LƢỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 83 - 85)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.4. LƢỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN THÁI BÌNH

THÔNG QUA THAM GIA THỊ TRƢỜNG CARBON

Thị trƣờng carbon đƣợc xem là cơng cụ chính để giảm phát thải CO2, một trong 4 loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Hoạt động của thị trƣờng carbon đƣợc hỗ trợ bởi 4 cơ chế chính đƣợc nêu ra trong Nghị định thƣ Kyoto, đó là cơ chế bn bán sự phát thải, cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế đồng thực hiện (JI) và cơ chế giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD).

Đến nay, thị trƣờng buôn bán carbon phân ra làm 2 loại: Thị trƣờng chính thống và thị trƣờng tự nguyện. Thị trƣờng chính thống là thị trƣờng mà ở đó việc bn bán carbon dựa trên sự cam kết của các quốc gia trong Công ƣớc khung của Liên hợp quốc (UNFCCC) để đạt đƣợc mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trƣờng này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM) hoặc đồng thực hiện (JI). Thị trƣờng carbon ngồi khn khổ Nghị định thƣ là thị trƣờng carbon tự nguyện trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song hoặc đa phƣơng giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia.

Hiện tại, dịng tài chính carbon chảy vào nƣớc ta chƣa nhiều. Thƣơng mại carbon trong khuôn khổ Nghị định thƣ Kyoto tại Việt Nam bộc lộ một số hạn chế khiến các nhà đầu tƣ còn e dè nhƣ: các bất cập về quy trình xét duyệt, cơ chế phân bổ tài chính thiếu tính cơng khai, minh bạch,...

Việt Nam hiện đã có một số dự án hƣớng tới thị trƣờng carbon tự nguyện. Nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng (Bộ NN&PTNT) vào năm 2013 chỉ ra rằng, với mức giá trung bình dao động trong khoảng 5 - 10 USD/tấn, giá trị lƣu giữ carbon của rừng sản xuất tại miền Nam biến động trong khoảng 61 triệu đồng/ha (rừng phục hồi) đến 119 triệu đồng/ha (rừng giàu). Rừng miền Trung có giá từ 50 - 121 triệu đồng/ha. Rừng miền Bắc giá trị biến động trong khoảng 46 - 100 triệu đồng/ha.

Trên cơ sở giá thị trƣờng carbon, chọn giá thấp nhất là 11 USD/tấn CO2, kết hợp với ƣớc lƣợng năng lực hấp thụ CO2 của rừng ngập mặn khu vực Tiền Hải và Thái Thụy (Thái Bình), dự báo hiệu quả kinh tế trong cung cấp dịch vụ, môi trƣờng buôn bán nhƣ sau:

Bảng 3.8. Ƣớc tính giá trị kinh tế trên cơ sở hấp thu CO2 của rừng ngập mặn Thái Bình theo điều tra ngồi thực địa

ƠTC Lồi cây

Tổng lƣợng carbon (tấn/ha) Đơn giá (USD/tấn) Giá trị từ tích lũy CO2 (USD) 1 Bần 3,61 11 117,37 2 Bần, vẹt, trang 3,02 11 67,65 3 Sú 19,08 11 109,34 4 Bần, Trang 3,92 11 161,48 5 Bần 5,74 11 151,14 6 Bần, Trang 2,78 11 79,53 7 Sú, Trang 0,52 11 83,93 8 Bần, Trang 5,90 11 160,38 9 Bần 11,08 11 10,89 10 Trang, Vẹt 0,62 11 77,88 11 Bần 4,67 11 151,69 12 Bần 0,39 11 10,12 13 Bần 0,45 11 13,75 14 Bần 2,89 11 117,37 Trung bình/ha 50,8

Với kết quả kiểm kê rừng năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Thái Bình thì diện tích rừng ngập mặn là 3.709,1 ha và kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì tổng lƣợng carbon tồn lâm phần rừng ngập mặn hấp thụ đƣợc tại thời điểm điều tra là 17.138 tấn, lấy đơn giá là 11 USD/tấn thì giá trị kinh tế mà rừng ngập mặn Thái Bình khi tham gia thị trƣờng carbon là trên 188 nghìn USD. Đây là một giá trị khơng nhỏ đối với ngƣời quản lý rừng, đặc biệt là cộng đồng dân cƣ đang quản lý rừng cộng đồng tại 2 huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn ven biển tỉnh thái bình (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)