Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính vùng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 82 - 85)

Cây trồng GTSX (1000đ) CPSX (1000đ) GTGT (1000đ) LĐ (Công) GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) 1. Lúa xuân 23021,97 9055,64 13966,32 272,70 84,42 51,21 2. Lúa mùa 20557,20 8987,39 11569,81 272,70 75,38 42,43 3. Đỗ tương 25678,66 5370,14 20308,51 216,00 118,88 94,02 4. Lạc 48780,00 10791,67 37988,33 459,16 106,24 82,73 5. Ngô 23946,36 9166,67 14779,69 235,12 101,85 62,86 6. Cà chua 65005,20 12253,47 52751,73 489,63 132,76 107,74 7. Su hào 38544,75 12238,89 26305,86 486,00 79,31 54,13 8. Đậu xanh 13695,54 3704,63 9990,91 216,00 63,41 46,25 9. Cam canh 154464,00 48465,00 105999,00 580 266,32 182,76 10. Vải 97344,00 45074,00 52270,00 500 194,69 104,54 11. Nhãn 121680,00 47574,00 74106,00 500 243,36 148,21 12. Hồng xiêm 147660,00 49765,00 97895,00 530 278,60 184,71 13. Bưởi diễn 129202,50 49408,00 79794,50 530 243,78 150,56

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

- Hiện nay, nhân dân trong huyện đã chủ động hơn trong việc bố trí mùa vụ cây trồng, đưa các giống mới vào sản xuất góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của các cây

trồng và hiệu quả sử dụng đất. Ví dụ các cây rau như cà chua, dưa chuột, đậu đũa được trồng sớm trong vụ đơng chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế trên 1 ha diện tích canh tác tăng lên, người dân đang tích cực ln chuyển cơ cấu mùa vụ. cà chua, dưa chuột, đậu đũa cho GTGT/ha trên 60 triệu đồng. Đây cũng chính là một giải pháp để hạn chế việc dư thừa hàng hóa chính vụ, điều tiết hàng hóa nơng sản ở các thời điểm trong năm, tăng hệ số sử dụng đất.

3.5.2.2. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Qua việc nghiên cứu các kiểu sử dụng đất, kết quả điều tra vùng nghiên cứu, điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy: Hệ thống trồng trọt đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng tương đối khác nhau. Hiệu quả kinh tế của các LHSDĐ của các vùng được thể hiện chi tiết trong bảng 19, 20, 21.

* Vùng 1: Hệ thống sử dụng đất đa dạng với 5 loại hình sử dụng đất. Cụ thể: - LHSDĐ chuyên lúa: với kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa cho giá trị kinh tế thấp so với các loại hình sử dụng đất khác, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 44399,52 nghìn đồng.

- LHSDĐ 2 lúa - màu: LHSDĐ 2 lúa - màu có GTGT bình qn cao gấp 2,10 lần LHSDĐ chuyên lúa. Có 4 kiểu sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất có GTGT/ha biến động từ 42080,59 - 91061,03 nghìn đồng. Trong đó, kiểu sử dụng đất cho GTSX/ha, GTGT/ha cao như: kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - cà chua (lần lượt là 120238,92 nghìn đồng và 91061,03 nghìn đồng), GTGT cao gấp 2,17 lần kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - ngô.

- LHSDĐ 1lúa - 2 màu: có 5 kiểu sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao. Giá trị gia tăng bình quân LHSDĐ 1lúa - 2 màu cao gấp 1,96 lần LHSDĐ chuyên lúa. Trong đó, kiểu sử dụng đất lạc xuân - lúa mùa - cà chua có GTSX/ha là 119230,68 nghìn đồng. Nhưng những kiểu sử dụng đất này yêu cầu lao động cao (1197 công/ha/năm). Xét về hiệu quả kinh tế trên lao động thì kiểu sử dụng đất lạc xuân - lúa mùa - cà chua có GTGT/lao động cao hơn các kiểu sử dụng đất khác. - LHSDĐ chuyên rau màu: các kiểu sử dụng đất này đòi hỏi đầu tư lao động cao, hiệu quả kinh tế trên lao động cao. GTGT/ha trung bình của LHSDĐ đạt 64901,29 nghìn đồng gấp 2,04 lần LHSDĐ chuyên lúa và 1,08 lần LHSDĐ 2 lúa - 1 màu. Một số kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như: kiểu sử dụng đất đỗ tương - đậu đũa - bắp cải - bắp cải muộn; lạc - đậu đũa - bắp cải. Loại sử dụng đất này có ý nghĩa trong vấn đề nâng cao thu nhập của người dân và giải quyết được lao động nông nhàn.

- LHSDĐ cây ăn quả: đây là cho hiệu quả kinh tế cao, bình quân GTGT/ha cao gấp 2,79 lần LHSDĐ chuyên lúa, gấp 1,33 lần LHSDĐ 2lúa – 1 màu và gấp 1,24 lần

LHSDĐ 1 lúa - 2 màu. Diện tích cây ăn quả trồng trên đất chuyển đổi, các cây ăn quả chủ yếu là cam và bưởi. Đây là cây trồng đang mang lại thu nhập cho người dân của vùng.

79

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 82 - 85)