Diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 43)

3.1.4. Đặc điểm địa chất, thủy văn

Địa chất các khu vực ở Phúc Thọ chủ yếu là trầm tích sét, sét pha bồi tích của sơng Hồng khá ổn định, khơng có hiện tượng trượt, trơi hay hang động caster.

Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn của Phúc Thọ gồm 3 sơng: sơng Hồng, sơng Đáy và sơng Tích

Sơng Hồng chạy dọc ranh giới giữa huyện Phúc Thọ với huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc, đoạn qua huyện có chiều dài khoảng 12 km. Dịng chảy hàng năm của sông Hồng vào khoảng 115  137 tỷ m3 (dịng chảy trung bình năm khoảng 3.600 m3/s tại Sơn Tây). Ngồi ra, sơng Hồng có hàm lượng phù sa tương đối lớn. Mùa lũ hàm lượng phù sa trung bình trên dưới 1,0 kg/ m3 nước, ngày lớn nhất có thể đạt trên 5 kg/ m3. Đây là nguồn phù sa bồi đắp cho đất sản xuất nông nghiệp vùng bãi của huyện Phúc Thọ.

Sông Đáy chạy dọc phần lãnh thổ phía Đơng của huyện, bắt nguồn từ sông Hồng tại Hát Môn, qua Phúc Thọ chảy về Đan Phượng, nhưng lịng chính của sơng đã bị bồi lấp. Hiện nay, đã được khơi phục xây dựng dịng sơng Đáy (trên địa bàn huyện gọi là kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận) để lấy nước phù sa tưới cho đồng ruộng, đã xây dựng từ đập Cẩm Đình đến cầu Phùng (địa phận xã Hiệp Thuận) dài 12 km. Đến cuối năm 2009, về cơ bản hệ thống kênh đào này đã hồn thành.

Sơng Tích Giang chạy cắt ngang phần lãnh thổ phía Tây của huyện theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đến địa phận Thuỷ Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) hợp lưu với sông Bùi. Cùng với sơng Hồng, sơng Tích là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước cho phần lớn các xã trong huyện. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng. Đê sơng Hồng có cao trình mặt đê 10,2m, cao hơn mức báo động cấp II (7,4m) là 2,8m. Mực nước các sơng nội đồng đều có thể điều chỉnh bằng hệ thống các trạm bơm. Tuy nhiên, các xã thuộc vùng phân lũ và chậm lũ chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ dịng chảy sơng Hồng, ln có nguy cơ ngập lụt khi nước sơng Hồng lên tới báo động cấp III.

Đặc điểm khí tượng thủy văn của huyện Phúc Thọ có một số thuận lợi đối với việc sử dụng đất nơng nghiệp. Tổng tích ơn trên 8.000oC cho phép làm được 3 vụ trong năm với chủng loại cây trồng vật nuôi đa dạng. Hơn nữa, mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất các loại cây trồng có nguồn gốc ơn đới đặc biệt là các loại rau cao cấp (su hào, cải bắp, lơ,...).

3.1.5. Các nguồn tài nguyên 3.1.5.1. Tài nguyên đất 3.1.5.1. Tài nguyên đất

a. Đặc điểm, phân bố các loại đất

Là đất phù sa sơng Hồng, được chia thành hai nhóm đất chính: đất phù sa được bồi hàng năm và đất phù sa khơng được bồi hàng năm. Ngồi ra, trên địa bàn xã Trạch Mỹ Lộc và Tích Giang cịn có một số diện tích đất đỏ vàng và đất Feralit.

b. Tính chất đặc trưng các loại đất

- Đất phù sa sơng Hồng được bồi hàng năm trung tính, ít chua: phân bố ở các xã vùng bãi ven sơng Hồng và sơng Tích, có đặc điểm: thành phần cơ giới thường là cát pha. Đất này thường được trồng màu là chủ yếu;

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trung tính, khơng gley,

khơng kết vón: phân bố ở hầu khắp các xã, kể cả trong và ngồi đê chính Ngọc Tảo,

địa hình vàn cao hoặc vàn, có thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ, trung bình. Đất này được trồng 2 vụ và 3 vụ lúa màu trong năm;

- Đất phù sa sông Hồng khơng được bồi hàng năm trung tính ít chua: phân bố ở hầu khắp các xã, trên địa hình vàn thấp và thấp, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình hoặc thịt nặng, thích hợp để trồng 2 vụ lúa trong năm;

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trung tính ít chua có tầng

loang lổ đỏ vàng: phân bố trên địa hình cao, đặc điểm chung là thành phần cơ giới

thường là thịt nhẹ hoặc trung bình, thích hợp trồng 3 vụ lúa màu trong năm;

- Đất phù sa sơng Hồng khơng được bồi hàng năm trung tính ít chua, gley nhẹ

hoặc trung bình: phân bố trên địa hình thấp, ngập nước vào mùa mưa, đặc điểm chung

là thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc sét, thích hợp để trồng 2 vụ lúa trong năm;

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm gley nặng và chua: phân bố trên địa hình thấp, ngập nước vào mùa mưa, đặc điểm chung là thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc sét, thích hợp để trịng 2 vụ lúa trong năm;

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: phân bố trên địa hình đồi núi, đặc điểm chung là thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc trung bình, thích hợp để trồng cây lâu năm hoặc trồng rừng.

c. Những lợi thế và hạn chế của các loại đất đối với sản xuất nông nghiệp - Ưu điểm: Đặc điểm đất đai của huyện cho phép phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng và bền vững, với nhiều loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao. Đất đai được chia thành 5 vùng rõ rệt cho phép phát triển thành vùng cây, con hàng hóa quy mơ vừa và lớn, tạo thuận lợi cho tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến.

- Nhược điểm: Đất vùng bãi có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha nên chỉ thích hợp để trồng màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày, khơng thích hợp trồng lúa. Hơn nữa, vùng bãi và vùng bụng chứa thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa nên sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, hạn chế khả năng trồng các loại cây lâu năm, hệ số sử dụng đất thấp. Ngoài ra, vùng đồng của huyện có nhiều diện tích trũng, đặc biệt diện tích ven sơng Tích cịn chịu ảnh hưởng của việc điều tiết nước hồ Đồng Mô, mùa mưa bị ngập lụt làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiện tại chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu.

3.1.5.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Sơng Hồng và sơng Tích là hai nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện.

- Nước sơng Hồng có hàm lượng phù sa cao, chất lượng tốt vừa có tác dụng làm nguồn nước tưới, vừa là yếu tố cải tạo đất rất tốt.

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 15-25m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

3.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản

Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá đầy đủ về các tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Nguồn khoáng sản đang khai thác chủ yếu là cát đen phục vụ san lấp và xây dựng.

3.1.5.4. Tài nguyên nhân văn

- Phúc Thọ nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nơng nghiệp có từ lâu đời. Huyện Phúc Thọ cũng là một trong những vùng đất nổi danh về các di tích lịch sử văn hóa. Trên địa bàn huyện hiện có 192 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 78 di tích lịch sử đã được xếp hạng với 43 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, đáng chú ý là các cơng trình sau:

- Đình Kim Lũ thuộc xã Thượng Cốc là ngơi đền cổ kính thờ 3 vị Tản Viên Sơn Thánh (Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hiểu, Nguyễn Sủng).

- Đền Hai Bà Trưng thuộc xã Hát Môn là di tích lịch sử nổi tiếng mang nhiều dấu tích anh hùng của hai vị nữ anh hùng hào kiệt đã làm rạng danh cho truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam.

- Chùa Đại Bi thuộc xã Hiệp Thuận có nhiều hiện vật quý, trong đó có 72 tượng đất nung đặc biệt là 3 pho tượng Tam thế bằng gỗ cao 93 cm được tạc theo phong cách tượng của vùng Đông Nam Á.

- Đình Tường Phiêu thuộc xã Tích Giang. - Đình Hạ Hiệp xã Liên Hiệp.

- Chùa Triệu Nguyên, xã Long Xuyên.

- Nhà truyền thống cách mạng xã Trạch Mỹ Lộc.

- Trải qua nhiều biến động, đến nay huyện Phúc Thọ vẫn lưu giữ được các di tích lịch sử có giá trị tiêu biểu về mặt kiến trúc, thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân đương thời. Mỗi ngôi đền, chùa ở Phúc Thọ không chỉ là hiện vật bảo tàng, mà xung quanh đó hàng ngày vẫn diễn ra các hoạt động tâm linh, tơn giáo. Đó chính là những khơng gian văn hóa sống động, là tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể cần được lưu giữ của huyện.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Cơ cấu hành chính, dân số

Huyện gồm 22 xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Hát Mơn, Thọ Lộc, Tích Giang, Phúc Hòa, Ngọc tảo, Thanh Đa, Trạch Mỹ Lộc, Tam Thuấn, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Huyện lị là thị trấn Phúc Thọ, cách thị xã Sơn Tây 5 km.

Bảng 5. Một số chỉ tiêu về dân số năm 2013

Hạng mục Đơn vị tính 2000 2005 2008 2013 1. Dân số trung bình 1000 người 152,91 158,82 164,48 168,30 2. Mật độ dân số người/km2 1356 1403 1.436,10 3. Tỷ suất sinh % 1,52 1,56 1,70 1,60 4. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,04 1,13 1,20 1,05 5. Dân số đô thị 1000 người 6,31 6,87 7,33 7,43 6. Tỷ lệ đơ thị hóa % 4,13 4,32 4,45 4,62 7. Dân số nông thôn 1000 người 146,59 151,96 157,15 160,87

Nguồn: Niên giám thống kê huyện

Tỷ lệ tăng dân số của huyện Phúc Thọ có xu hướng tăng từ 1,04% năm 2000 lên 1,2% vào năm 2008 và đến năm 2013 là 1,05%.

Tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra tương đối chậm. Năm 2000 tỷ lệ đơ thị hóa tồn huyện đạt 4,13%, năm 2005 đạt 4,32% và tăng lên 4,62% vào năm 2013.

Dân số trung bình tồn huyện năm 2013 đạt khoảng 168,3 nghìn người, trong đó dân số đơ thị khoảng 7,5 nghìn người. Dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa khu vực đô thị và vùng nông thôn cũng như giữa khu vực trong đồng và vùng bãi. Ở khu vực đô thị (thị trấn Phúc Thọ) thì mật độ dân số là 1.959 người/km2. Đối với vùng trong đồng, mật độ dân số tập trung cao hơn, bình quân 1.606 người/km2, trong khi các xã vùng bãi mật độ dân số là 1.215 người/km2. Cá biệt có xã chưa đạt được 500 người/km2 như Vân Hà (367 người/km2), trong khi đó có mật độ dân số cao nhất huyện là xã Võng Xun 2.274 người/km2. Vì vậy, những nơi có mật độ dân số cao là những nơi có nhu cầu sử dụng đất lớn. Ngược lại, những nơi có nhiều khả năng khai thác mở rộng lại là những nơi dân cư ít, do đó cần phải tính tốn quỹ đất cho phù hợp với dân số của từng nơi một cách hợp lý.

* Lao động: Năm 2013, tổng số lao động tồn huyện khoảng 90,3 nghìn lao động (tăng so với năm 2003 khoảng 13,5 nghìn lao động), trong đó lao động nơng lâm - ngư nghiệp có lực lượng đơng nhất với 52,5 nghìn lao động. Tăng trưởng lao động trong giai đoạn 2003 - 2008 là 1,8%/ năm, trong giai đoạn 2008 - 2013 tăng trưởng lao động đạt tốc độ 2,1%.

Bảng 6. Diễn biến tình hình lao động và cơ cấu lao động giai đoạn 2003 - 2013

ĐVT: lao động - nghìn người; cơ cấu - %

TT Hạng mục 2003 2008 2013 Tăng trưởng 2003- 2008 2008- 2013 I Tổng số lao động 72,6 79,2 90,3 1,8 2,1 1 Nông lâm, ngư nghiệp 54,0 52,4 51,3 -0,6 -1,1

TT Hạng mục 2003 2008 2013 Tăng trưởng 2003- 2008 2008- 2013 2 Công nghiệp - xây dựng 7,1 10,2 15,2 7,4 7,5 3 Thương mại dịch vụ 4,2 6,5 12,0 8,9 10,4 4 Học sinh, sinh viên và số người trong

độ tuổi lao động thiếu việc làm 7,2 10,1 11,7 7,0 6,0 II Cơ cấu lao động 100 100 100

1 Nông lâm, ngư nghiệp 74,4 66,2 56,8 2 Công nghiệp - xây dựng 9,8 12,8 16,9 3 Thương mại dịch vụ 5,8 8,2 13,3 4 Học sinh, sinh viên và số người trong

độ tuổi lao động thiếu việc làm 9,9 12,8 13,0

Nguồn: Phòng Lao động - TBXH huyện Phúc Thọ

* Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động: Trong giai đoạn 2003 - 2013, có xu hướng giảm cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp, tăng cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp giảm từ 74,4% năm 2003 xuống cịn 56,8% vào năm 2013. Cơng nghiệp tăng từ 9,8% năm 2003 lên 16,9% năm 2013, tương tự đối với thương mại - dịch vụ tăng từ 5,8% năm 2003 lên 11,7% năm 2013.

* Chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đến năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện mới đạt 20,2% tổng số lao động.

3.2.2. Khái quát về hiện trạng kinh tế - xã hội

3.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 7. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2003 2008 2013 Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%) 2003- 2008 2008- 2013 2003- 2013 1 Giá so sánh 482 715 1159 8,21 10,14 9,17 - Nông lâm thuỷ sản 285 345 382 3,90 2,06 2,97 - Công nghiệp - XD 105 214 460 15,30 16,54 15,92 - TM - Dịch vụ 92 156 317 11,14 15,24 13,17 2 Giá hiện hành 635 1.218 3.432

- Nông lâm thuỷ sản 370 549 1.173 - Công nghiệp - XD 137 365 1.270 - TM - Dịch vụ 128 304 989

STT Chỉ tiêu 2003 2008 2013 Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%) 2003- 2008 2008- 2013 2003- 2013 3 Cơ cấu GTSX (giá HH)

- Nông lâm thuỷ sản 58,27 45,07 34,18 - Công nghiệp - XD 21,57 29,97 37,00 - TM - Dịch vụ 20,16 24,96 28,82

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ năm 2013

Giai đoạn 2003-2013, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Phúc Thọ đạt 9,17%/năm, trong đó: giai đoạn 2003-2008 tăng 8,21% và giai đoạn 2008-2013 tăng 10,14%, cũng trong giai đoạn này nông nghiệp tăng 2,97%/năm; Công nghiệp - xây dựng tăng 15,92%/năm và dịch vụ thương mại tăng 13,17%/năm. Năm 2013, cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp chiếm 34,18%, giảm so với năm 2003 là 24,09%. - Công nghiệp - xây chiếm 37%, tăng so với năm 2003 là 16,43%. - Thương mại dịch vụ chiếm 28,82%, tăng so với năm 2003 là 8,66%.

3.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong 10 năm qua mặc dù diện tích đất nơng nghiệp của huyện bị thu hẹp để phát triển cơ sở hạ tầng, tuy nhiên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 theo giá so sánh 94 ước đạt 382 tỷ đồng, tăng bình quân 2,97% giai đoạn 2003 - 2013 (giai đoạn 2008 - 2013 đạt tốc độ tăng trưởng 2,06%).

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 43)