Các chất khoáng vi lượng

Một phần của tài liệu goc_GT modun 01 - Xac dinh nhu cau dinh duong vat nuoi (Trang 56 - 58)

Bài 3 Xác định nhu cầu khoáng chất

2. Xác định nhu cầu khoáng cho vật nuôi

3.2. Các chất khoáng vi lượng

a. Kẽm (Zn)

- Vai trò của kẽm: Kẽm là thành phần của nhiều men tham gia vào quá trình trao đổi chất và hô hấp trong cơ thể động vật, tham gia vào cấu trúc của

hormon Insuli. Vì vậy nguyên tố vi lượng này đóng vai trị quan trọng trong quá trình trao đổi đạm chất bột đường và vận chuyển CO2 thải ra ở đường hô hấp .

Ngồi ra nó cịn tham gia vào q trình chống sừng hố da và tạo chất vơi của vỏ trứng. Kẽm tác động lên sự hoá cốt và giải phóng canxi từ xương hay từ các muối phơtphat canxi do thức ăn mang đến

- Triệu chứng thiếu kẽm: Thiếu kẽm gây viêm da, dụng lông ở gia súc đặc biệt là ở lợn thường mắc bịnh da hoá sừng.

Ở gia cầm khi thiếu Zn gây triệu trứng giảm tỷ lệ ấp nở, gia cầm mắc bệnh

bại chân, con non chậm sinh trưởng, chậm mọc lông.

- Nhu cầu Zn: Nhu cầu kẽm của gia súc gia cầm trung bình là 50 mg/lkg thức ăn. Tuy nhiên nhu cầu kẽm còn phụ thuộc vào hàm lượng Ca trong khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn có dư Ca thì nhu cầu kẽm của cơ thể cũng tăng theo. Nếu hàm lượng kẽm trong khẩu phần quá cao làm cho thức ăn bị chua, với liều lượng 2000 mg/kg thức ăn sẽ gây ngộ độc và có thể làm cho con vật bị chết.

57

- Vai trò tác dụng của Fe, Cu, Co: Nhu cầu của cơ thể động vật về Fe, Cu, Co rất ít, nhưng chúng rất cần thiết cho cơ thể gia súc – gia cầm vì cả ba nguyên tố vi lượng này đều tham gia vào quá trình tạo máu.

Trong cơ thể, máu chứa 60 – 72%, Fe nằm trong huyết sắc tố. Sắt tham gia vào cấu trúc của Hemoglobin do đó nó tham gia vào việc tổng hợp hồng cầu . Ngồi ra Fe cịn là thành phần của một số enzin hô hấp và tạo ra sắc tố trong thịt.

Đồng (Cu) rất cần thiết cho các loài gia súc gia cầm để tổng hợp

Hemoglobin vì nó tham gia vào hệ enzim xytocromoxydaza và nhóm Hemin. Coban tham gia vào cấu tạo của vitamin B12, do đó nó tham gia gián tiếp vào q trình tạo máu. Đối với loài nhai lại Coban cần cho hoạt động của vi sinh vật trong dạ cỏ để tổng hợp vitamin B12.

- Triệu chứng thiếu Fe: Thiếu sắt con vật biểu hiện thiếu máu, niêm mạc mắt và miệng nhợt nhạt, gia súc còi cọc, chậm lớn, đặc biệt là ở lợn con khi

thiếu sắt dễ mắc bệnh tiêu chảy, cơ thể bị suy nhược do sức đề kháng của cơ thể giảm.

Khi khẩu phần thức ăn thiếu Cu, xuất hiện triệu trứng là con vật mắc bịnh tiêu chảy, giảm tính ngon miệng, thú bị bạc lông hay (bộ lông biến màu), đôi khi gây bịnh thiếu máu trầm trọng mặc dù có bổ sung thêm sắt (Fe).

Nếu thiếu Coban (Co) con vật kém ăn, có hiện tượng con vật ăn lơng,

bệnh thiếu máu tăng, số hồng cầu giảm, sức đề kháng của con vật cũng bị giảm

đi.

- Nguồn cung cấp: Các chế phẩm giàu sát thường để cung cấp cho động

vật gồm các loại đất màu đỏ, các loại muối, sắt, các loại premix khoáng. Hiện

nay người ta thường sử dụng loại thuốc để tiêm Ferridextran.

Nguồn nguyên liệu phổ biến để bổ sung đồng là CuSO4 và các loại premix khống.

Coban có nhiều trong cây họ đậu, cây hoà thảo. Muốn bổ sung Co cho gia súc người ta thường bổ sung vitamin B12 huặc bổ sung dưới dạng muối vô cơ CoCl3 (Clorua Coban) và các loại premix khống.

c. Mangan (Mn)

- Vai trị của Mn trong cơ thể: Vai trò của Mangan đối với cơ thể động vật là tham gia vào thành phần của một số enzim trao đổi đạm, béo, bột đường Mn

điều tiết sự hấp thu Ca, P và tạo cho xương vững chắc.

- Triệu chứng thiếu Mn: Thiếu Mn sự phát triển của sương bỉ rối loạn, xương ống ngắn lại, các khớp sương dày lên, con vật rễ bị trật khớp hoặc bại

chân.

Lợn thiếu Mn xuất hiện triệu chứng hai chân sau đứng không vững, bị què chân, bại liệt.

58

Gà thiếu Mn mắc bịnh perosis gà thường đứng một chân, khớp sương bàn chân sưng to, biến dạng sau một tuần xương ống chân bị chệch ra khỏi vị trí

bình thường, gà bị bẹt chân. Gà đẻ thiếu Mn làm giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mỏng và tỷ lệ ấp nở giảm thấp. ở con đực, khi thiếu Mn làm giảm phẩm chất tinh dịch và khả năng thụ tinh.

- Nguồn cung cấp Mn: Mangan có nhiều trong cỏ đồng và thức ăn xanh. Cám gạo và các phụ phẩm của lúa cũng giàu Mn. Ngoài ra người ta cịn bổ sung Mn cho vật ni từ các premix khoáng.

- Nhu cầu Mn: Nhu cầu Mn của lồi gia súc, gia cầm, trâu, bị cần 50 – 60% mg/kg thức ăn. Lợn cần 30mg/kg thức ăn. Gà thịt cần 60 mg/kg thức ăn

d. Iod (I2)

- Vai trò Iode: Trong cơ thể gia súc Iode đại bộ phận chứa trong tuyến giáp là yếu tố tham gia vào việc tổng hợp hormon thyroxin. Do đó Iode thơng qua hoạt động của tuyến giáp để súc tiến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Triệu chứng thiếu Iode: Nếu thiếu Iode, kích tố tuyến giáp trạng tiết ra ít, tuyến hoạt động nhiều nên bị sưng to. Thiếu Iode làm giảm khả năng chao đổi chất, cơ thể mệt mỏi, hoạt động kém, khả năng chịu lạnh kém. Gia súc non bị

suy nhược cơ thể, gia súc trưởng thành hô hấp giảm, sinh trưởng và phát triển bất bình thường.

- Nguồn cung cấp: Iode có nhiều trong thức ăn, rau, sữa và các động thực vật ở biển. Ngoài ra người ta còn sử dụng các chế phẩm như: muối Iod (phổ biến là KI) để bổ sung cho con vật khi bị thiếu Iode huặc Iode ở dạng hợp chất hữu cơ có trong một số khích tố để khích thích tăng trưởng.

Một phần của tài liệu goc_GT modun 01 - Xac dinh nhu cau dinh duong vat nuoi (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)