Điều kiện thổ nhƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 46 - 51)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH RỪNG

2.1.5. Điều kiện thổ nhƣỡng

Kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Thái Bình do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 2004 theo hệ thống phân loại của Việt Nam cho thấy, hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy có 4 nhóm và 13 loại đất

(Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Phân loại đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy Số

TT Ký hiệu Tên đất theo phân loại Việt Nam

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I C Nhóm đất cát 3.847,05 6,49 1 Cc Cồn cát và bãi cát 1.522,43 2,57 2 C Đất cát 2.324,62 3,92 II M Nhóm đất mặn 22.058,47 37,23 3 M Đất mặntrung bình và ít 11.072,77 18,69 4 Mn Đất mặn nhiều 692,73 1,17 5 Mm Đất bãi triều ngập 10.292,97 17,37 III S Nhóm đất phèn 10.967,93 18,51 6 SP1 Đất phèn tiềm tàng nông 157,27 0,27 7 SP2 Đất phèn tiềm tàng sâu 4.763,27 8,04

8 SP1-M Đất phèn tiềm tàng nông mặn 1.376,39 2,32 9 SP2-M Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn 4.671,00 7,88

IV P Nhóm đất phù sa 11.364,41 19,18

10 Pbe Đất phù sa đƣợc bồi trung tính ít chua 160,10 0,27 11 Pe Đất phù sa khơng đƣợc bồi trung tính ít chua 1.435,10 2,42

12 Pg Đất phù sa glây 6.979,62 11,78

13 P/C Đất phù sa phủ trên nền cát biển 2.789,59 4,71

Đất thổ cƣ 7.316,39 12,35

Sông, hồ, biển 3.697,30 6,24 Tổng diện tích tự nhiên 59.251,55 100,0

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp, 2004 [23] - Nhóm đất cát (C): Diện tích 3.847,05 ha (chiếm 6,49% tổng diện tích tự nhiên

02 huyện Tiền Hải và Thái Thụy). Nhóm đất này đƣợc phân chia thành 2 đơn vị dƣới nhóm: đất cồn cát và bãi cát (Cc) và đất cát biển (C).

Đất đƣợc hình thành do q trình bồi tích của biển, độ phì tự nhiên thấp, hàm lƣợng sét trong đất dao động 2 - 3% nên khả năng giữ nƣớc, giữ phân rất kém. Về sản xuất nơng nghiệp, nhóm đất cát khơng có ý nghĩa nhiều [23].

- Nhóm đất mặn (M): Diện tích 22.058,47 ha (chiếm 37,23%), phân bố hầu khắp các xã thuộc 2 huyện ven biển. Nhóm đất mặn đƣợc phân chia thành 3 đơn vị dƣới nhóm:

+ Đất mặn nhiều (Mn): Diện tích 692,73 ha (chiếm 1,17%). Phân bố tập trung

chủ yếu ở ven biển Tiền Hải. Đất đƣợc hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông nhƣng do phân bố ở địa hình thấp, ven cửa sơng, đầm phá nên chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều. Một số diện tích tuy khơng chịu ảnh hƣởng của mặn tràn nhƣng chịu sự chi phối của mạch nƣớc ngầm mặn [23].

+ Đất mặn trung bình và ít (M): Diện tích 11.072,77 ha (chiếm 18,69%), phân

bố ở tất cả các huyện ven biển. Đất cũng đƣợc hình thành do q trình bồi tụ của phù sa sơng và trƣớc đây cũng chịu ảnh hƣởng của nƣớc mặn. Tuy nhiên, do phân bố ở trong đê nên khơng cịn chịu tác động của nƣớc mặn. Một số diện tích chịu ảnh hƣởng của mạch nƣớc ngầm [23].

+ Đất bãi triều ngập: có diện tích 10.292,97 ha (chiếm 17,37%) phân bố chủ

yếu ở cửa sơng và ngồi vùng rừng ngập mặn của huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy.

- Nhóm đất phèn (S): Diện tích 10.967,93 ha (chiếm 18,51%), phân bố ở các huyện ven biển. Đất phèn đƣợc hình thành từ sự bồi đắp của hỗn hợp phù sa sơng - biển, nơi có sự ảnh hƣởng qua lại giữa nƣớc phù sa ngọt và nƣớc thuỷ triều [23].

+ Đất phèn tiềm tàng nơng (SP1): Diện tích 157,27 ha (chiếm 0,27%), phân bố

ở huyện Thái Thụy. Đây là loại đất phèn tiềm tàng nhƣng tầng sinh phèn xuất hiện ở độ sâu 0 - 50 cm [23].

+ Đất phèn tiềm tàng sâu (SP2): Diện tích 4.763,27 ha (chiếm 8,04%), phân bố

ở Thái Thụy. Đây cũng là loại đất phèn nhƣng khác với loại vừa nói trên có tầng sinh phèn xuất hiện ở độ sâu trên 50 cm, thƣờng phân bố ở địa hình vàn và vàn thấp [23].

+ Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn (SP2-M): Diện tích 4.671 ha (chiếm 7,88%),

phân bố tập trung ở Thái Thụy, và có một diện tích nhỏ 19,89 ha ở huyện Tiền Hải. Là những đất phèn bị nhiễm mặn do nƣớc mặn xâm nhập theo các mao quản vào mùa khơ (mặn ít) và theo nƣớc triều (mặn nhiều). Đất chủ yếu phân bố trên địa hình vàn thấp, hầu hết các tầng đất đều trong trạng thái khử, glây mạnh [23].

+ Đất phèn tiềm tàng nơng, mặn nhiều (SP1-M): Diện tích 1.376,39 ha (chiếm

2,32%), phân bố ở Thái Thụy [23].

Nhìn chung, mức độ phèn ở vùng ven biển Thái Bình thấp hơn so với nhiều đất phèn khác trong nƣớc ta, đồng thời do kết quả thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp, nên năng suất lúa vẫn cao. Tuy nhiên, cần lƣu ý, do phèn là nguồn tại chỗ, ngay trong tầng đất sâu, ln ln sẵn sàng phèn hố, gây chua cho lớp đất mặt. Do vậy, cần có nhận thức đúng về xu hƣớng phát triển tất yếu này của vùng đất phèn.

- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy có diện tích 11.364,41 ha (chiếm 19,18%), đƣợc phân bố ở tất cả các xã, huyện trên địa bàn tỉnh. Các loại đất trong nhóm đất phù sa đƣợc hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sơng. Tính chất của đất chịu sự chi phối của chất lƣợng phù sa của từng hệ thống sơng. Q trình thổ nhƣỡng xảy ra trong đất rất khác biệt; phụ thuộc vào tuổi

địa chất của từng loại đất. Với những loại đất trẻ, quá trình này xảy ra yếu ớt, đất cịn giữ đƣợc đặc tính xếp lớp của vật liệu phù sa. Tuy nhiên, cũng khơng ít diện tích đất chịu tác động của các q trình hình thành đất mãnh liệt nên đã có sự phân hố đáng kể về tính chất. Vì vậy, mặc dù có cùng nguồn gốc phù sa, đã phân chia thành 4 đơn vị đất.[23]

+ Đất phù sa trung tính ít chua được bồi (Pbe): Diện tích có 160,10 ha (chiếm

0,27%), phân bố chủ yếu ở huyện Thái Thụy, diện tích phân bố ở Tiền Hải là 31,01 ha. Đây là một loại đất rất trẻ, cịn giữ đƣợc gần nhƣ ngun vẹn đặc tính của mẫu chất tạo đất theo hệ thống sông bởi hàng năm luôn đƣợc bổ sung một lớp phù sa mới. Tuy nhiên, ƣu điểm này cũng đi kèm với hạn chế cơ bản là có một thời gian đất bị ngập lũ, do vậy khi bố trí sử dụng cần tính tốn cơ cấu thời vụ để tránh thiệt hại do lũ gây ra [23].

+ Đất phù sa khơng được bồi trung tính ít chua (Pe): Có diện tích 1.435,1 ha

(chiếm 2,42%), phân bố tập trung ở huyện Tiền Hải. Đất đƣợc hình thành do sự bồi đắp phù sa sơng Hồng [23].

+ Đất phù sa glây (Pg): Có diện tích 6.979,62 ha (chiếm 11,78%), phân bố ở 2

huyện Tiền Hải và Thái Thụy, huyện Thái Thụy có diện tích lớn hơn là 4.767,87 ha. Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình ở địa hình vàn, vàn thấp là chủ yếu. Đất ln ở tình trạng bão hồ nƣớc mạnh và thƣờng xuyên, tạo ra trạng thái yếm khí trong đất. Các chất sắt, mangan,... bị khử trong mơi trƣờng bão hồ nƣớc chuyển và tích tụ lại ở những tầng nhất định tạo thành tầng glây [23].

+ Đất phù sa phủ trên nền cát (P/C): Có diện tích 2.789,59 ha (chiếm 4,71%),

phân bố chủ yếu ở các huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải có diện tích nhỏ là 304,12 ha. Đất đƣợc hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình lên trầm tích biển trong q trình biển lùi, đất thƣờng phân bố trên địa hình vàn, vàn thấp là chủ yếu [23].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)