bình mỗi giây có khoảng 2,5 x 106 hồng cầu được bổ xung. Máu là tổ chức dạng lỏng nên hiện tượng tái tạo hồng cầu, bạch cầu là hiện tượng tái tạo của tổ chức

Thượng bì da cũng khơng được tái tạo để bổ xung cho những tế bào ở mặt da đã bị bong ra khỏi cơ thể

5.2. Tái tạo khôi phục

Tái tạo khôi phục là sự phục hồi những mô hay cơ quan bị tổn thương. Mức độ có thể là khơi phục một phần hoặc khôi phục các cơ quan hoặc khôi phục cả cơ thể.

- Chỉ có hiện tượng tái tạo lại một phần nhỏ của cơ quan như hiện tượng liền xương sau khi bị gãy hiện tượng liền các vết thương là hiện tượng tái tạo khôi phục các cơ quan bị tổn thương.

Thực chất của hiện tượng tái tạo khơi phục là sự giảm kìm hãm một phần bộ gen bị ức chế

Ở những nơi bị tổn thương, tế bào được hoạt hoá trở nên tiềm năng hơn, phân bào tăng lên, khi đạt đủ số tế bào cần thiết thì các tế bào đa tiềm năng lại bắt đầu quá trình biệt hố tương tự như hình thành bộ phận ấy trong phát triển phôi để tạo thành các phần bị mất.

Trong q trình tái tạo, thần kinh đóng vai trị tổ chức

Khả năng tái tạo của mỗi sinh vật đều có nhưng người ta chưa biết các tác nhân nào kích thích hoạt hố bộ gen trở lại trạng thái đa tiềm năng.

Đây là vấn đề hấp dẫn của y học tương lai mở ra khả năng nghiên cứu sự tái tạo khôi phục các phần của cơ thể con người nếu bị mất cần thay thế

5.3. Hiện tượng tạo phôi dinh dưỡng

Nếu chúng ta cắt cơ thể của một số động vật đa bào (ví dụ thuỷ tức, giun đất, đỉa...) thành nhiều phần hoặc tách các tế bào trong những điều kiện thích hợp mỗi phần hoặc mỗi tế bào sinh dưỡng có thể tái tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh. Trong giới thực vật hiện tượng này cũng rất phổ biến.

Thực chất của hiện tượng tái tạo phôi dinh dưỡng là sự phục hồi toàn bộ cơ thể bằng cách hoạt hố lại tồn bộ gen từ đầu, tương đương với hoạt tính chức năng của bộ gen hợp tử.

6. Đa phôi

Ở một số động vật một lứa có thể đẻ nhiều con ví dụ như mèo, lợn. Đó là do nhiều trứng đồng thời cùng rụng và mỗi trứng đều được thụ tinh để phát triển thành phôi. Các phôi từ các đa phôi khác trứng này sẽ trở thành các cá thể độc lập có tính di truyền khác nhau.

Người thường đẻ 1 con nhưng cũng có trường hợp đẻ sinh 2, 3, 4, 5. Đa thai từ một trứng rồi phân chia ở giai đoạn đầu các tế bào tách ra thành 2, 3 hoặc 4 khối. Mỗi khối phát triển thành một bào thai. Con sinh ra đa thai theo cơ chế này mang tính chất di truyền giống nhau hồn tồn.

Cũng có trường hợp đa thai do khác trứng, cùng một lúc có 2, 3, 4 trứng rụng. Mỗi trứng được thụ tinh với một tinh trùng và phát triển độc lập, những đứa trẻ sinh ra khác nhau về chất liệu di truyền tương tự như những đứa trẻ sinh khác thời điểm (chúng ta sẽ nghiêm cứu tiếp hiện tượng sinh đôi ở hiện tượng di truyền y học).

LƯỢNG GIÁ

1. Mô tả cấu tạo của tinh trùng và các loại trứng

2. Trình bày định nghĩa, đặc điểm các giai đoạn: phơi thai, sinh trưởng, trưởng thành, già lão và tử vong.

Một phần của tài liệu Ky 1. Sinh hoc 127 (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)