Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 79 - 81)

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất 1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa

2. 2 lúa - 1 màu 2. Lúa xuân - lúa mùa – ngô đông 3. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 4. Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột 3. 1 lúa - 2 màu 5. Đậu xanh - lúa mùa - su hào

6. Đậu tương - lúa mùa - đậu tương 7. Lạc xuân - lúa mùa - đậu tương 8. Lạc xuân - lúa mùa - cà chua 4. Chuyên rau màu 9. Ngô - lạc - đậu xanh

10. Ngô - lạc - đậu tương

11. Su hào - đậu xanh - ngô đông 12. Ngô - cà chua - đỗ tương 5. Cây ăn quả 13. Cam canh

14. Vải 15. Nhãn 16. Hồng xiêm 17. Bưởi diễn

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mơ tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện trạng được thu thập trên cơ sở những tài liệu cơ bản của huyện và kết quả điều tra trực tiếp trên các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy: ở vùng 1, vùng 3 có 5 loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) chính. Trong đó, LHSDĐ chun lúa với 2 kiểu sử dụng đất, các LHSDĐ chuyên màu, 2 lúa - màu, 1 lúa - 2 màu có kiểu sử dụng đất đa dạng. Các kiểu sử dụng đất đa dạng tập trung ở vùng 1 và vùng 2 trên diện tích đất bãi và đất có địa hình vàn cao. Vùng 3 kiểu sử dụng đất kém đa dạng hơn. Cụ thể:

+ Vùng 1 hệ thống cây trồng đa dạng với cây rau màu, cây công nghiệp (lạc, đậu tương) và cây lâu năm (trên diện tích chuyển đổi và diện tích vườn tạp. Tồn vùng có 5 loại hình sử dụng đất với 22 kiểu sử dụng đất.

+ Cây rau màu tập trung nhiều vùng 2 với hệ số sử dụng đất cao, khơng có diện tích cây lâu năm. Tồn vùng có 4 loại hình sử dụng đất với 22 kiểu sử dụng đất.

+ Vùng 3 hệ thống cây trồng không đa dạng bằng vùng 1 và vùng 2, chủ yếu là cây công nghiệp như đậu tương, lạc và một số cây rau màu khác (cà chua, dưa chuột).

Bên cạnh đó, cây ăn quả là ưu thế của vùng rất thích hợp với điều kiện đất đai ở đây. Tồn vùng có 5 loại hình sử dụng đất và 17 kiểu sử dụng đất.

Hình 14. Sơ đồ thích nghi đất đai huyện Phúc Thọ

3.5.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các loại hình sử dụng đất

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa phương. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn huyện Phúc Thọ và các vùng lân cận năm 2014. Thời điểm điều tra nông hộ được tiến hành vào tháng 6 năm 2014.

3.5.2.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính

Tổng hợp số liệu điều tra 180 hộ tại 3 xã đại diện cho thấy hệ thống cây trồng khá đa dạng, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng khác nhau. Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơng lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mà

mức độ đầu tư khác nhau. Qua điều tra thực tế của các nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trong được thể hiện trong Bảng 16, 17, 18.

+ Vùng 1: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trong vùng 1 tương đối cao. Nhóm cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao như cam canh cho GTGT/ha là 107385,00 nghìn đồng và GTGT/LĐ là 185,15 nghìn đồng. Nhóm cây rau màu cho hiệu quả tương đối cao như cây cà chua với GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 64184,31 nghìn đồng và 131,26 nghìn đồng. Cây dưa chuột là 54736,11 nghìn đồng và 117,16 nghìn đồng. Đậu đũa là 54361,06 nghìn đồng và 118,02 nghìn đồng. Các cây cho hiệu quả kinh tế thấp như cây bắp cải muộn cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 14291,67 nghìn đồng và 34,30 nghìn đồng, cây đậu xanh GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 10470,37 nghìn đồng và 33,55 nghìn đồng. Một số cây trồng khác hiệu quả kinh tế cũng tương đối khá như hành, lạc,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 79 - 81)