Phẫu diện đất phù sa đọng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 62)

biến đổi

- Đất phù sa có tầng biến đổi (FLc): Loại đất này có 468,22 ha chiếm 4,00%

DTTN và 7,04% DTĐT. Phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, chủ yếu tại Phụng Thương, Long Xuyên, Liên Hiệp, Ngọc Tảo, Tam Hiệp. Đất thường phân bố trên các chân ruộng vàn, nơi tiếp giáp giữa địa hình thấp với địa hình cao. Loại đất này bị ảnh hưởng của quá trình canh tác tạo cho các tầng dưới có những biến đổi về cấu trúc, mầu sắc. Căn cứ vào các đặc tính như Veti-; và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ và 1 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Trên loại đất này hiện được trồng nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau như chuyên lúa, chuyên mầu và lúa mầu.

- Đất phù sa chua (FLd): Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất, có khoảng

1.473,01 ha chiếm 12,57% DTTN và 22,16% DTĐT. Đất phù sa chua phân bố tại hầu hết trên địa bàn các xã trong huyện. Nhìn chung đây là loại đất mang bản chất phù sa

PT 01

mầu mỡ, phân bố trên nhiều loại địa hình khác nhau, song do quá trình khai thác, sử dụng lâu đời, cộng với việc khai thác khơng có bồi dưỡng trở lại cho đất đã làm giảm độ phì nhiêu của đất. Căn cứ vào các đặc tính chẩn đốn như Abrupti-, Veti-, Ferr-, Stagni-, Silti-, và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 3 Đơn vị đất phụ và 4 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Trên các loại đất này, hiện tại có các loại hình sử dụng đất rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là 2 vụ lúa.

- Đất phù sa ít chua (FLe): Loại đất này có diện tích khoảng 398,80 ha; chiếm

3,40% DTTN và 6,00% DTĐT, loại đất này phân bố ở hầu hết các xã và thị trấn, nhưng tập chung nhiều ở các xã Cẩm Đình, Thanh Đa, Tam Thuấn, Xuân Phú. Đây là loại được phân bố chủ yếu ở địa hình vàn đến cao, đất còn giữ nguyên các bản chất của đất phù sa và hàng năm vẫn được bồi đắp một lượng phù sa nhất định. Căn cứ vào các đặc tính chẩn đoán như Silti-, và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ và 1 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Hiện tại trên loại đất này chủ yếu là trồng mầu và một số ít diện tích trồng lúa mầu.

Hình 6. Phẫu diện đất phù sa điển hình Hình 7. Phẫu diện đất phù sa ít chua

- Đất phù sa điển hình (FLh): Loại đất này có 1.015,89 ha chiếm 8,67% DTTN

và 15,28% DTĐT. Phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, chủ yếu tại Võng Xuyên, Thọ Lộc, Long Xuyên, Hát Môn, Thanh Đa, Sen Chiểu. Đất thường phân bố trên các chân ruộng vàn, nơi tiếp giáp giữa địa hình thấp với địa hình cao. Căn cứ vào các đặc tính như Dystri-, Silti-, Ferri-, Eutri- và Stagni- chia Đơn vị đất này thành 2 đơn vị đất phụ và 3 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Trên loại đất này hiện được trồng nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau như chuyên lúa, chuyên mầu và lúa mầu.

PT 06

Các Đơn vị phân loại đất của Nhóm đất phù sa: FAO-UNESCO-WRB VIỆT NAM 1. FLUVISOLS ĐẤT PHÙ SA

1.1. Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ

1.1.1. Eutric- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, ít chua

1. Stagni- Eutric- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, ít chua, đọng nước

1.1.2. Umbri- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, sẫm màu

2. Stagni- Umbri- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, sẫm màu, đọng nước 1.2. Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước

1.2.3 Dystri- Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước, chua

3. Ferri- Dystri- Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước, chua, có kết von 4. Hapli- Dystri- Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước, chua, điển hình 1.3. Cambic Fluvisols Đất phù sa có tầng biến đổi

1.3.4. Veti- Cambic Fluvisols Đất phù sa có tầng biến đổi, nghèo bazơ

5. Hapli- Veti- Cambic Fluvisols Đất phù sa có tầng biến đổi, nghèo bazơ, điển hình

1.4. Dystric Fluvisols Đất phù sa chua

1.4.5. Stagni- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, đọng nước

6. Silti- Stagni- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, đọng nước, cơ giới trung bình 7. Ferri- Stagni- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, đọng nước, có kết von

1.4.6. Abrupti- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, có tầng cát xen

8. Stagni- Abrupti- Dystric Fluvisols

Đất phù sa chua, có tầng cát xen, đọng nước

1.4.7. Veti- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, nghèo bazơ

9. Hapli- Veti- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, nghèo bazơ, điển hình 1.5. Eutric Fluvisols Đất phù sa ít chua

1.5.8. Silti- Eutric Fluvisols Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình

10. Hapli- Silti- Dystric Fluvisols Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình, điển hình 1.6. Haplic Fluvisols Đất phù điển hình

1.6.9. Dystri- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, chua

11. Stagni- Dystri- Haplic Fluvisols

Đất phù sa điển hình, chua, đọng nước

12. Silti- Dystri- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, chua, cơ giới trung bình

1.6.10. Silti- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, cơ giới trung bình

13. Ferri- Silti- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, cơ giới trung bình, có kết von

c. Tính chất lý, hóa học của Nhóm đất phù sa: - Đất phù sa cơ giới nhẹ - Arenic Fluvisols:

Phù sa cơ giới nhẹ có thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ, các tầng dưới có cơ giới nặng hơn, thường từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Tỷ lệ cấp hạt cát khoảng 40 - 50%, cát mịn chiếm tỷ lệ lớn; cấp hạt sét khoảng 15 - 22%; còn lại là cấp hạt thịt. Dung trọng đất ở mức trung bình, khoảng 1,26 - 1,35 g/cm3. Đất tầng mặt khá tơi xốp, các tầng phía dưới đất chặt hơn, khoảng từ 48 - 53%. Nhìn chung các tính chất vật lý khá phù hợp yêu cầu với đất canh tác.

Đất có phản ứng ít chua đến trung tính, pHH2O từ 5,8 - 6,9 và pHKCl từ 5,1 - 6,1. CEC tương đạt trung bình, 14,4 meq/100g đất và 29,7 meq/100g sét. Độ no bazơ ở mức khá, dao động trong khoảng 54 - 74%.

Đất có hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số từ thấp đến trung bình, dao động trong khoảng 0,80 - 1,32% OC (tầng mặt thường đạt mức trung bình, từ 1,1 - 1,50% OC). Đạm tổng số ở mức thấp, dao động trong khoảng 0,08 - 0,13% N. Lân tổng số và dễ tiêu đều ở mức nghèo, tương ứng từ 0,09 - 0,13% P2O5 và từ 7,70 - 15,41 mg P2O5/100g đất, riêng tầng mặt do ảnh hưởng của phân bón nên thường ở mức khá, dao động trong khoảng 10,5 - 25,5 mg P2O5/100g đất. Kali tổng số và kali dễ tiêu đều thấp, thường từ 0,77 - 1,69% K2O và từ 3,20 - 12,89 mg K2O/100g đất. Riêng tầng mặt có hàm lượng cao hơn nhưng chỉ ở mức trung bình.

- Đất phù sa đọng nước - Stagnic Fluvisols:

Đất có thành phần cơ giới tầng mặt từ trung bình đến thịt nhẹ pha cát. Tầng mặt cấp hạt sét đạt khoảng 20 - 40% và có chiều hướng tăng dần ở các tầng tiếp theo, dao động trong khoảng 24 - 46%. Cấp hạt cát tầng mặt dao động từ 30 - 35%, phần lớn là cát mịn, có chiều hướng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện và còn khoảng 22 - 32% ở những tầng tiếp theo. Cấp hạt thịt dao động từ 26 - 42%. Độ dày tầng đất thường trên 120 cm, ít chất lẫn. Độ xốp tầng đất mặt đạt yêu cầu của tầng canh tác, khoảng 49 - 50%. Dung trọng đất ở mức trung bình, dao động từ 1,30 - 1,64 g/cm3, điển hình cho đất trồng trọt.

Đất có độ chua trung bình đến trung tính, pHH2O dao động từ 5,3 - 5,5 và pHKCl từ 4,2 - 4,9. Dung tích hấp thu ở mức trung bình đến khá, khoảng 9,07 - 12,54 meq/100g đất và 19,1 - 25,0 meq/100g sét. Độ no bazơ ở mức trung bình đến thấp, trong khoảng 25,6 - 31,7%.

Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số tầng canh tác (tầng mặt) ở mức trung bình khá, thường đạt khoảng 1,4 - 1,8% OC và giảm rõ rệt ở những tầng tiếp theo. Đạm tổng số từ trung bình đến nghèo, dao động trong khoảng 0,03 - 0,11% N (trừ tầng mặt ở mức trung bình, khoảng 0,12 - 0,13% N). Lân tổng số và dễ tiêu hầu hết đều ở mức nghèo, dao động từ 0,03 - 0,09% P2O5 và 5,8 - 10,9 mg P2O5/100g đất, riêng đất tầng mặt do canh tác bón phân hàm lượng đạt mức trung bình. Kali tổng số đạt mức trung bình, từ 0,60 - 1,43% K2O. Tuy nhiên kali dễ tiêu lại chỉ ở mức thấp, từ 1,7 - 7,2 mg K2O/100g đất.

- Đất phù sa có tầng biến đổi - Cambic Fluvisols:

Đất có thành phần cơ giới tầng mặt từ trung bình đến thịt nhẹ pha cát. Tầng mặt cấp hạt sét chỉ đạt khoảng 32 - 35% và có chiều hướng tăng dần ở các tầng tiếp theo, dao động trong khoảng 30 - 44%. Cấp hạt cát tầng mặt dao động từ 35 - 48%, phần lớn

là cát mịn, có chiều hường giảm dần theo chiều sâu phẫu diện và còn khoảng 20 - 45% ở những tầng tiếp theo. Cấp hạt thịt dao động từ 21 - 33%. Độ dày tầng đất thường trên 120 cm, ít chất lẫn. Độ xốp tầng đất mặt đạt yêu cầu của tầng canh tác, khoảng 48 - 51%. Dung trọng đất ở mức trung bình, dao động từ 1,34 - 1,69 g/cm3, điển hình cho đất trồng trọt.

Đất có độ chua từ trung bình đến ít chua, pHH2O dao động từ 4,9 - 5,3 và pHKCl từ 3,9 - 4,8. Độ chua tiềm tàng thường đạt 2,06 - 7,03 meq/100g đất. Dung tích hấp thu ở mức trung bình đến khá, khoảng 10,20 - 14,80 meq/100g đất và 15,6 - 31,2 meq/100g sét. Độ no bazơ ở mức trung bình đến thấp, trong khoảng 27,2 - 32,1%.

Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số tầng canh tác (tầng mặt) ở mức khá, thường đạt khoảng 1,10 - 1,80% OC và giảm rõ rệt ở những tầng tiếp theo, riêng ở tầng biến đổi hàm lượng chỉ đạt 0,10 - 0,30% OC. Đạm tổng số từ trung bình đến nghèo, dao động trong khoảng 0,03 - 0,11% N (trừ tầng mặt ở mức trung bình, khoảng 0,11 - 0,12% N). Lân tổng số và dễ tiêu hầu hết đều ở mức nghèo, dao động từ 0,07 - 0,14% P2O5 và 4,80 - 11,305 mg P2O5/100g đất, riêng đất tầng mặt do canh tác bón phân hàm lượng đạt mức giầu. Kali tổng số đạt mức trung bình, từ 0,32 - 0,51 % K2O; tuy nhiên kali dễ tiêu lại chỉ ở mức thấp, từ 4,30 - 7,70 mg K2O/100g đất.

- Đất phù sa chua - Dystric Fluvisols:

Đất phù sa chua có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng mặt hầu hết là cơ giới trung bình, tỷ lệ cấp hạt thịt 25 - 40%, cấp hạt sét 30 - 40%, cấp hạt cát 25 - 30%, chủ yếu là cát mịn. Những tầng tiếp theo có sự tăng dần của hàm lượng hạt sét, thường biến động trong khoảng từ 35 - 50% sét và 30 - 45% thịt. Dung trọng đất đạt mức trung bình, dao động từ 1,35 - 1,62 g/cm3, ngoại trừ một số mẫu tầng mặt có dung trọng thấp hơn và một số tầng bị nén chặt. Độ xốp đất tầng mặt thường đạt trên 50%, và có chiều hướng tăng theo chiều sâu phẫu diện. Nhìn chung, các tính chất vật lý phù hợp với yêu cầu của đất trồng trọt.

Đất phù sa chua có độ chua dao động mạnh, từ chua đến ít chua tùy theo tầng đất, pHH2O thường dao động từ 5,1 - 5,5 và pHKCl từ 4,2 - 4,9. Đất chua hay ít chua phụ thuộc vào các đặc tính khác của đất. Do sự tích luỹ Al3+, nên độ chua tiềm tàng khá cao, nhiều mẫu vượt qua ngưỡng độc hại. Dung tích hấp thu dao động mạnh tùy theo các đặc tính của cấp phân loại thấp hơn, thường dao động ở mức trung bình, trong khoảng 9,1 - 13,3 meq/100g đất và 14,90 - 28,79 meq/100g sét. Độ no bazơ (BS) đạt mức trung bình, vào khoảng 19,3 - 30,8%.

Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số và đạm tổng số ở tầng canh tác đều đạt mức trung bình đến khá, tương ứng biến động từ 1,20 - 2,35% OC và 0,12 - 0,18% N và giảm bất qui luật ở những tầng tiếp theo. Hàm lượng cacbon hữu cơ và đạm tổng số ở

những tầng sau thường chỉ đạt mức trung bình đến thấp, khoảng 0,18 - 1,30% OC và 0,03 - 0,12 % N. Lân tổng số từ nghèo tới trung bình, khoảng 0,04 - 0,14% P2O5, kali tổng số ở mức trung bình khá, thường dao động trong khoảng 0,39 - 1,54% K2O. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu ở tầng mặt tương đối cao do ảnh hưởng của q trình sử dụng phân bón và biến động không tuân theo quy luật ở những tầng tiếp theo, nhưng nhìn chung là giảm rõ so với tầng mặt, tương ứng khoảng 0,46 - 11,34 mg P2O5/100g đất và 0,03 - 8,68 mg K2O/100g đất.

- Đất phù sa ít chua - Eutric Fluvisols:

Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, tỷ lệ thịt chiếm 30 - 40%, tỷ lệ cát thô đạt 3,7 - 9,4% và tỷ lệ sét 24 - 30%. Những phẫu diện có tầng cát xen thì tỷ lệ cát tăng vọt (chủ yếu là cát mịn), đôi khi là gấp 2 - 3 so với các tầng đất khác trong toàn phẫu diện. Độ dày tầng đất > 100 cm, độ xốp đạt yêu cầu của tầng canh tác khoảng 50,8%. Dung trọng đất dao động trong khoảng 1,29 - 1,36 g/cm3 ở mức trung bình điển hình cho đất trồng trọt.

Đất thường có phản ứng trung tính, pHH2O trong khoảng 5,7 - 6,6; pHKCl dao động từ 4,8 - 5,6. Dung tích hấp thu khá cao, thường từ 14,44 - 18,58 meq/100g đất và 26,89 - 34,91 meq/100g sét. Độ no bazơ cao, thường đạt từ 50 - 57%.

Hàm lượng cacbon hữu cơ và đạm tổng số tường dao động ở mức trung bình đến hơi thấp, tương ứng từ 0,72 - 1,21% OC và 0,06 - 0,12% N. Hàm lượng hữu cơ tổng số thay đổi không theo quy luật. Hàm lượng lân tổng số đạt từ trung bình đến khá, dao động trong khoảng 0,08 - 0,13 % P2O5 và hàm lượng lân dễ tiêu cũng đạt mức trung bình đến khá, trong khoảng 5,04 - 14,29 mg P2O5/100g đất. Kali tổng số và kali dễ tiêu đều đạt mức trung bình đến khá, tương ứng dao động từ 1,52 - 1,82 % K2O và từ 6,6 - 11,7 mg K2O/100g đất.

- Đất phù sa điển hình - Haplic Fluvisols:

Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tỷ lệ thịt chiếm 33 - 46%, tỷ lệ sét 25 - 40% còn lại là tỷ lệ cát. Những phẫu diện có tầng cát xen thì tỷ lệ cát tăng vọt (chủ yếu là cát mịn), đôi khi là gấp 2 - 3 so với các tầng đất khác trong toàn phẫu diện. Độ dày tầng đất > 100 cm, độ xốp đạt yêu cầu của tầng canh tác khoảng 52,0%. Dung trọng đất dao động trong khoảng 1,20 - 1,38 g/cm3 ở mức trung bình điển hình cho đất trồng trọt.

Tính chất hóa học: Đất khơng chua, pHH2O từ 5,4-6,2; pHKCl từ 4,60-5,20. Dung tích hấp thu (CEC) trung bình 15,2-22,9 meq/100g đất, và 17,8-21,8 meq/100g sét. Độ no bazơ trung bình, từ 47-62%.

Đặc tính nơng học: Đất có hàm lượng các bon hữu cơ thấp từ 0,69-1,78%, trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 62)