Bài 3 Xác định nhu cầu khoáng chất
2. Xác định nhu cầu khoáng cho vật nuôi
3.1. Các chất khoáng đa lượng
a. Canxi - Photpho
* Vai trò của Ca - P:
Trong cơ thể động vật Ca, P tập trung chủ yếu ở xương, răng, phần còn lại có ở trong máu và phần mềm của cơ thể, Ca, P tham gia vào những chức năng sinh lý rất quan trọng của cơ thể.
- Chức năng cấu tạo: Ca, P tham gia vào cấu tạo xương, răng của động vật, cấu tạo nên các axit nucleic, hợp chất phootpho lipit và cazein…
- Chức năng chuyển hố: Ca, P tham gia vào q trình trao đổi năng lượng - q trình photphoryl hố.
- Ngồi ra Ca cịn có tác dụng hoạt hố các enzim như lipaza…tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền xung động thần kinh và vào phản ứng đơng máu trong cơ thể. Ca điều hồ áp suất thẩm thấu của máu và dịch tổ chức.
- Triệu chứng thiếu Ca, P: Gia súc ăn khẩu phần thức ăn thiếu Ca, P khi
đó nồng độ Ca, P trong máu sẽ giảm xuống. Trong trường hợp thiếu Ca, con vật
có hiện tượng co giật, rối loạn cử động trong bữa ăn.
Thiếu Ca, P gia súc non mắc bệnh còi xương, gia súc trưởng thành bị xốp xương, xương giòn và dễ gãy. Với gia cầm đẻ trứng khi thiếu Ca, P thì mỏ và
xương xốp, chân cong, số lượng và chất lượng trứng giảm, trứng có vỏ mỏng và dễ vỡ.
Đối với gia súc tiết sữa, thiếu Ca, P làm giảm sản lượng sữa, con vật dễ
mắc bệnh sốt sữa và bại liệt sau khi sinh.
Thiếu P, gia súc sinh sản bị rối loạn động dục, giảm tỷ lệ thụ thai. Còn
thiếu Ca trầm trọng và kéo dài cũng sẽ làm giảm khả năng sinh sản, con đẻ ra yếu dễ chết.
* Những yếu tố có liên quan đến sự hấp thu Ca, P - Tỷ lệ Ca, P trong khẩu phần
Mỗi loài gia súc, gia cầm hấp thu Ca, P trong khẩu phần thức ăn theo một tỷ lệ nhất định. Vì vậy để tạo điều kiện cho việc hấp thu Ca, P đựơc tốt thì khẩu phần ăn của chúng phải có tỷ lệ Ca, P thích hợp.
Tỷ lệ Ca/P thích hợp trong khẩu phần ăn của một số loài gia súc, gia cầm như
sau:
Lợn: 1,1 – 2,1
Bò, dê: 0,75 – 1,2
55 Gia cầm đẻ trứng: 2,5 - 3,5
Nếu tỷ lệ Ca/P không phù hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thu Ca, P của cơ thể
- Hàm lượng Ca, P trong khẩu phần.
Hàm lượng Ca, P trong khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thu Ca, P của cơ thể. Nừu hàm lượng Ca, P trong khẩu phần ăn càng nhiều thì khả năng lợi dụng của cơ thể càng cao
Tuy nhiên, sự hấp thu Ca, P trong thức ăn còn phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể và dạng tồn tại của chúng. Cơ thể động vật chỉ hấp thu Ca, P ở dạng hoà tan. Trong thức ăn thực vật đặc biệt, là hạt ngũ cốc 2/3 P tồn tại ở dạng hợp chất phytin ở dạng kết tủa khó hồ tan, gia súc khơng sử dụng được
- Vai trò của vitamin D: Sự hiện diện của vitaminD trong thức ăn làm tăng sự hấp thu Ca của cơ thể và ngược lại nếu thiếu vitamin D sự hấp thu Ca Kém hiệu quả hơn.
* Nguồn cung cấp
- Thức ăn thực vật: Ca có trong tất cả các loại thức ăn xanh, cây họ đậu trong hạt ngũ cốc. P có nhiều trong hạt ngũ cốc, nhưng khó sử dụng vì nó tồn tại dưới dạng phytin. Trong cỏ khơ, rơm rạ có chứa photpho nhưng hàm lượng rất thấp.
- Thức ăn động vật có hàm lượng Ca, P cao như bột cá, bột thịt, bột
xương, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trứng, mai mực…
- Thức ăn có nguồn gốc khống dùng để bổ sung Ca, P cho gia súc gia cầm gồm đá vôi, đá phốt phát khử flo…
b. Natri và Clo
-Vai trò của NaCl: Trong cơ thể NaCl có nhiều ở máu, ở da, mồ hơi, dịch lâm ba và dịch tổ chức. Nó có tác dụng duy trì áp suất thẩm thấu điều tiết cơ
năng sinh lý bình thường của máu và dịch tổ chức, điều tiết lượng nước trong cơ thể. Ngồi ra NaCl, cịn là thành phần của dịch vị, nó khích thích hoạt động của men amilaza để tăng cường tiêu hoá chất bột đường, do đó kích thích con vật ăn ngon miệng.
- Triệu trứng thiếu muối: Nếu khẩu phần ăn thiếu muối con vật có biểu
hiện kém ăn, sinh trưởng chậm và khả năng sinh sản giảm.
Gia súc thiếu muối thường liếm các vật xung quanh chuồng. Gia cầm có hiện tượng mổ, rỉa lơng nhau
Hiện tượng thiếu muối hay sảy ra ở gia súc ăn cỏ, khi thiếu muối, bị khơng phân biệt được cây độc hại thường liếm lông lẫn nhau.
- Nhu cầu muối: Nhu cầu muối của gia súc gia cầm thay đổi tuỳ từng vùng
đất. Những vùng bị nhiễm mặn không cần bổ sung muối cho gia súc chăn thả,
gia súc làm việc nhiều (trâu bò) ngựa cày kéo cần nhiều muối hơn gia súc đang nghỉ ngơI hay ít làm việc.
56
Nhu cầu muối còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của khơng khí ở
những vùng khí hậu nóng, nhu cầu muối cao hơn ở những vùng mát mẻ.
So với thức ăn ở trạng thái khơ, nhu cowuf muối thích hợp cho gia súc gia cầm là 0,3 – 0,5%
Nếu cung cấp quá dư muối con vật sẽ bị ngộ độc, gây tiêu chảy, tích nước xoang bụng, xoang bao tim và rất có hại cho thận.
c. Magiê (Mg)
- Vai trò của Mg: Magiê tham gia vào cấu tạo của xương, chiếm 50% tổng lượng Mg trong cơ thể, có tác dụng làm tăng độ dẻo của xương. Phần còn lại có trong máu, cơ và các tổ chức khác.
- Triệu chứng thiếu: Khẩu phần ăn thiếu Mg sẽ làm cho hàm lượng Mg
trong máu con vật giảm xuống, mạch máu giãn nở, đầu nút thần khinh bị khích thích có thể gây co giật như khi thiếu Ca.
Ngược lại nếu hàm lượng Mg trong máu quá cao sẽ làm giảm tính cảm
ứng của thần khinh và bắp thịt. Sự dư thừa Mg quá nhiều gây triệu trứng thiếu
Mg con vật bị mềm xương.
- Nguồn cung cấp Mg: Trong các loại thức ăn hạt và thức ăn xanh có
chứa 0,1% Mg. Ngồi ra Mg cịn được cung cấp cho gia súc gia cầm từ các loại premix khoáng.