Cơ cấu các nhóm đất của huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 59 - 61)

TT Ký hiệu Nhóm đất (Soil groups) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) so với đất điều tra Tỷ lệ (%) so với đất tự nhiên 1 FL Đất phù sa 4.664,29 70,17 39,80 2 AR Đất cát 932,78 14,03 7,96 3 AC Đất xám 536,51 8,07 4,58 4 PT Đất loang lổ 513,18 7,73 4,38

Tổng diện tích điều tra: 6.646,76

Tổng diện tích đất tự nhiên: 11.719,27

b. Về chất lượng

Tính chất và chất lượng các đơn vị bản đồ đất đã được trình bầy chi tiết ở phần phân loại và mô tả đất. Trong phần này, chúng tơi có một số nhận xét về mặt chất lượng đất như sau:

- Các loại đất của huyện có thành phần cơ giới biến đổi từ cát, cát pha đến thịt pha sét. Trong nhóm đất Fluvisols, các đơn vị đất hầu hết có thành phần cơ giới nhẹ, từ cát pha thịt đến thịt. Đất phù sa glây thường có thành phần cơ giới từ trung bình tới nặng. Các loại đất thuộc Nhóm loang lổ có thành phần cơ giới nặng, chủ yếu là thịt và sét.

- Các loại đất hầu hết có phản ứng từ chua đến rất chua. Dung tích hấp thu chỉ đạt ở mức trung bình đến thấp. Độ no bazơ cũng chỉ đạt từ trung bình đến thấp. Riêng chỉ có đơn vị đất Arenic Fluvisols có phản ứng trung tính đến kiềm yếu và dung tích hấp thu, độ no bazơ đạt ở mức trung bình đến khá.

- Về đặc tính nơng học có sự khác biệt tương đối lớn giữa tầng đất mặt và các tầng phía dưới nó. Nhìn chung trong tồn phẫu diện (ngoại trừ tầng mặt), các loại đất thường nghèo các chất dinh dưỡng. Hàm lượng cacbon hữu cơ và đạm tổng số thường chỉ ở mức trung bình đến thấp. Lân tổng số và lân dễ tiêu cũng như kali tổng số và kali dễ tiêu đều chỉ đạt ở mức trung bình đến thấp, nhiều phẫu diện các mẫu tầng dưới chỉ đạt mức rất thấp. Tuy nhiên do q trình canh tác sử dụng phân bón qua nhiều năm, các đặc tính nơng học tầng mặt thường cao hơn các tầng đất phía dưới khoảng 1,5 - 2,0 lần. Đặc biệt đối với lân và kali dễ tiêu tầng mặt có thể gấp tới hàng chục lần so với các tầng đất phía dưới. Nhìn chung các chỉ tiêu dinh dưỡng tầng đất mặt đạt ở mức trung bình đến khá.

3.4. Phân loại đất và thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ

3.4.1. Phân loại tài nguyên đất theo FAO

Trong quá trình thực hiện đề tài, căn cứ vào địa hình, địa mạo, hiện trạng sử dụng đất, diện tích phân bố các vùng sản xuất NN của các xã, đã tiến hành điều tra lấy 188 phẫu diện đất trên diện tích khoảng 6.500 ha đất sản xuất NN tồn huyện, trong đó bao gồm 18 phẫu diện chính có phân tích mẫu đất theo tầng phát sinh và 170 phẫu diện chính khơng phân tích và phẫu diện thăm dị.

Đã phân tích 25 chỉ tiêu lý, hóa học đất theo tầng phát sinh của 18 phẫu diện chính có phân tích, kết quả là bộ số liệu của 1.800 chỉ tiêu, trong đó bao gồm 360 chỉ tiêu lý học và 1.440 chỉ tiêu hóa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 59 - 61)