Phương pháp đánh giá đất đai của FAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO

Đặc điểm đất đai được sử dụng trong đánh giá phân hạng đất của FAO là những tính chất của đất đai mà có thể đo lường hoặc ước lượng được. Người ta có thể chọn nhiều đặc điểm hoặc đơi khi chỉ có thể lựa chọn một số đặc điểm đất đai chính có vai trị tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với mục đích hay vùng nghiên cứu. Trong đánh

giá, yếu tố thổ nhưỡng là phần đặc biệt quan trọng, song các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng phải được xác định trong đánh giá.

Có thể nói, đánh giá đất đai của FAO đã kết hợp và kế thừa giữa các phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) (thiên về yếu tố chất lượng đất) và của Hoa Kỳ (thiên về yêu cầu của cây trồng), trên cơ sở đó phát triển, hoàn chỉnh và đưa ra phương pháp đánh giá thích hợp cho từng mục đích sử dụng đất đai. Phương pháp của FAO đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá đất là (FAO,1990):

- Các loại hình sử dụng đất đai được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển vùng hay quốc gia, cũng như phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Các loại sử dụng đất cần được mơ tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật và kinh tế - xã hội.

- Việc đánh giá đất bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại hình sử dụng đất. - Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững. - Đánh giá khả năng thích hợp của đất bao gồm cả sự so sánh về năng suất (lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại hình sử dụng đất.

- Đánh giá đất đai đòi hỏi một số phương pháp tổng hợp đa ngành.

Theo tài liệu “Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển” của FAO xuất bản năm 1986 đã chỉ dẫn tiễn trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất được thực hiện qua 9 bước, các bước này khơng tách rời mà kết hợp hài hịa qua lại với nhau, thể hiện qua sơ đồ Bảng 1.

Bảng 1. Trình tự cơ bản của đánh giá đất đai theo FAO 1 1 Xác định mục tiêu 2 Thu thập tài liệu 3 Xác định loại sử dụng đất 5 Đánh giá khả năng thích hợp 6 Phân tích hiệu quả KTXH, MT 7 Xác định LSD đất thích hợp nhất 8 Quy hoạch sử dụng đất 9 Áp dụng các kết quả đánh giá đất 4 Xác định đơn vị đất đai

Phương pháp đánh giá đất đai của FAO đã "dung hòa" các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới, lựa chọn, phát huy được ưu điểm của các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. Đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất thích hợp "Land Suitability Classification". Cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, mơi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu.

Kết quả của công tác đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.

*) Cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích nghi đất đai theo FAO gồm 4 cấp phân vị được thể hiện trong bảng. Theo đó, các cấp phân vị được phản ánh như sau:

+ Bộ (Order): Phản ánh loại thích nghi.

+ Lớp (Class): Phản ánh mức độ thích nghi trong bộ.

+ Lớp phụ (Sub-Class): Phản ánh những giới hạn cụ thể của từng ĐVĐĐ với từng LHSD đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng thích nghi trong cùng một lớp.

+ Đơn vị (Unit): Phản ánh sự khác biệt nhỏ về mặt quản trị của các dạng thích nghi trong cùng một lớp phụ.

Bảng 2. Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai

CẤP PHÂN VỊ (Category)

Bộ (Order) Lớp (Class) Lớp phụ (Subclass) Đơn vị (Unit)

S- Thích nghi (Suitable) S1 S2 S3 S2m S2d S2e ... S2d-1 S2d-2 S2d-3 ... N- Khơng thích nghi (Not Suitable) N1 N2 N1 sl N1 e

Trong đó: m: Độ ẩm e: Độ cao d: Độ dày tầng đất

d-1: Dày > 100 cm; d-2: Dày 50-100 cm; d-3: Dày < 50 cm

Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO:

+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. + Xác định các loại hình sử dụng đất.

+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai. + Phân hạng thích hợp đất đai.

Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO:

+ Phương pháp hai bước: Gồm có đánh giá đất tự nhiên và phân tích kinh tế - xã hội. Phương pháp này tiến triển theo các hoạt động tuần tự rõ ràng.

+ Phương pháp song song: Hai bước đánh giá đất tự nhiên và phân tích kinh tế, xã hội được tiến hành đồng thời. Phương pháp này đã được đề nghị để đánh giá đất đai chi tiết và bán chi tiết.

*) Xác định loại khả năng thích nghi đất đai được thực hiện trên cơ sở kết hợp

giữa chất lượng đất đai (Land Quality - LQ) với yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use

Requirement - LR) của các LHSD đất được lựa chọn dùng cho đánh giá đất đai. Theo FAO, có 4 phương pháp để kết hợp giữa LQ và LR:

(1) Kết hợp theo điều kiện hạn chế: Phương pháp này thường được áp dụng

trong phân loại khả năng thích nghi đất đai, đây là phương pháp sử dụng cấp hạn chế cao nhất để kết luận khả năng thích nghi đất đai. Ví dụ: ĐVĐĐ nào có thích nghi về loại hình thổ nhưỡng là S1 nhưng lại hạn chế về khả năng tưới là N thì đánh giá ĐVĐĐ đó là khơng thích nghi. Phương pháp này được áp dụng ở những nơi mà chất lượng đất là quan trọng và được phân cấp ở mức khơng thích nghi (N). Các yếu tố chất lượng đất đem ra đánh giá đều được xem là quan trọng. Vì vậy chỉ cần chọn những yếu tố có hạn chế rõ rệt cho một loại hình sử dụng đất nhất định. Phương pháp này đơn giản, có logic, nhưng lại máy móc, khơng giải thích được mối tương tác qua lại của các yếu tố.

(2) Phương pháp toán học: Được thực hiện bằng các phép tính cộng, nhân,

phần trăm... hay cho điểm với các hệ số và thang bậc quy định. Phương pháp này dễ hiểu, thuận tiện nhưng lại mang tính chủ quan khi xắp xếp thang điểm.

(3) Phương pháp kết hợp theo chủ quan: Phương pháp này được tiến hành qua

sự tìm hiểu, phỏng vấn nông dân, cán bộ nông nghiệp kết hợp kinh nghiệm của các chuyên gia, tìm ra phương án đánh giá cho tất cả các khả năng thích nghi.

(4) Phương pháp kết hợp xem xét về kinh tế: Dựa trên các kết quả đánh giá hiệu

quả kinh tế, đối chiếu với chất lượng đất và đưa ra phân cấp đánh giá. Phương pháp này chỉ phù hợp với đánh giá hiệu quả kinh tế đơn thuần. Sau khi nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và thực tiễn sản xuất của Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội chúng tôi đã xây dựng một mơ hình tốn học, kết hợp với việc xem xét các điều kiện hạn chế và phân tích các thơng tin thu thập được để đánh giá mức độ thích nghi đất đai, nhằm giảm thiểu những nhược điểm của từng phương pháp riêng lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 30 - 33)