Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng tổng số đều từ thấp đến trung bình, tương ứng là 0,01 - 0,49% OC; 0,02 - 0,04% N; 0,02 - 0,03% P2O5 và 0,6 - 0,7% K2O. Ngoai trừ một số mẫu tầng mặt đạt mức trung bình. Hàm lượng dễ tiêu đều nghèo, ngoại trừ tầng đất mặt, lân dễ tiêu dao động từ 2,2 - 7,9 mg P2O5/100g đất và kali dễ tiêu từ 0,2 - 5,6 mg K2O/100g đất.
Thơng tin về phẫu diện đặc trưng của Nhóm đất cát được trình bày tại phụ lục 2.
3.4.2.3. Nhóm đất xám (Acrisols - AC)
a. Diện tích và phân bố:
Đất xám có khoảng 536,51 ha; chiếm 4,58% DTTN và 8,07% DTĐT; phân bố tập trung các xã Tích Giang, Trạch Mỹ lộc và Tam Hiệp.
b. Đặc điểm phát sinh hình thành và phân loại của Nhóm đất xám:
Loại đất này hình thành và phát triển trên đá biến chất và phù sa cổ, chính vì vậy Nhóm đất này có thành phần cơ giới khá đa dạng và thường chua. Do phân bố trong điều kiện nhiệt đới ẩm, trên các chân ruộng cao, khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể, q trình
rửa trơi sét và các Cation kiềm thổ xẩy ra mạnh mẽ, tạo cho đất có tầng tích tụ sét (tầng B-
Argic) với dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp. Theo quy định của FAO-UNESCO-
WRB, các loại đất có tầng B thỏa mãn yêu cầu của tầng B-Argic đều được xếp vào Nhóm
đất xám (Acrisols). Hình thái phẫu diện kiểu ABt hoặc AbtC.
Căn cứ vào tầng chẩn đốn và đặc tính chẩn đốn, đối chiếu với các quy định và
định nghĩa của FAO- UNESCO-WRB, Nhóm đất xám của huyện Phúc Thọ được chia
thành 1 Đơn vị đất gồm:
- Đất xám rất chua (Stagnic Acrisols): Đất xám rất chua phân bố rải rác ở các
xã có địa hình cao, với diện tích khoảng 536,51 ha; chiếm 4,58% DTTN và 8,07% DTĐT. Đây là loại đất hình thành trên các trầm tích cổ hay trên các loại đá mẹ nghèo
kiềm, thường phân bố ở địa hình cao. Căn cứ vào các đặc tính như Hyperdystri- và
Hapli- chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ và 1 đơn vị Dưới dơn vị đất phụ.
Các đơn vị phân loại của Nhóm đất xám:
FAO-UNESCO-WRB VIỆT NAM 3. Acrisols ĐẤT XÁM
3.8. Stagnic Acrisols Đất xám đọng nước
3.8.12. Hyper Dystri- Stagnic Acrisols Đất xám đọng nước, rất chua
15. Hapli- Hyper dystri- Stagnic Acrisols Đất xám đọng nước, rất chua, điển hình
Tính chất lý, hóa học của Nhóm đất xám:
Do q trình rửa trơi sét tầng mặt nên hầu hết đất xám rất chua đều có cơ giới tầng mặt từ thịt nhẹ đến cát pha, tỷ lệ cát tầng mặt từ 30 - 40%, tỷ lệ sét tầng mặt chỉ khoảng 15 - 23%. Tuy nhiên ở tầng tích tụ (tầng B) hàm lượng sét tăng rất rõ rệt, mức độ gia tăng vào khoảng 1,5 - 2,5 lần, cấp hạt sét lên tới 30 - 40% và cấp hạt cát giảm chỉ còn khoảng 10 - 15%. Độ dày tầng đất > 100 cm. Dung trọng đất từ 1,27 - 1,36 g/cm3 ở mức trung bình đến hơi chặt; đất có độ xốp tầng mặt dao động trong khoảng 51%, đạt yêu cầu của tầng canh tác.
Đất có phản ứng chua, pHH2O từ 4,0 - 5,4 và pHKCl từ 4,1 - 4,5. Độ chua tiềm tàng thường từ 2,6 - 4,2 meq/100g đất, tuy nhiên cũng có một vài tầng đất độ chua này khá cao lên tới 5,5 - 6,9 meq/100g đất. Dung tích hấp thu của các loại đất này thấp, thường nhỏ hơn 8 meq/100g đất và nhỏ hơn 20 meq/100g sét. Độ no bazơ thấp, dao động 23 - 31%.
Đất xám rất chua đều có hàm lượng cacbon hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số nghèo, riêng tầng mặt cao hơn do ảnh hưởng của phân bón. Nhìn chung sự khác biệt giữa tầng mặt với các tầng phía dưới là khơng lớn. Hàm lượng OC dao động từ 0,04 - 0,80% OC (tầng mặt cao hơn một ít do bón phân, khoảng 0,7 - 1,2% OC). Đạm tổng số dao động từ 0,02 - 0,06% N (tầng mặt khoảng 0,09 - 0,11% N). Lân tổng số từ 0,04 - 0,08% P2O5 (tầng mặt khoảng 0,08 - 0,09% P2O5), lân dễ tiêu ở tầng mặt khá, có mẫu lên tới 9,4 mg P2O5/100g đất, nhưng rất thấp ở các tầng dưới. Kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo, lần lượt là 0,5 - 0,6% K2O và từ 5,00 - 10,70 mg K2O/100g đất.