Điều kiện thủy văn, hải văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 43 - 45)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH RỪNG

2.1.3. Điều kiện thủy văn, hải văn

a) Đặc điểm thủy văn: Huyện Thái Thụy và Tiền Hải nằm ở hạ lƣu của 04 sơng

lớn (sơng Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý và Hồng), là một vùng tiếp giáp với biển, nên hệ thống dòng chảy cũng nhƣ chế độ nƣớc rất phức tạp do ảnh hƣởng của cả hai hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình. Các sơng này hàng năm vận chuyển lƣợng nƣớc lớn (trên 30 tỷ m3/năm). Kèm theo là lƣợng phù sa rất lớn từ các hệ thống sông này, cửa sơng Thái Bình ƣớc tính có khoảng 20 triệu tấn bùn cát bồi tích hàng năm, cửa Trà Lý khoảng 15 triệu tấn/năm và cửa Ba Lạt khoảng 30,2 triệu tấn/năm. Hàm lƣợng phù sa lớn tạo khả năng lắng đọng phù sa, mở rộng các bãi bồi về phía biển mỗi năm trung bình từ 60 - 80 m, tạo địa bàn điều kiện thuận lợi cho HST rừng ngập mặn phát triển.

Chế độ thuỷ văn ở khu vực này chịu ảnh hƣởng của cả chế độ thuỷ văn vùng thƣợng và trung du, đồng thời lại chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của chế độ thuỷ triều. Riêng với các sông nội đồng, nƣớc đƣợc cung cấp chủ yếu do mƣa, chế độ thủy văn hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mƣa. Chế độ dịng chảy các sơng lớn ở đây khá phức tạp chủ yếu do chế độ nƣớc sơng ở thƣợng lƣu quyết định. Dịng chảy năm cũng phân thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa lũ: Mùa lũ trên dải ven biển đồng bằng sông Hồng, sơng Thái Bình

thƣờng đến chậm hơn mùa mƣa 1 tháng, bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 10. Lƣợng nƣớc trong mùa lũ chiếm khoảng 75 - 80% lƣợng nƣớc năm. Nƣớc lũ ở hạ lƣu sơng Hồng rất lớn vì cả 3 sơng Đà, Lơ, Thao đều tập trung chảy vào đồng bằng đoạn gần Việt Trì. Hệ thống sơng Hồng có dạng nan quạt nên mức độ tập trung lũ nhanh với lƣu lƣợng lớn. Dịng sơng Hồng lại bị đê khống chế làm giảm khả năng tiêu thốt lũ. Lũ sơng Hồng lớn nhất thƣờng xuất hiện vào tháng 7 và 8. Nƣớc lũ sông Hồng đƣợc chia vào các phân lƣu (một phần chia sang sơng Thái Bình) trƣớc khi đổ ra biển, trong đó sơng Trà Lý tiêu thốt khoảng 11 - 12% lƣu lƣợng. Với lƣợng nƣớc lũ từ thƣợng

nguồn đƣa về lớn, địa hình ven biển lại khó có khả năng tiêu thốt nên thƣờng gây ngập úng trong mùa lũ.

- Mùa kiệt: Mùa kiệt dòng chảy từ thƣợng lƣu đổ về giảm nhiều so với mùa lũ. Mùa kiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (chiếm khoảng 20 - 25% lƣợng dòng chảy năm). Dòng chảy kiệt và sự phân phối dòng chảy ở hạ lƣu đã ảnh hƣởng lớn tới sự xâm nhập mặn ở khu vực ven biển.

b) Đặc điểm hải văn:

- Chế độ sóng biển: Chế độ sóng thƣờng gắn liền với hƣớng gió chủ đạo tại khu

vực. Trong mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), vùng ven biển Thái Thụy và Tiền Hải chịu tác động mạnh mẽ của các hƣớng sóng do hệ thống gió mùa Đơng Bắc gây ra. Vào mùa đơng, hƣớng sóng thịnh hành ngồi khơi là Đông Bắc với tần suất khá cao và ổn định từ 51 - 70%. Ngƣợc lại khu vực gần bờ thịnh hành các hƣớng sóng Đơng Bắc (11%), Đơng (34%) và Đơng Nam (22%); trong đó các hƣớng sóng Đơng, Đơng Bắc thịnh hành ở ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. Cấp độ cao sóng trung bình ngồi khơi 0,5 - 1,3 m và ven bờ 0,4 - 0,9 m; độ cao sóng lớn nhất ngồi khơi 1,5 - 6,0 m và ven bờ 0,75 - 3,0 m.

Trong mùa hè (từ tháng 6 - 9), hƣớng sóng chủ đạo ngồi khơi là Nam với tần suất cao ( 37 - 60%) và ven biển là các hƣớng sóng Đơng Nam (24%), Nam (20%). Cấp độ cao sóng trung bình ngồi khơi 0,8 - 1,3 m và ven bờ 0,7 - 1,2 m; độ cao sóng lớn nhất ngồi khơi 4,0 - 9,0 m và ven bờ 2,6 - 6,0 m. Nhìn chung mùa này trị số độ cao sóng lớn hơn nhiều trong mùa đơng do thƣờng xun chịu ảnh hƣởng của bão, áp thấp nhiệt đới. Đây là yếu tố bất lợi rất lớn đối với sự ổn định các bãi bồi cũng nhƣ vấn đề khai thác và sử dụng chúng. Dƣới tác động của sóng có độ cao lớn, tạo nên áp lực sóng có trị số cao gây xói lở bờ, phá vỡ các tuyến đê xung yếu, nhất là các tuyến đê quai ở các bãi bồi.

- Chế độ Thủy triều: Vùng biển Thái Bình có chế độ nhật triều đều với với chu

kỳ dao động khoảng 25 giờ và biên độ lớn. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm (1930 - 1994) tại trạm Hịn Dấu, thì độ lớn triều cực đại đo đƣợc là 4,25 m (ngày 25/10/1985)

hiện một đỉnh triều và một chân triều. Trung bình trong tháng có 2 kỳ nƣớc lớn với biên độ dao động nƣớc từ 2 - 4 m, mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày. Hàng năm, có khoảng 111 ngày triều cƣờng, trong 1 tháng có từ 3 - 5 ngày nƣớc lên xuống mạnh có thể đạt 0,5 m/giờ, kéo dài sau đó 4 - 5 ngày liên tiếp. Kỳ triều kém thƣờng kéo dài 2 - 3 ngày. Các tháng có mức triều lớn nhất là tháng 1, 6, 7 và tháng 12. Do biên độ triều lớn và độ dốc địa hình đáy nhỏ, nên bãi triều có chiều rộng đáng kể, có thể đạt tới 4 - 5 km, thậm chí 7 - 8 km nhƣ trƣớc cửa sơng Thái Bình. Đây là một thuận lợi rất lớn cho rừng ngập mặn phát triển ở Thái Thụy.

- Chế độ dòng chảy: Khu vực nghiên cứu nằm ở bờ phía tây vịnh Bắc Bộ, hầu

hết thời gian trong năm dịng chảy đều có hƣớng Tây - Nam vào mùa gió Đơng - Bắc, cịn khi có gió mùa Tây - Nam hoặc gió nam vào mùa hè, dịng chảy lại có hƣớng Đơng - Bắc. Các đặc trƣng của dịng chảy có sự phân hóa theo năm. Dịng chảy biển ven bờ có vai trị quan trọng trong việc phân bố lại trầm tích và hình thành các bãi triều.

- Dao động mực nước biển: Sự dâng lên của mực nƣớc biển, dù theo nguyên

nhân nào (hạ lún mặt đất hay dâng mực nƣớc chân tĩnh) cũng sẽ dẫn đến làm thay đổi độ nghiêng phần trong của trắc diện bãi biển. Khi độ nghiêng tăng, thì năng lƣợng sóng tác động đến bờ cũng sẽ tăng. Vì thế, khả năng xói lở bờ cũng tăng, đặc biệt bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời. Kết quả nghiên cứu sự thay đổi mực nƣớc biển dọc bờ Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1994 cho thấy, tại trạm Hòn Dấu (Đồ Sơn) tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển là 2,15mm/năm. Nếu trừ đi tốc độ sụt lún kiến tạo thì tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển ở đây đạt giá trị khoảng 0,5 mm/năm.

Sự dâng lên của mực nƣớc biển vừa có tác động trực tiếp đến các q trình xói lở và bồi tụ ở đới bờ biển và cửa sơng, đồng thời cũng có thể làm ngập các vùng đất thấp. Vì vậy, ở vùng ven biển Thái Bình cũng nhƣ suốt dải ven biển đồng bằng sơng Hồng, q trình bồi tụ và xói lở trong tƣơng lai sẽ xảy ra đồng thời và phức tạp, do đó cần có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để phòng tránh các tai biến mơi trƣờng có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)