Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 32 - 39)

CẤP PHÂN VỊ (Category)

Bộ (Order) Lớp (Class) Lớp phụ (Subclass) Đơn vị (Unit)

S- Thích nghi (Suitable) S1 S2 S3 S2m S2d S2e ... S2d-1 S2d-2 S2d-3 ... N- Khơng thích nghi (Not Suitable) N1 N2 N1 sl N1 e

Trong đó: m: Độ ẩm e: Độ cao d: Độ dày tầng đất

d-1: Dày > 100 cm; d-2: Dày 50-100 cm; d-3: Dày < 50 cm

Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO:

+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. + Xác định các loại hình sử dụng đất.

+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai. + Phân hạng thích hợp đất đai.

Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO:

+ Phương pháp hai bước: Gồm có đánh giá đất tự nhiên và phân tích kinh tế - xã hội. Phương pháp này tiến triển theo các hoạt động tuần tự rõ ràng.

+ Phương pháp song song: Hai bước đánh giá đất tự nhiên và phân tích kinh tế, xã hội được tiến hành đồng thời. Phương pháp này đã được đề nghị để đánh giá đất đai chi tiết và bán chi tiết.

*) Xác định loại khả năng thích nghi đất đai được thực hiện trên cơ sở kết hợp

giữa chất lượng đất đai (Land Quality - LQ) với yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use

Requirement - LR) của các LHSD đất được lựa chọn dùng cho đánh giá đất đai. Theo FAO, có 4 phương pháp để kết hợp giữa LQ và LR:

(1) Kết hợp theo điều kiện hạn chế: Phương pháp này thường được áp dụng

trong phân loại khả năng thích nghi đất đai, đây là phương pháp sử dụng cấp hạn chế cao nhất để kết luận khả năng thích nghi đất đai. Ví dụ: ĐVĐĐ nào có thích nghi về loại hình thổ nhưỡng là S1 nhưng lại hạn chế về khả năng tưới là N thì đánh giá ĐVĐĐ đó là khơng thích nghi. Phương pháp này được áp dụng ở những nơi mà chất lượng đất là quan trọng và được phân cấp ở mức khơng thích nghi (N). Các yếu tố chất lượng đất đem ra đánh giá đều được xem là quan trọng. Vì vậy chỉ cần chọn những yếu tố có hạn chế rõ rệt cho một loại hình sử dụng đất nhất định. Phương pháp này đơn giản, có logic, nhưng lại máy móc, khơng giải thích được mối tương tác qua lại của các yếu tố.

(2) Phương pháp toán học: Được thực hiện bằng các phép tính cộng, nhân,

phần trăm... hay cho điểm với các hệ số và thang bậc quy định. Phương pháp này dễ hiểu, thuận tiện nhưng lại mang tính chủ quan khi xắp xếp thang điểm.

(3) Phương pháp kết hợp theo chủ quan: Phương pháp này được tiến hành qua

sự tìm hiểu, phỏng vấn nông dân, cán bộ nông nghiệp kết hợp kinh nghiệm của các chuyên gia, tìm ra phương án đánh giá cho tất cả các khả năng thích nghi.

(4) Phương pháp kết hợp xem xét về kinh tế: Dựa trên các kết quả đánh giá hiệu

quả kinh tế, đối chiếu với chất lượng đất và đưa ra phân cấp đánh giá. Phương pháp này chỉ phù hợp với đánh giá hiệu quả kinh tế đơn thuần. Sau khi nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và thực tiễn sản xuất của Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội chúng tôi đã xây dựng một mơ hình tốn học, kết hợp với việc xem xét các điều kiện hạn chế và phân tích các thơng tin thu thập được để đánh giá mức độ thích nghi đất đai, nhằm giảm thiểu những nhược điểm của từng phương pháp riêng lẻ.

1.5. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp bền vững và sản xuất nông nghiệp bền vững

1.5.1. Các nghiên cứu trên Thế giới

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với

từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.

Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các cơng thức ln canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều cơng trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn [2].

Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước q lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao [2].

Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nơng thơn tồn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nơng thơn một cách tồn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngồi hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây khơng thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt.

Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Austraylia 1,7 tỉ và 14,5%, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8%, cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ và 40,1%, Áo là 1,6 tỉ và 69,8% [27].

1.5.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đơng, bình qn đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế

giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình qn diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1- 1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 [27]. Trong khi đó diện tích đất nơng nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí ln canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các cơng trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến cơng trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [20].

Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nơng nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt [9]. Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước [28], là nơi thu hút nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các cơng trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990) [18]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [12]; Đề tài đánh giá hiệu quả một số mơ hình đa dạng hố cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997) [10], Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996) [24], phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng của tác giả Nguyễn Như Hà (2000) [11], chương trình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hố nơng nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy:

Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mơ hình ln canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đơ, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...

Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong [10], [20]. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ

thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nơng hộ của Phạm Vân Đình [8].

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân [25] đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mơ hình sản xuất nơng nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công-huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng n có thể áp dụng mơ hình lúa xn - cá hè đông cho lãi từ 9258 - 12527,2 ngàn đồng/ha. Mơ hình lúa xn - cá hè đơng và CAQ, cho lãi từ 14315,7 - 18949,25 nghìn đồng/ha.

Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất.

1.5.3. Những nghiên cứu về đất trước đây của huyện Phúc Thọ

Nguồn tài liệu về đất đã có và được xem như là tài liệu nghiên cứu cơ bản nhất về đất trước đây của tỉnh Hà Tây (cũ) là Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hà Tây tỷ lệ 1/50.000 năm 1990.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn

về hiệu quả sử dụng đất. Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất sản xuất nông nghiệp, vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng đất nơng nghiệp và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tiến hành các nghiên cứu trên địa bàn huyện Phúc

Thọ - Thành phố Hà Nội. 2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn. - Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng (giao thơng, thuỷ lợi, cơng trình phúc lợi...).

- Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp bền vững.

2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ

- Tình hình quản lý đất đai - Hiện trạng sử dụng đất đai

2.2.3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.

- Nghiên cứu hiện trạng các kiểu sử dụng đất, diện tích và sự phân bố các kiểu sử dụng đất trong huyện.

2.2.4. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ

- Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất:

+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của từng cây trồng trên 1 ha đất canh tác.

+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử dụng đất trên 1 ha đất canh tác.

+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 công lao động quy đổi.

- Hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất: + Mức độ sử dụng lao động;

- Hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất: Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng, các kiểu sử dụng đất.

- Đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở những đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất sẽ đưa ra:

+ Tổng quát sự phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất hiệu quả và có xu hướng phát triển.

+ Những ưu điểm trong phát triển sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp. + Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp. + Nguyên nhân.

2.2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Những quan điểm chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, phòng Tài ngun và Mơi trường, phịng NN & PTNT, phịng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm khai thác cơng trình thuỷ lợi huyện...

- Nguồn số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nơng hộ theo phương pháp cụ thể.

- Thu thập bằng phương pháp điều tra nơng hộ thơng qua bộ câu hỏi có sẵn. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nơng hộ. Về mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường.

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Được sử dụng để đánh giá đất đai theo: “Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp” (10 TCN 343 - 98, Bộ NN&PTNT năm 1999). Sử dụng để đánh giá nhanh hiện trạng sử dụng đất, xác định loại hình sử dụng đất chính, cơ cấu mùa vụ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)