Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung

Một phần của tài liệu goc_GT modun 01 - Xac dinh nhu cau dinh duong vat nuoi (Trang 85)

Mục tiêu :

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

- Mơ tả được các bước xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho vật nuôi. - Thực hiện được việc lựa chọn nguyên liệu, xây dựng công thức phối trộn, kiểm tra điều chỉnh hỗn hợp và lên công thức phối trộn.

A. Nội dung:

1. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung

1.1. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho bò

a. Urê

Urê nguồn bổ sung Nitơ phi Protein cho khẩu phần khi các loại thức ăn

khác không cung cấp đủ Nitơ. Khi sử dụng Urê cần phải tuân theo nguyên tắc

sau:

- Chỉ sử dụng Urê khi khẩu phần thiếu đạm với lượng dùng được tính tốn cẩn thận.

- Phải cung cấp đầy đủ các chất dễ lên men (bột, đường, cỏ xanh) để cho

vi sinh vật dạ cỏ có đủ năng lượng nhằm sử dụng Amoniac phân giải ra từ Urê và tổng hợp nên Protein, nếu không sẽ bị ngộ độc chết.

- Đối với những con bị trước đó chưa ăn Urê thì cần có thời gian làm

quen: hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian; làm quen kéo dài từ 5 - 10 ngày.

- Chỉ sử dụng Urê cho bị trưởng thành, khơng sử dụng cho bê dưới 6 tháng tuổi vì vi sinh vật dạ cỏ chưa phát triển hoàn chỉnh.

- Phải cho ăn Urê làm nhiều lần trong ngày mỗi lần một ít. Nên trộn với các loại thức ăn khác để cho ăn được đều

- Khơng nên hịa Urê vào nước cho bò uống trực tiếp hay cho ăn với bầu, bí (vì trong đó có chứa nhiều men Ureaza)

- Liều lượng bổ sung 30g/100kg P nhưng lưu ý không nên bổ sung quá 100g/con/ ngày

b. Hỗn hợp khoáng và vitamin

Các chất khoáng rất quan trọng đối với trâu, bị, đặc biệt là khống Ca và P. Vitamin đặc biệt là Vitamin A, D3, E hầu như khơng có ở trong rơm và các loại thức ăn xơ thô thu hoạch ở giai đoạn cuối. Các loại vitamin thường được bổ sung cùng với khống.

Có thể bổ sung các chất khoáng theo hai cách:

- Trộn các chất khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định gọi là Premix khống. Sau đó dùng hỗn hợp khoáng này trộn vào các loại thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,2 –

86

0,3% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10 – 40g cho mỗi con, tùy theo từng đối tượng và năng suất của từng con.

- Trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất độn)

như đất sét, xi măng…). Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô và gọi là đá liếm. Đá liếm này được đặt trong chuồng nuôi và bãi chăn (dưới gốc cây) để bò liếm tự do.

1.2. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho lợn

a. Kháng sinh bổ sung vào thức ăn

- Trước khi bổ sung kháng sinh phải nắm được tác dụng của kháng sinh: + Kích thích sinh trưởng, giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn

Ví dụ: Lợn ăn thức ăn có bổ sung kháng sinh tăng trọng hơn đối chứng 15 - 20% + Thức ăn có bổ sung kháng sinh cứ 100 kg tiết kiệm được 15 - 20g thức

ăn.

+ Kháng sinh giúp con vật khoẻ mạnh, phòng chống một số bệnh đặc biệt là bệnh đuờng tiêu hoá (tiêu chảy) và rối loạn tiêu hoá..

- Nguyên tắc: Kháng sinh có tác dụng mạnh đối với lợn con hơn lợn

trưởng thành, ở lợn tiết sữa kháng sinh có tác dụng khơng rõ ràng. Kháng sinh có tác dụng mạnh trong điều kiện chăn ni kém, thể trạng của lợn kém.

- Những chú ý khi bổ sung kháng sinh vào khẩu phần:

+ Tập chung sử dụng kháng sinh vào giai đoạn chuyển mùa và giai đoạn cai sữa. + Những kháng sinh nào dùng cho người không dùng cho gia súc

+ Các kháng sinh phổ biến có thể sử dụng: Oxytetracyclin, Tetracyclin, Penicillin, Auromicin, Bacitraxin, Erythromicin, Neomicin.

+ Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng: Lợn nhỏ 20-50 g/1tấn thức ăn + Các ion kim loại hoá trị II hạn chế hấp thu kháng sinh

Hiện nay trong chăn ni cấm dùng kháng sinh vì tồn dư kháng sinh trong sản phẩm làm hại sức khoẻ con người, kháng sinh khơng những làm giảm vi khuẩn có hại mà cịn diệt vi khuẩn có ích như vi khuẩn tạo nhóm vitamin B.

b. Thức ăn vi sinh vật:

Nấm men: là thức ăn giàu đạm 40-80% trong bột nấm men khô. Thành

phần amino acide trong nấm men rất cân đối, tỷ lệ khá cao gần bằng các loại

đạm động vật. Trong tế bào nấm men giàu vitamin đặc biệt vitamin nhóm B (trừ

vitamin B12) và các khống chất. Do nấm men có ít nên người ta chỉ dùng làm thức ăn bổ sung vitamin. Ở nước ta mới chỉ sử dụng nấm men vào việc ủ men

thức ăn cho lợn.

1.3. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho gia cầm

87

a. Premix vitamin

- Hỗn hợp nhiều loại vitamin A, D, K, PP, nhóm B với liều lượng theo nhu cầu các loại gia cầm.

b. Premix khoáng

- Hỗn hợp 7 nguyên tố vi lượng khoáng Fe, Cu, Zn, Mn, Co, Se, I và 2 nguyên tố đa lượng canxi và photpho (dưới dạng chất phụ gia).

c. Premix khoáng – Vitamin

- Tiến bộ kỹ thuật đã cho sản xuất hỗn hợp bổ sung khoáng – vitamin thay cho sản xuất 2 loại premix khoáng và vitamin riêng. Thường sản xuất premix khoáng – vitamin cho từng loại vật nuôi theo lứa tuổi, năng suất, thuận tiện cho người sử dụng pha trộn thức ăn.

- Loại premix khoáng – vitamin của Nhật dùng chung cho gà con, gà dò, gà đẻ chỉ khác nhau về liều lượng bổ sung. Premix này gồm 13 loại vitamin: A, D, K, E, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B8, B12, cholin và 7 nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, Co, Se, I ở dạng sunphat, carbonat hoặc oxyt.

d. Một số chất khác (hoặc thuốc):

- Bổ sung làm tăng giá trị thức ăn, phòng bệnh, kháng vi khuẩn và nấm

mốc có hại, cịn có tác dụng kích thích sinh trưởng, bao gồm:

+ Bacteriostat: Chất kháng sinh kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn bacteri, làm giảm quá trình trao đổi chất, giảm sự nhiễm bacterium. Sự gây hại của bacterium là bám vào niêm mạc ruột, làm dày niêm mạc, giảm dung tích của ruột dẫn đến ngừng trệ tiêu hố, hấp thu dinh dưỡng. Thức ăn lẫn màng nhày

ruột thải ra ngồi với trạng thái ỉa chảy có chất nhày màng ruột. Vi khuẩn này còn gây liệt thần kinh.

+ Những chất diệt các vi khuẩn gây hại đường ruột có: furazolidon,

erythromycin, chlotetracyclin, verginamycine…

+ Coccidiostat: Thuốc chống cầu trùng như loại gigecoccin, furazolidon, amprolium… Cầu có nhiều chủng, cần phối hợp thuốc hoặc thay đổi thuốc chống sự kháng thuốc. Cầu trùng làm giảm tiêu hoá, hấp thu thức ăn, một số cầu trùng ảnh hưởng đến hấp thu methyonin ở ruột non, hoặc một số cầu trùng ảnh hưởng đến hấp thu phốt pho.

+ Antihelmin: Thuốc chống giun sán, hạn chế và diệt ấu trùng, giun sán

trưởng thành. Gà bị giun sán tiêu hoá kém. Giảm trọng lượng và đẻ kém.

+ Antifugal là các chất chống nấm mốc bao gồm các axit axetic. Sodium benzoat, sodium propionat và sunphát Cu: Có tác dụng chống sự phát triển của nấm mốc (fungi, mycosis) làm giảm tác hại của mycotoxicosis. Khi sát trùng nên phun hỗn hợp các hố chất trên để có thể phịng nhiều loại nấm mốc cùng một lúc.

88

+ Antioxydan: Chất chống oxy hoá thành phần dinh dưỡng của thức ăn

nhất là lipit và các loại vitamin dễ hoà tan trong dầu: A, D, K, E trong điều kiện nóng ẩm.

- Một số chất antioxydan thường dùng: + Butylate hydrolotuen - BHT

+ Dephenylpara phenylone diamine - DPPD + Butylate hydrotoluen anisole - BHA

+ Ethoxyquine (lượng bổ sung rất ít 0,01 -0,02%)

+ Các enzyme: bổ sung men vào thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hoá kể cả chất xơ. Các loại men tốt là amilaza cho tiêu hoá tinh bột, torula cho thuỷ phân cellulose, proteaza cho thuỷ phân protein… đều được chiết xuất từ men sinh

khối vi sinh vật.

+ Chất tạo màu pigmentaion làm cho da, thịt, lịng đỏ trứng có màu hấp dẫn. Trong thực vật chất này là carotenoid (beta – apo – 8’ carotenoide) có nhiều trong rau, bí đỏ, cà rốt, ngơ (22mg caroten/kg), bèo dâu (220mg/kg). Hợp chất hoá học màu vàng xythophyl cũng như caroten làm tăng độ vàng và bóng của da, lịng đỏ trứng.

2. Lựa chọn ngun liệu bổ sung

- Trước khi thực hiện lựa chọn nguyên liệu bổ sung cần căn cứ vào các yếu tố sau đây để lựa chọn loại thức ăn bổ sung:

+ Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng của nguyên liệu là thức ăn bổ sung + Căn cứ vào loại vật nuôi, lứa tuổi, giai đoạn sinh trưởng phát triển + Căn cứ vào thành phần nguyên liệu trong hỗn hợp thức ăn của vật nuôi - Lựa chọn thức ăn bổ sung vào hỗn hợp:

+ Thông thường khẩu phần ăn của lợn và gia cầm người ta thường bổ sung

thêm premix khống, premix vitamin, axit amin cơng nghiệp, kháng sinh.

+ Khẩu phần thức ăn của bò thường bổ sung thêm ure, rỉ mật nhất là đối với khẩu phần chất xơ cao.

3. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn bổ sung

Đối với các loại thức ăn bổ xung thông thường trong khẩu phần thường ấn định sẵn tỷ lệ sử dụng:

- Ure sử dụng bổ sung vào thức ăn xanh 30g/kg thể trọng mỗi ngày

(lượng nitơ ure không vượt quá 1/3 tổng số nitơ khẩu phẩn), chú ý không bổ sung cho bê nghé dưới 6 tháng tuổi.

- Các loại muối khoáng như: Tripolyphotphat natri (25% P, 34% Na), disodium photphat (10% P, 13% Na), Photphat monocanxi (22 – 24% P, 16 – 18% Ca), photphat dicanxi (15 – 19% P và 25 – 35% Ca)

89

- Khoáng đa lượng nhóm chất khống này được bổ sung vào khẩu phần

nhiều hơn khống vi lượng như: bột đá vơi, bột vỏ sò, dạng hợp chất CaCO3 bổ sung dưới 1% đối với gà thịt và trên 5 – 6% đối với gà đẻ, CaHPO4 bổ sung vào khẩu phần khoảng trên dưới 2% đối với các loại gà, bột xương bổ sung trên dưới 2% vào khẩu phần của gà, NaCl thường bổ sung 0,2 – 0,3% vào khẩu phần của gà.

- Khoáng vi lượng (premix vi khoáng) như Fe, Zn, Co, Mn, Se, I những nguyên tố này bổ sung vào khẩu phần gia cầm dạng muối sulfat như: FeSO4.5H2O, ZnSO4.6H2O, CoSO4.7H2O, CuCO3, CoCO3, KI, CuSO4.5H2O, MnSO4.4H2O hiện nay ở việt nam thường phối hợp với premix vitamin bổ sung vào khẩu phần gia cầm với tỷ lệ 0,25 – 0,5% thậm chí đến 1% (premix khoáng + vitamin).

- Các loại thức ăn bổ sung như premix khống – vitamin, axit amin… thì tuỳ theo cơ sở sản xuất có thể bổ sung với tỷ lệ: 0,05%; 0,1%; 0,25%; 0,5%; 1,0%

- Bổ sung axit amin cho gia cầm lizin và methionin bổ sung vào hỗn hợp thức ăn gia cầm và lợn nghèo protein lợn 0,2 – 0,3%, gia cầm 0,10 – 0,15% lizin và 0,05 – 0,07 methionin.

- Kháng sinh như: Oxytetracyclin, Tetracyclin, Penicillin, Auromicin, Bacitraxin, Erythromicin, Neomicin

+ Lợn nhỏ 20 -50g/tấn thức ăn + Bê 20 g/tấn thức ăn

+ Gà con 10 g/tấn thức ăn - Thuốc chống oxy hoá:

+ BHA (butyl hydroxy anisol –C11H16O2) BHT (butyl hydroxy toluen – C15H24O) chống oxy há dầu mỡ trộn với tỷ lệ 20g/100kg dầu mỡ.

+ Ethoxiquin chống oxy hoá cỏ và bột cỏ liều 125 – 150 mg/kg thức ăn. - Chất nhũ hoá: Monoglyxerit liều dùng cho bê, lợn con là 2g/100g chất béo.

Ví dụ: Xây dựng hỗn hợp thức ăn cho lợn nái mang thai có nhu cầu

protein thô trong khẩu phần với tỷ lệ là 14%.

- Xác định các loại nguyên liệu trong hỗn hợp:

- Cám gạo loại 1: tỷ lệ protein thô : 12,9% - Bột ngô: tỷ lệ protein thô : 10,1% - Khô dầu lạc: tỷ lệ protein thô : 45,5%

- Bột cá loại 1: tỷ lệ protein thô : 53,6% - Định ra nhóm thức ăn:

90 + Cám gạo: 55% + Bột ngơ: 45% * Nhóm thức ăn bổ sung: + Bột cá : 50% + Khô dầu lạc: 50%

Tính tỷ lệ đạm có trong mỗi nhóm thức ăn: * Nhóm cơ bản: + Cám gạo: 55 x 12,9% = 7,095 + Bột ngô: 45 x 10,1% = 4,545 Cộng: 11,64 * Nhóm thức ăn: + Khô dầu: 50 x 45,5% = 22,75 + Bột cá: 50 x 53,6 = 26,80 Cộng: 49,55 * Tính tốn theo phương pháp hình vuông:

Gọi 37,91 phần là 100%

Thì 35,55 phần thức ăn cơ bản là x % x = ( 35,55 x 100 ) : 37,91 = 93,77%.

Phần thức ăn bổ sung sẽ là: 100% - 93,77% = 6,23% Nhóm thức ăn cơ bản là 93,77%. Trong đó:

- Cám gạo: ( 93,77 x 55 ) : 100 = 51,57% - Bột ngô: ( 93,77 x 45 ) : 100 = 42,2%

Nhóm thức ăn bổ sung là 6,23%. Trong đó 50% là bột cá và 50% là khô dầu. Mỗi loại là 6,23% : 2 = 3,12%

Như vậy ta có cơng thức thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ nguyên liệu như sau: 14 35,55 2,36 37,91 Nhóm thức ăn cơ bản 11,64% Nhóm thức ăn bổ sung 49,55%

91

- Cám gạo: 51,57%

- Bột ngô: 42,2%

- Khô dầu: 3,12%

- Bột cá: 3,12%

4. Kiểm tra và điều chỉnh

- Dựa vào tình hình chăn ni thực tế để điều chỉnh các thức ăn bổ sung

- Kiểm tra lại thành phần dinh dưỡng trong hỗn hợp thức ăn trên cơ sở đó

điều chỉnh bổ sung (bổ sung khoáng và vitamin).

- Đối với kháng sinh được định lượng liều lượng nhất định đối với từng

loại vật ni.

- Theo ví dụ trên ta có thể thấy khẩu phần nghèo protein vì vậy ta cần điều chỉnh lại khẩu phần:

Điều chỉnh và cân đối: Sau khi điều chỉnh và cân đối lại giá trị dinh dưỡng,

ta có cơng thức thức ăn hỗn hợp như sau: - Cám gạo loại 1: 51% - Bột ngô: 40% - Khô dầu lạc: 3,12% - Bột cá : 3,12% - Bột sò: 2,5% - Thyroxin-3: 0,24% - Lyzin: 0,04%.

5. Lên công thức phối trộn

Sau khi tiến hành kiểm tra được khẩu phần chúng ta lên công thức thức ăn cụ thể

cho từng loại thức ăn cho gia súc, gia cầm (Xác định được tỷ lệ các loại thức ăn trong

khẩu phần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi).

6. Thực hành

6.1. Điều kiện thực hiện công việc

- Địa điểm thực hành: Tại phòng học

- Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn, bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng dính giấy.

6.2. Các bước thực hiện công việc

- Xác định nhu dinh dưỡng của vật nuôi

- Lựa chọn nguyên liệu và xác định thành phần hoá học của nguyên liệu

92

- Tiến hành xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp - Kiểm tra điều chỉnh theo nhu cầu

- Lên công thức phối trộn

6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

- Hiện tượng: Thành phần các chất dinh dưỡng trong công thức thức ăn vừa xây dựng chênh lệch quá nhiều so với tiêu chuẩn

- Nguyên nhân: Định tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong mỗi nhóm chưa thích

hợp

- Cách phịng ngừa: Phân loại thức ăn trước khi phân nhóm, tính tốn

chính xác, tham khảo một số cơng thức thức ăn trong thực tế

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc giầu đạm lợn lợn thịt từ 15kg đến giết thịt. Yêu cầu tỷ lệ protein thô là 42%, năng lượng trao đổi là 2500 kcal/kg, lizin là 2,9%, methionin là 0,7%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở và sử dụng có bổ sung axit amin công nghịêp.

Bài tập 2: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc giầu đạm lợn lợn thịt từ 15kg đến 100kg. Yêu cầu tỷ lệ protein thô là 40%, năng lượng trao đổi là 2778 kcal/kg, mỡ 2,0%, Ca 3,4 -3,8%, P 1,5%, lizin là 2,5%, muối ăn là 1,2 – 1,7%.

Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở và sử dụng có bổ sung axit amin cơng nghịêp, muối ăn, bột vỏ sị.

Bài tập 3: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc lợn lợn thịt siêu nạc từ

15kg đến giết thịt. Yêu cầu tỷ lệ protein thô là 37%, năng lượng trao đổi là 2500

Một phần của tài liệu goc_GT modun 01 - Xac dinh nhu cau dinh duong vat nuoi (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)