Điều kiện khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 40 - 43)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH RỪNG

2.1.3. Điều kiện khí hậu

Khí hậu khu vực này mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, với đặc trƣng khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc Bộ, chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh.

Theo số liệu quan trắc của các Trạm khí tƣợng thủy văn trong khu vực, nhiệt độ trung bình năm 22 - 240C; nhiệt độ tối cao khoảng 390C và nhiệt độ tối thấp 80C. Mùa đông lạnh với nhiệt độ dƣới 200C khoảng 116 ngày. Bức xạ Mặt trời lớn, tổng bức xạ khoảng 150 kca/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm và tổng nhiệt lƣợng cả năm khoảng 8.5000C. Tháng 7 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 29,10C) và tháng 1 lạnh nhất (nhiệt độ trung bình 16,70C).

Độ ẩm khơng khí trung bình năm khoảng 85% (trung bình 80 - 90%), mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) độ ẩm từ 77 - 81%, mùa hè (các tháng 5 - 10) độ ẩm từ 84 - 86%. Lƣợng mƣa trung bình năm giai đoạn 2009 - 2013 khoảng 1.658 mm/năm; cao nhất năm 2013 ghi nhận là 2.267 mm và thấp nhất ghi nhận năm 2010 là 1.266 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, nhìn chung lƣơng mƣa của 5 tháng mùa mƣa (từ tháng 5 - 9) chiếm khoảng 70 - 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Trong 7 tháng còn lại (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), lƣợng mƣa trung bình tháng thƣờng < 100 mm và dẫn đến tình trạng thiếu nƣớc. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau thƣờng có mùa đơng lạnh kèm theo mƣa phùn (Bảng 2.1).

Khu vực ven biển tỉnh Thái Bình chịu ảnh hƣởng của 2 chế độ gió mùa: Gió mùa Đơng Nam thịnh thành từ tháng 5 - 10 và gió mùa Đơng Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Bảng 2.1. Lượng nước mưa trung bình qua các năm

Tháng 2010 2012 2013 2014 2015 Tháng 1 2,6 136,0 8,6 28,9 12,8 Tháng 2 1,1 11,5 10,7 20,5 18,7 Tháng 3 112,0 17,5 88,1 28,2 5,2 Tháng 4 241,2 43,1 18,4 77,6 27,5 Tháng 5 120,3 74,9 151,9 291,3 217,0 Tháng 6 73,1 123,1 261,1 139,5 74,3

Tháng 2010 2012 2013 2014 2015 Tháng 8 147,8 381,2 175,3 367,0 372,6 Tháng 9 389,3 160,9 717,9 504,6 309,9 Tháng 10 59,2 79,8 61,7 589,8 91,7 Tháng 11 0,9 7,1 34,4 21,8 73,6 Tháng 12 22,2 9,2 20,8 18,1 23,9 Cả năm 1.684,3 1.266,4 1.810,5 2.226,8 1.301,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2015 [3]

b) Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:

- Bão, áp thấp nhiệt đới: Nhìn chung, huyện Thái Thụy và Tiền Hải của tỉnh

Thái Bình nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hƣởng của bão và áp thấp hình thành từ biển Đơng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tƣợng Thuỷ văn, trong 110 năm từ 1884 - 1993 ở dải ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hố có khoảng 231 cơn bão đổ bộ hoặc tiếp cận vào bờ biển của khu vực này. Trung bình mỗi năm ở đây có khoảng 2,1 cơn bão đổ bộ vào. Bão có thể xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung nhiều nhất vào tháng 8. Trong thời gian có bão, lƣợng mƣa lớn và đạt trung bình 200 - 300 mm (chiếm khoảng 30% tổng lƣợng mƣa mùa mƣa), dẫn đến hiện tƣợng nƣớc bị ngọt hoá, giảm pH và tăng độ đục trên diện rộng. Bão đổ bộ vào vùng ven biển và cửa sơng thƣờng gây ra sóng to, gió lớn, nƣớc dâng phá hủy đê, kè, nhà cửa và các cơng trình khác.

- Giơng: Trung bình mỗi năm có khoảng 33 - 55 ngày giơng. Giơng xuất hiện chủ yếu vào thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 9, với khoảng 4 - 10 ngày/tháng. Sau những trận giông, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc biển đổi mạnh đặc biệt là độ đục và pH.

- Mưa phùn: Mƣa phùn là hiện tƣợng thời tiết đặc trƣng của duyên hải miền

Bắc Việt Nam. Thời kỳ mƣa phùn kéo dài từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 4. Hàng năm có khoảng 20 - 25 ngày mƣa phùn, tần suất mƣa phùn lên cao nhất vào các tháng 2 và 3, khoảng 6 - 9 ngày/tháng. Thời tiết mƣa phùn thƣờng dẫn đến độ ẩm lên rất cao trong những ngày này.

- Sương mù: Trung bình mỗi năm có khoảng 7 - 22 ngày sƣơng mù, chủ yếu

Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt thƣờng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây rừng ngập mặt, đặc biệt hiện tƣợng gió lớn xuất hiện trong các trận bão làm cho cây ngập mặn gãy đổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)