Hoạt động phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 54 - 55)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN RỪNG NGẬP

2.2.3. Hoạt động phát triển du lịch

Về phát triển du lịch tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy trong những năm gần đây chủ yếu định hƣớng về phát triển du lịch biển là chính, trong đó có các bãi biển nổi tiếng nhƣ: Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen,… Trong đó, Khu du lịch sinh thái Cồn Vành và Khu du lịch sinh thái Cồn Đen nằm trong Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng là khu dự trữ sinh quyển thế giới đƣợc UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004. Việc phát triển cơ sở hạ tầng của các khu du lịch này đã ít nhiều tác động đến các HST rừng ngập mặn của tỉnh Thái Bình. Để xây dựng đƣờng giao thông ở Khu du lịch sinh thái Cồn Đen, một số diện tích rừng ngập mặn đã bị phá bỏ.

Khu du lịch Đồng Châu - Cồn Vành - Cồn Thủ thuộc huyện Tiền Hải, gồm: Bãi biển Đồng Châu (thuộc xã Đông Minh) và hai cồn đảo là Cồn Vành và Cồn Thủ có diện tích khoảng 100 ha và hơn 1.000 ha đất bãi. Chức năng chính của Khu du lịch này là phục vụ nghỉ dƣỡng của du khách. Với ƣu thế nằm sát biển, khơng gian thống, khí hậu trong lành, nguồn thủy hải sản phong phú, hệ sinh thái rừng ngập mặn khá điển hình, khu Đồng Châu - Cồn Vành - Cồn Thủ đang đƣợc quy hoạch, xây dựng thành khu du lịch sinh thái biển - một điểm tham quan, nghỉ dƣỡng hấp dẫn của du lịch Thái Bình. Trƣớc kia bãi biển Đồng Châu là khu du lịch nổi tiếng phía bắc, nhƣng do q trình bồi tụ của sơng Hồng, hiện giờ không thể khai thác du lịch tắm biển mà hầu hết bãi biển hiện giờ đang là khu đầm nuôi ngao của cƣ dân địa phƣơng. Bãi biển Cồn

đầu phát triển nhƣng cũng đã thu hút đƣợc nhiều du khách chủ yếu vẫn là du khách trong tỉnh đến nghỉ ngơi và du lịch. Cồn Thủ hiện nay đƣợc xây dựng thành khu du lịch nghỉ dƣỡng hứa hẹn sẽ thu hút đƣợc du khác trong và ngoài tỉnh trong thời gian sắp tới.

Biển Cồn Đen đƣợc hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý dƣới tác động của dịng chảy giữa sơng và chế độ thủy động lực vùng ven biển, nên Cồn Đen có địa hình tƣơng đối bằng phẳng và sự đa dạng của rừng ngập mặn. Đây cũng là nơi trú ngụ của 500 loài động vật thủy sinh, cỏ biển và 200 lồi chim các loại, trong đó có nhiều lồi chim quý hiếm đƣợc ghi trong Sách Đỏ thế giới tạo nên sức hấp dẫn rất riêng với du khách.

Hiện nay, UBND tỉnh Thái Bình đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch Đồng Châu (105 ha), quy hoạch chung khu du lịch sinh thái Cồn Vành (1.618 ha) và khu du lịch sinh thái Cồn Đen (1.150 ha). Các tuyến du lịch biển kết hơp với tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề đã đƣợc xây dựng và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Mỗi năm lƣợng khách du lịch về các khu du lịch trên ngày càng tăng và đây cũng chính là thách thức và áp lực lên hệ sinh thái rừng ngập mặn, lá phổi xanh của các khu du lịch sinh thái về vấn đề môi trƣờng, bảo vệ sự đa dạng sinh học,… của du khách khi đến các khu du lịch trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy [22].

Ngoài ra, ý thức của ngƣời dân tại khu vực du lịch này thƣờng xâm phạm đến các tài sản của khu vực du lịch mà không ý thức đƣợc hết ảnh hƣởng lâu dài đến vấn đề môi trƣờng sinh thái và những lợi ích lâu dài cho cộng đồng trong đó bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển là vấn đề đáng phải quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)