Phát triển kinh tế ven biển Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 55 - 59)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN RỪNG NGẬP

2.2.3. Phát triển kinh tế ven biển Thái Bình

a) Khai thác lợi thế vùng ven biển:

Thái Bình có bờ biển dài trên 50 km với 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo nên vùng bãi triều rộng trên 16 nghìn ha; trong đó diện tích khoanh ni thủy sản khoảng 10 nghìn ha và hàng nghìn ha đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả đang đƣợc nông dân

chuyển sang ni các lồi thủy sản mặn, lợ có hiệu quả kinh tế cao. Vùng thềm lục địa của tỉnh rộng trên 1 vạn km2 với nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, nhiều lồi có giá trị lại gần các ngƣ trƣờng lớn rất thuận lợi cho nghề khai thác biển phát triển. Cảng biển quốc gia Diêm Điền, cảng cá cửa Lân, Nam Thịnh bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ nâng cấp tạo điều kiện giao lƣu hàng hóa với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế.

Ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã khẳng định việc đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, nhanh chóng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn,... Do vậy, từ nhiều năm nay, Thái Bình đã đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế biển là một trong năm trọng tâm cần tập trung tạo bƣớc đột phá tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Đƣợc Trung ƣơng, Bộ Quốc phòng đầu tƣ, đến nay tỉnh đã xây dựng đƣợc đƣờng ra Cồn Vành (cách bãi biển Đồng Châu khoảng 7 km về hƣớng Đông Nam), nối đất liền với biển, biến vùng đất bãi sa bồi rộng gần 2.000 ha này thành khu du lịch sinh thái kết hợp với an ninh quốc phịng. Tỉnh đã và đang tích cực triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển (gồm 30 xã ở 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải); quy hoạch phát triển vùng nuôi ngao ven biển.

Rừng ngập mặn ven biển đƣợc trồng tích cực bằng nguồn vốn của chƣơng trình 5 triệu ha rừng và nguồn vốn của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ. Những năm gần đây, mỗi năm diện tích rừng ngập mặn của Thái Bình đƣợc phát triển và trồng mới gần 1.000 ha. Tốc độ bồi lắng phù sa tăng nhanh, bãi bồi ngày càng đƣợc mở rộng và nâng cao nên các loài phù du, sinh vật biển sinh sôi, tạo nguồn thức ăn phong phú kéo theo các lồi thủy sản nhƣ tơm, cua, cá, ngao và các loài nhuyễn thể phát triển mạnh trở thành nguồn lợi thủy sản lớn và là nguồn thu nhập quan trọng đối với cƣ dân vùng ven biển.

Khơng những thế, rừng ngập mặn cịn là vành đai che chắn và bảo vệ đê biển khi có bão và triều cƣờng, bảo vệ vùng đầm nuôi thủy sản, tạo nên sự lắng đọng và bồi tụ phù sa. Đây cũng là nơi cƣ ngụ của khoảng 200 lồi chim, trong đó có nhiều lồi q hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ thế giới. Hàng ngàn ha rừng sú, vẹt phía ngồi đê PAM cùng với Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen tạo nên hệ thống phòng thủ ven biển

vững chắc, kết hợp với nuôi thủy sản, trồng rừng ngập mặn và du lịch sinh thái. Cùng với trồng rừng ngập mặn, hệ thống đê biển của tỉnh đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp với tổng số vốn 380 tỉ đồng. Đến nay, đã có trên 30 km trong tổng số 152 km đê biển đƣợc kiên cố và cứng hóa, bảo đảm chống đỡ đƣợc với sóng to, bão giật.

Hƣớng ra biển, khai thác lợi thế kinh tế vùng ven biển cũng chính là hƣớng đi phát triển kinh tế chủ yếu của 2 huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy, trong đó tập trung vào 2 lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Ngồi 3.000 ha đầm đã có, 2 huyện ven biển này đã tích cực chuyển đổi hơn 1.100 ha đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi thủy sản mặn, lợ cho giá trị cao gấp 5 - 6 lần cấy lúa, làm muối. Diện tích ni trồng thuỷ sản mặn, lợ phát triển mạnh cả về diện tích và sản lƣợng, đến nay đã tăng trên 4.800 ha với sản lƣợng đạt khoảng 50 - 60 ngàn tấn. Các loại hải sản có giá trị kinh tế nhƣ Tôm sú, Ngao, Cá vƣợc, Cá bớp, Cua xanh, Tôm he chân trắng,... đƣợc ngƣ dân đƣa vào nuôi luân canh, xen canh đạt hiệu quả. Huyện Thái Thụy trở thành huyện có vùng lấn biển, hình thành các đầm nuôi hải sản và vùng rừng ngập mặn lớn nhất Thái Bình; mỗi năm khai thác khoảng 29 - 30 ngàn tấn thủy hải sản; môi trƣờng sinh thái ven biển đƣợc cải thiện, đem lại nhiều lợi ích. Hàng ngàn hộ dân và doanh nghiệp ở huyện Tiền Hải cũng mở hƣớng lấn biển làm giàu, hình thành các đầm ni tôm cá, thu nhập cao và mở ra nhiều điểm du lịch sinh thái ven biển mới.

Khai thác lợi thế của biển, hiện nay Thái Bình đã có đội tàu vận tải biển với 140 tàu vận tải cỡ lớn, trong đó có tàu 12.000 tấn với năng lực vận tải biển đạt trên 540 ngàn tấn phƣơng tiện, tăng gấp nhiều lần so với trƣớc đây. Do đƣợc đầu tƣ mở rộng, nâng cấp thành cảng thƣơng mại quốc tế, lƣợng hàng vận chuyển thông qua cảng Diêm Điền đạt 39.000 tấn, gấp 3,9 lần so với trƣớc. Nhằm khai thác mở rộng giao lƣu thƣơng mại, tỉnh đã cải tạo, nâng cấp 21 chợ ở các xã ven biển, tổ chức cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã của 2 huyện ven biển gặp gỡ, trao đổi để ký hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng nơng sản, thủy sản trong và ngồi nƣớc. Hằng năm, các mặt hàng thủy hải sản trong tỉnh đƣợc xuất khẩu theo con đƣờng tiểu ngạch sang Trung Quốc từ 5 - 6 nghìn tấn ngao, 2 nghìn tấn sứa sơ chế và hàng nghìn tấn hải sản tƣơi sống khác với giá trị khoảng 8 - 9 triệu USD,... [22]

Hiện Thái Bình đang phối hợp với Tập đồn Dầu khí Quốc gia triển khai dự án xây dựng đƣờng ống dẫn khí đốt từ thềm lục địa vào bờ với sản lƣợng khoảng 300 triệu m3/năm, khi hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp ven biển của tỉnh. Tỉnh phối hợp với Tập đồn Than và khống sản triển khai dự án thăm dò và khai thác thử nghiệm bể than nâu tại khu vực bãi bồi ven biển; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án Trung tâm điện lực Thái Bình tại xã ven biển Mỹ Lộc (cơng suất 1.800MW) và Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat (công suất 200 ngàn tấn/năm),... nhằm khai thác, phát triển kinh tế biển của tỉnh [22].

Việc khai thác các lợi thế vùng ven biển để phát triển kinh tế nhƣ nuôi trồng thủy sản, khai thác khí đốt, khai thác than nâu, hình thành các khu cơng nghiệp vùng ven biển ở Thái Bình đã tác động và tạo sức ép khơng nhỏ lên các HST rừng ngập mặn ở đây.

b) Xây dựng khu kinh tế biển quốc gia:

Việc Chính phủ đồng ý cho tỉnh Thái Bình xây dựng khu kinh tế biển khơng chỉ do Thái Bình có biển, mà còn hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế tổng thể khu vực nam đồng bằng sông Hồng và phát triển kinh tế của cả nƣớc. Đây không chỉ là một trong những trọng điểm mang tính bứt phá, bƣớc ngoặt để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà cịn đƣa Thái Bình trở thành khu kinh tế biển quốc gia trong tƣơng lai khơng xa.

Khu kinh tế biển Thái Bình lấy dải đất ven biển từ xã Thụy Hải (huyện Thái Thụy) đến xã Nam Phú (huyện Tiền Hải) và phần đất ngập nƣớc ven bờ, có tổng diện tích hơn 30.580 ha. Trong đó, phần diện tích đất tự nhiên theo ranh giới các xã là 21.583 ha, cịn lại là phần diện tích ngập nƣớc ven bờ khoảng 9.000 ha. Điều thuận lợi là phần dự kiến xây dựng chủ yếu là khu vực bãi bồi ven biển nên không ảnh hƣởng tới việc giải phóng mặt bằng, quốc phịng và sinh thái ven biển. Diện tích này phù hợp cho quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, đơ thị… với chi phí đầu tƣ khơng cao nhƣ các vùng khác. Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên mà tiếp tục phát triển thêm quỹ đất cho các khu vực ven biển, hình thành mới các vành đai

Giai đoạn đầu sẽ tập trung ƣu tiên phát triển khu vực phía Đơng của Quốc lộ ven biển với quy mô khoảng 10.000 ha nằm trong khu vực đất bãi bồi, khơng có dân cƣ, khơng có đất lúa. Đầu tƣ xây dựng một số hạng mục kết cấu hạ tầng (nhƣ luồng tàu vào cảng, xây dựng nâng cấp cảng Diêm Điền,...) và phát triển các ngành công nghiệp gắn với biển nhƣ: Cơng nghiệp đóng tàu, sản xuất điện, chế biến thủy sản, sản xuất phân đạm, vật liệu xây dựng cao cấp, nguyên liệu cho ngành khai khoáng,...; phát triển và nâng cấp các khu đơ thị hiện có nhƣ: thị trấn Diêm Điền, thị trấn Tiền Hải,... phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 30 - 40% GDP của tỉnh và đến năm 2030 hoàn thành việc đầu tƣ phát triển khu kinh tế ven biển Thái Bình vững mạnh [22].

Gần đây nhất dự án nâng bãi đê biển số 8 từ K26+700 đến K31+700 để xây dựng khu công nghiệp - dịch vụ tại huyện Thái Thụy dự kiến sẽ lấn 320 ha biển, trong đó sẽ phá bỏ gần 150 ha rừng ngập mặn thuộc 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân. Dự án này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế của hơn 300 hộ dân đang nuôi trồng thủy, hải sản tại 2 xã này. Đây có thể là một dự án phát triển kinh tế biển và mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và dịch vụ nhƣng cũng sẽ ảnh hƣởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn đang rất phong phú và đa dạng, ảnh hƣởng lớn đến sinh kế của ngƣời dân.

Trong những năm qua, kinh tế biển đang đem lại cho tỉnh Thái Bình rất nhiều thành tựu về kinh tế, đặc biệt là 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Đây cũng đƣợc xác định chính là kinh tế mũi nhọn của 2 huyện. Dù vậy, không thể phủ nhận hệ thống rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình có một vai trị hết sức quan trọng trong sản xuất, nuôi trồng thủy, hải sản của ngƣời dân ven biển, mà chính trong hệ sinh thái rừng ngập mặn nguồn lợi thủy, hải sản đƣợc ngƣời dân khai thác là hết sức dồi dào và là một nguồn lợi rất quý cho ngƣ dân. Vì vậy, dù phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp hay dịch vụ thì Thái Bình phải xác định hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển là một tài sản hết sức quý giá, một nguồn đa dạng sinh học phong phú, là vành đai bảo vệ cho nhân dân toàn tỉnh và 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy không thể thay thế đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)