Bài 4 Xác định nhu cầu vitamin
2. Xác định nhu cầu vitamin cho vật nuôi
2.2. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn
a. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn đực giống :
Nhu cầu vitamin cho lợn đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho sản xuất tinh
Vitamin rất cần thiết cho lợn đực giống, đặc biệt là các loại vitamin A, D, E. Nên thiếu vitamin A thì tinh hồn teo lại, ống dẫn tinh bị thối hóa, tinh
ngun bào trong q trình phân hóa bị teo lại do đó nó làm trở lại cho việc sản xuất tinh dịch hoặc có lúc tinh hồn bị sưng to, không sản xuất được tinh trùng. Nếu khẩu phần thiếu vitamin D sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu Ca, P của cơ thể,
ảnh hưởng gián tiếp đến phẩm chất tinh dịch. Trong thức ăn xanh, thức ăn cũ
69
hợp hai loại thức ăn xanh và củ quả với tỷ lệ thích hợp thì lợn sẽ có các hiện
tượng thiếu vitamin.
Vitamin D trong thức ăn thực vật có hàm lượng rất thấp và chỉ có dạng tiền vitamin (Esgosterol) trong thức ăn xanh. Nếu đem phơi rau xanh ta có thể
thu được VTM D2. Nếu cho lợn đực vận động, tắm nắng mỗi ngày từ 1- 2 lần
vào lúc có ánh nắng thích hợp, lợn có thể tổng hợp được Vitamin D2, D3, bởi vì trên da lợn có 7-dehydrocolesterol và dưới tác dụng của tia tử ngoại nó sẽ trở thành Vitamin D3. Nghiên cứu của Ebranh (1952) cho thấy cứ trên 1000 cm2 da lợn cho vận động 1 ngày nó sẽ tổng hợp được 315 - 560 UI vitamin D3 dưới tác
động của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Vì vậy cho lợn đực giống tắm nắng đầy đủ sẽ chống được bệnh thiếu vitamin D, cịi xương của lợn.
Ngồi 2 loại vitamin trên thì vitamin E cịn gọi là vitamin sinh sản
(tocopherol) được Evanh nghiên cứu 1936. Nếu thiếu vitamin E nó sẽ xẩy ra
những rối loạn trong đường sinh dục, đặc biệt là đối với lợn đực giống: Bộ phận sinh dục bị hư hỏng, tinh trùng bị thối hóa, q trình sinh sản tinh trùng bị ngừng trệ, chai xơ đường sinh dục... vitamin E có thể bổ sung cho lợn đực giống bằng cách cho ăn các loại hạt nảy mầm như giá khô, giá đỗ... Nếu như trong khẩu phần của một lượng thức ăn hạt nảy mầm thích hợp thì nó có tác dụng
chống được bệnh thiếu vitamin E, nâng cao phẩm chất tinh dịch của lợn đực
giống (thường tỷ lệ hạt nảy mầm vào khoảng 7 - 8 %). Nhu cầu Vitamin cho lợn theo tiêu chuẩn Việt Nam như sau:
Vitamin A: 5000 UI/kg VCK khẩu phần Vitamin D: 300 UI/kg VCK khẩu phần Vitamin B1: 2,0 mg /kg VCK khẩu phần Vitamin B2: 3,5 mg /kg VCK khẩu phần Vitamin PP: 25 mg /kg VCK khẩu phần Vitamin B3: 20 mg /kg VCK khẩu phần Vitamin B12: 15 gama /kg VCK khẩu phần
Riêng Vitamin E nên 11 - 12 mg% trong khẩu phần.
b. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn cái hậu bị :
Nhu cầu vitamin cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh
trưởng
Vitamin đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, trong sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kích thích q trình sinh trưởng và sinh sản. Đặc biệt quan trọng là các vitamin A, D, E, B, C, K. Khi cung cấp dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị cần đảm bảo đủ số lượng, cân đối dinh dưỡng và cung cấp lượng thức ăn hàng ngày thích hợp để lợn khơng q béo hoặc q gầy.
Đối với cái hậu bị nội nên cho tỷ lệ rau xanh non cao trong khẩu phần (khoảng
30% tính theo giá trị dinh dưỡng của khẩu phần) để tránh lợn béo sớm, kéo dài thời gian sinh trưởng, nâng cao tầm vóc và hoạt động sinh sản sau này của lợn.
70
Ngồi ra cịn tận dụng được nguồn thức ăn xanh sẵn có để hạ giá thành chăn
ni, đồng thời làm tăng hoạt động tính dục, tăng số lượng trứng rụng trong chu kỳ động dục, tăng tỷ lệ thụ thai và tăng khả năng sinh sản.
Nhu cầu vitamin cho lợn cái hậu bị ngoại/ 1 ngày đêm
P (kg) lợn 5 - 10 10 – 20 20 – 35 35 - 60 60 – 100 VTM A (UI) 1300 2200 2850 3250 4550 VTM D (UI) 132 250 340 352 437 VTM B1 (mg) 0,8 1,4 1,9 2,8 3,9 VTM B2 (mg) 1,8 3,8 4,4 5,5 7,7 VTM B5 (mg) 7,8 13,8 17,8 27,5 38,5 VTM B12 (μg) 0,9 18,8 18,8 27,5 35,5
c. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn nái sinh sản
- Nhu cầu vitamin cho lợn nái chửa = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho phát triển cơ thể mẹ + nhu cầu cho phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan
Đối với lợn nái chửa, vitamin đóng vai trị rất quan trọng, vì khi thiếu chúng sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bào thai, thiếu trầm trọng có thể gây nên sẩy thai, chết thai, lợn mẹ sẽ gầy yếu, dễ bị bại liệt sau khi đẻ. Trong vitamin thì đặc biệt quan trọng là nhóm A, D, E, K, B.
Vitamin có nhiều trong thức ăn động thực vật, nên nếu phối hợp khẩu
phần có đủ rau xanh, protein và lợn được vận động, tắm nắng đầy đủ thì có thể thu
nhận đủ vitamin cần thiết.
Đối với lợn nái có chửa rất cần các loại vitamin nhưng đặc biệt chúng ta
cần quan tâm cung cấp đủ các loại vitamin sau: + Vitamin A: 5000 UI/1 kg thức ăn. + Vitamin D: 3000 UI/1 kg thức ăn.
+ Vitamin E: Một ngày cần 20 mg vitamin E/1 kg thức ăn, hay 100-150 g giá đỗ/ ngày. Có thể chích vitamin ADE mỗi tháng 1 lần, mỗi lần 2ml/1 con lợn nái chửa.
Trong khẩu phần của lợn nái thiếu vitamin A có thể dẫn đến tiêu thai, sảy thai hoặc đẻ con yếu, chân què, mù mắt v.v....
Nếu khẩu phần thiếu vitamin D thì đẻ con ra yếu ớt, cả lợn mẹ và lợn con dễ mắc bệnh mềm xương.
71
- Nhu cầu vitamin cho lợn nái ni con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho phát triển cơ thể mẹ + nhu cầu cho hồi phục sức khoẻ + nhu cầu cho tiết sữa ni con
Vitamin đóng vai trị rất quan trọng trong dinh dưỡng lợn nái nuôi con.
Thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất bị trở ngại, lợn mẹ dễ mắc bệnh, sản lượng và chất lượng sữa kém. Trong các loại vitamin, thì quan trọng là các vitamin A, D, E, K, B, C.
Trong khẩu khần ăn của lợn nái nuôi con cần phải đầy đủ các loại vitamin, vì khơng những cần cho gia súc khoẻ mạnh, tiết nhiều sữa mà cịn đảm bảo cho sữa có nhiều vitamin nữa. Đối với lợn con phải được bú sữa nhiều vitamin nhất là vitamin A, B, C và D, trữ lượng vitamin trong sữa phụ thuộc vào trữ lượng vitamin trong khẩu phần, nếu cho lợn con bú sữa thiếu vitamin A thì lợn sẽ chậm lớn và sút cân, sức đề kháng kém dễ mắc các loại bệnh về mắt, bệnh đường ruột, bệnh đường hơ hấp.
Vitamin nhóm B (B1, B6, B12, B3, B7...) tham gia vào quá trình trao đổi chất. Nếu thiếu vitamin B1, B6, B12, lợn trao đổi chất kém, dễ mắc bệnh thần kinh, thiếu máu...
Vitamin D: Tham gia vào quá trình trao đổi Ca, P vì vậy thiếu vitamin D
đẫn đến lợn con bị cịi xương, chậm lớn khơng hấp thu được Ca và P trong thức ăn.
Nhu cầu vitamin:
+ Vitamin A: 4000 UI/1 kg thức ăn. + Vitamin D: 300 UI/1 kg thức ăn. + Vitamin B: 480 mg/1 kg thức ăn. + Vitamin C: 100 mg/1 kg thức ăn. Cho lợn nái nuôi con ăn đủ rau xanh, vận động tắm nắng đầy đủ để tránh hiện tượng thiếu vitamin
d. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn nuôi thịt :
Nhu cầu vitamin cho lợn nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh
trưởng
Đối với lợn thịt nhu cầu Vitamin rất quan trọng, đặc biệt đối với giai đoạn
lợn thịt nuôi ở giai đoạn đầu. Bảng dưới sẽ cho ta thấy nhu cầu cụ thể của lợn thịt nuôi ở từng giai đoạn khác nhau.
Để có đủ vitamin cho lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau, khi phối hợp
khẩu phần ăn chúng ta có thể phối trộn các thức ăn có chứa nhiều vitamin.
Nhu cầu vitamin của lợn thịt ở các giai đoạn nuôi (Theo NRC,1998)
Khối lượng qua các giai đoạn sinh trưởng (kg)
3-5 5-10 10-20 20-30 50-80 80-120
72 Vitamin D3 (IU) 220 220 200 150 150 150 Vitamin E (IU) 16 16 11 11 11 11 Vitamin K (mg) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Vitamin C (mg) 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 Vitamin B3 (g) 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06 Vitamin B1 (mg) 20 20 20 20 20 20 Vitamin B6 (mg) 2 1,5 1,5 1 1 1 Vitamin B12 (μg) 20 17,5 15 10 5 5 Linoleic 20 17,5 15 10 5 5